Trước thềm COP28: Lời hứa "lèo" của các nước giàu

16:39 | 22/10/2023

258 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Vào thứ bảy 21/10, Hội nghị của Ủy ban triển khai Quỹ "Tổn thất và Thiệt hại" do biến đổi khí hậu đã kết thúc mà không có kết quả, trong bối cảnh các nước ở hai bán cầu chưa đồng thuận về một số vấn đề.
Trước thềm COP28: Lời hứa
Chủ tịch COP28 phát biểu trước hội nghị ở Dubai vào thứ Bảy

Tại hội nghị COP27 tổ chức tại Ai Cập vào năm ngoái, đã thông qua thỏa thuận thành lập Quỹ “Tổn thất và Thiệt hại” để bù đắp cho các quốc gia thuộc Nam bán cầu phải chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.

Vẫn còn nhiều điều phải làm rõ trước hội nghị COP28, tổ chức tại Dubai từ ngày 30/11 đến ngày 12/12: cấu trúc quỹ, còn vấn đề nước hưởng lợi và nước đóng góp vào quỹ - nhiều nước phương Tây nhìn về Trung Quốc và muốn Bắc Kinh là bên tham gia đóng góp.

Ủy ban chuyển tiếp thành lập quỹ đã họp trong chiều 20 và sáng 21/10 tại Aswan, miền Nam Ai Cập. Theo một chương trình phát lại các thảo luận trên kênh YouTube chính thức của Liên Hiệp Quốc, các đại biểu nhận thấy không thể đạt thỏa thuận và quyết định sẽ thảo luận lại việc này trong một cuộc họp khác từ ngày 03 đến ngày 05/11 tại Abu Dhabi ở Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất.

Chủ tịch COP28 kêu gọi các nhà đàm phán phải đạt được thỏa thuận trước hội nghị Dubai, mà ông coi là một bước "cần thiết".

"Tôi tin rằng có thể giải quyết tất cả các vấn đề còn dang dở", Sultan Al Jaber nói trong một tuyên bố gửi tới AFP, cảnh báo các thành viên ủy ban chuyển tiếp rằng: "Cả thế giới đang dõi mắt quan sát các bạn để đưa ra các đề xuất rõ ràng, mạnh mẽ trước thềm COP28 nhằm triển khai quỹ thiệt hại và mất mát kèm theo cách tài trợ cho nó".

Ông Al Jaber nhấn mạnh: "Hàng tỷ người (...) dễ bị tổn thương bởi hậu quả của biến đổi khí hậu phụ thuộc vào việc thực hiện các đề xuất này".

Trước khi cuộc họp bế tắc, các cuộc thảo luận tập trung đặc biệt vào trụ sở của quỹ. Hai đề xuất được đưa ra nhưng đều có ý kiến phản đối. Đề xuất đặt trụ sở bên trong Ngân hàng Thế giới bị cáo buộc là dễ bị phương Tây thao túng. Ngược lại theo yêu cầu của một số nước đang phát triển, mong muốn lập ra một cơ chế độc lập mới, nhưng giải pháp này đòi hỏi nhiều thời gian và không dễ huy động được các nguồn tài chính.

Trong một bình luận gửi tới AFP vào sáng 21/10, ông Harjeet Singh, một đại diện cấp cao của Mạng lưới hành động về khí hậu (Climate Action Network), người tham dự các tranh luận cho biết: "Thất bại này cho thấy rõ hố sâu ngăn cách giữa các nước giàu và nghèo".

Theo ông: "Các nước phát triển phải chịu trách nhiệm về những nỗ lực đáng hổ thẹn của mình nhằm giành quyền đặt trụ sở của quỹ về cho Ngân hàng Thế giới, từ chối thảo luận về số tiền tài trợ và tránh né thi hành trách nhiệm của mình theo các hiệp định khí hậu quốc tế đã được ký kết".

Nhắc lại vấn đề này, Rachel Cletus, một đại diện của tổ chức phi chính phủ "Liên minh các nhà khoa học quan tâm" đánh giá: "Kết quả đáng thất vọng ngày hôm nay là một đòn nặng nề đối với người dân (...) đang phải gánh chịu hàng loạt hậu quả do biến đổi khí hậu". Rachel Cletus trích dẫn trong một thông cáo báo chí từ tổ chức của cô, nói thêm: "Hoa Kỳ và các nước giàu khác dường như quan tâm nhiều hơn đến việc trốn tránh hoặc giảm thiểu trách nhiệm của mình".

Nhiên liệu hóa thạch bị chỉ trích trước thềm COP28Nhiên liệu hóa thạch bị chỉ trích trước thềm COP28
Halliburton: Thị trường dầu sẽ tiếp tục thắt chặt hơn nữaHalliburton: Thị trường dầu sẽ tiếp tục thắt chặt hơn nữa
Ngành công nghiệp dầu mỏ, con “cừu đen” trước thềm COP28Ngành công nghiệp dầu mỏ, con “cừu đen” trước thềm COP28
Ngành dầu mỏ và OPEC sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP28Ngành dầu mỏ và OPEC sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP28

Nh.Thạch

AFP