Trước thềm COP28: Nhiên liệu hóa thạch bị công kích dữ dội

08:02 | 25/10/2023

232 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Chỉ hơn một tháng trước thềm diễn ra Hội nghị COP28 ở Dubai, hơn 100 doanh nghiệp như Bayer, Volvo, Decathlon, Ikea, Nestlé, Danone, Heineken, eBay, Unilever kêu gọi chính phủ các nước giải quyết vấn đề nhiên liệu hóa thạch nhằm tuân thủ mục tiêu giới hạn mức nhiệt tăng không quá 1,5°C.
Trước thềm COP28: Nhiên liệu hóa thạch bị công kích dữ dội
Các nhà hoạt động ủng hộ bảo vệ môi trường ở Stellenbosh (Nam Phi), ngày 12/10/2023.

"Những doanh nghiệp như chúng tôi cảm nhận rõ tác động và chi phí khi hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng do biến đổi khí hậu", trích dẫn trong một tuyên bố do 131 doanh nghiệp, chiếm gần 1 nghìn tỷ USD tổng doanh thu hàng năm, đồng ký kết hôm thứ Hai (ngày 23/10).

Họ nói thêm: "Chúng ta không thể thực hiện quá trình chuyển đổi này theo cách an toàn và hiệu quả. Những tổ chức tài chính, những nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch và chính phủ các nước đều đóng vai trò then chốt", đồng thời kêu gọi chính phủ các nước "đặt mục tiêu và thời hạn cụ thể để loại bỏ dần lượng nhiên liệu hóa thạch không được thu hoặc lưu trữ CO2".

Vấn đề nhiên liệu hóa thạch, nguồn phát thải khí nhà kính chính, sẽ là vấn đề then chốt trong các cuộc đàm phán về khí hậu do Liên Hợp Quốc giám sát tại COP28 ở Dubai. Nhiều quốc gia, trong đó có các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU), sẽ thúc đẩy việc loại bỏ hoàn toàn các nhiên liệu đốt cháy mà không thu hồi và lưu trữ carbon.

Các doanh nghiệp trong liên minh We Mean Business lập luận thêm: "Với tư cách là những người mua cũng như sử dụng năng lượng trong hệ thống toàn cầu, chúng tôi đóng vai trò quan trọng trong việc gửi tín hiệu rõ ràng về nhu cầu sử dụng năng lượng trong tương lai của mình".

Những doanh nghiệp này ủng hộ mục tiêu giảm một nửa lượng khí thải CO2 trong thập niên này, bằng cách "tăng gấp 3 công suất điện từ các nguồn tái tạo" và "tăng gấp đôi tốc độ triển khai hiệu quả năng lượng đến cuối năm 2030".

Nhân dịp Hội nghị COP27 diễn ra tại Ai Cập vào năm ngoái, 200 doanh nghiệp thuộc We Mean Business đã gây áp lực lên chính phủ các nước, kêu gọi duy trì "cam kết giới hạn mức nhiệt tăng không quá 1,5°C và khẩn trương hành động để thực hiện cam kết", nhưng các doanh nghiệp này không đề xuất các biện pháp cụ thể.

Trái ngược với năm ngoái, những doanh nghiệp như Microsoft, Saint-Gobain hay H&M năm nay đều không ký thư gửi đến chính phủ các nước.

Quốc gia khai thác dầu lớn nhất thế giới có nên đăng cai COP28?Quốc gia khai thác dầu lớn nhất thế giới có nên đăng cai COP28?
Ngành dầu mỏ và OPEC sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP28Ngành dầu mỏ và OPEC sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP28
Trước thềm COP28: Lời hứa Trước thềm COP28: Lời hứa "lèo" của các nước giàu

Ý Thiên

AFP