Tin tức kinh tế ngày 22/6: Chống tiếp tay hàng Trung Quốc lách thuế vào Mỹ

18:24 | 22/06/2019

1,636 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Chống tiếp tay hàng Trung Quốc lách thuế vào Mỹ; Hàng thủy sản tiêu thụ nội địa gặp khó; Dịch tả lợn khiến giá thịt nhập khẩu tăng cao; Thị trường nhà ở TP HCM kéo dài chu kỳ giảm tốc... là những tin tức kinh tế đáng chú ý trong ngày 22/6.
tin tuc kinh te ngay 226 chong tiep tay hang trung quoc lach thue vao myGiá xăng dầu hôm nay 22/6: Khép tuần tăng mạnh
tin tuc kinh te ngay 226 chong tiep tay hang trung quoc lach thue vao myGiá vàng hôm nay 22/6: Thị trường trấn tĩnh trở lại, giá vàng rời đỉnh 6 năm

Chống tiếp tay hàng Trung Quốc lách thuế vào Mỹ

tin tuc kinh te ngay 226 chong tiep tay hang trung quoc lach thue vao my
Gỗ dán xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ trong năm 2018 và những tháng đầu năm 2019 tăng đột biến. (Ảnh minh họa)

Trong văn bản gửi Bộ Tài chính mới đây, Bộ Công Thương cho biết, mặt hàng gỗ dán nhập khẩu từ Trung Quốc bị Mỹ áp thêm một số loại thuế đã nâng thuế nhập khẩu từ 10% lên 25%, làm gia tăng nguy cơ gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa, có khả năng tác động tiêu cực đến sản xuất, chế biến gỗ dán của Việt Nam.

Theo thông tin Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam cung cấp, Cục Hải quan và biên phòng Hoa Kỳ đã có nghi vấn và tiến hành điều tra các doanh nghiệp vi phạm lệnh áp thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng của Mỹ đối với sản phẩm gỗ dán cứng từ Trung Quốc mà các đơn vị này nhập khẩu vào Mỹ. Theo đó, một số doanh nghiệp Việt Nam đã có hành vi gian lận về xuất xứ, nhãn mác các lô gỗ dán xuất khẩu từ Việt Nam vào Mỹ (thực chất là có xuất xứ từ Trung Quốc).

Theo đó, để phòng tránh gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp, dẫn tới nguy cơ Mỹ có thể áp dụng các biện pháp siết chặt quản lý đối với gỗ dán xuất khẩu của Việt Nam, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan rà soát, kiểm tả công tác quản lý, kiểm tả xuất xứ gỗ dán xuất khẩu nhập khẩu của các cơ quan hải quan từ năm 2018 đến nay; tăng cường biện pháp kiểm tra xuất xứ, hoạt động sản xuất kinh doanh gỗ dán của các doanh nghiệp.

Hàng thủy sản tiêu thụ nội địa gặp khó

tin tuc kinh te ngay 226 chong tiep tay hang trung quoc lach thue vao my
Chế biến thủy sản. (Ảnh: Báo Hải quan)

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện nay, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đang tích cực đẩy mạnh hoạt động kinh doanh hàng vào thị trường nội địa. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lại đang gặp phải vướng mắc trong việc thực hiện quy định đưa Enrofloxacin và Ciprofloxacin vào danh mục “Hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh động vật thủy sản”.

Quy định trên đã gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc sản xuất và kinh doanh thủy sản tại thị trường nội địa. Hiện nay các lô hàng xuất khẩu vào thị trường EU, một trong những thị trường có yêu cầu nghiêm ngặt nhất về ATTP, đều cho phép ngưỡng phát hiện mức dư lượng < 100ppb trong khi các kênh bán lẻ tại thị trường nội địa thì không chấp nhận.

Để phản ánh và kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, mới đây, VASEP đã gửi Công văn tới Bộ NN&PTNT, đề nghị Bộ xem xét ban hành qui định về ngưỡng giới hạn dư lượng tối đa cho phép (MRLs) đối với Enrofloxacin và Ciprofloxacin trong các sản phẩm thủy sản tiêu thụ nội địa ngang bằng với ngưỡng MRLs áp dụng cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào EU.

Dịch tả lợn khiến giá thịt nhập khẩu tăng cao

tin tuc kinh te ngay 226 chong tiep tay hang trung quoc lach thue vao my
Giá thịt heo nhập khẩu tăng khá mạnh. (Ảnh minh họa)

Tại Việt Nam, dịch tả heo châu Phi đã lan ra 58 tỉnh thành trên cả nước và phải tiêu hủy hơn 2,5 triệu con. Hiện, giá heo tại các tỉnh phía Bắc cũng đi lên nhanh. Còn các tỉnh phía Nam và miền Trung diễn biến bất thường.

Là đơn vị bắt đầu trữ heo nhập khẩu đề phòng khi heo trở nên khan hiếm, Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (Vissan) cho biết, giá heo nhập khẩu đang có chiều hướng tăng 20-30% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo, từ nay đến 2020 giá heo sẽ còn đi lên khi dịch tả bùng phát mạnh không chỉ tại Việt Nam mà nhiều nước ở châu Á.

Số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cho thấy, 4 tháng đầu năm nhập khẩu thịt heo và các sản phẩm từ thịt heo đạt 23,58 triệu USD, tăng gấp 6,7 lần so với cùng kỳ. Đây là mức tăng đột biến sau khi Việt Nam xuất hiện dịch tả heo châu Phi.

Tại TP HCM, Cục Hải quan tại đây cho biết lượng thịt heo nhập khẩu qua các cảng của Thành phố trong 6 tháng đầu năm (tính đến ngày 19/6) đã tăng vọt, gấp gần 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Ước tính các doanh nghiệp đã chi gần 7 triệu USD để nhập thịt heo nhập khẩu với khoảng 4.000 tấn thịt dạng đông lạnh, trong khi 6 tháng năm 2018, chỉ có khoảng 1.000 tấn thịt được làm thủ tục thông quan, giá trị xấp xỉ 2 triệu USD.

Thị trường nhà ở TP HCM kéo dài chu kỳ giảm tốc

tin tuc kinh te ngay 226 chong tiep tay hang trung quoc lach thue vao my
Thị trường căn hộ TP HCM từ trục xa lộ Hà Nội. (Ảnh:VNE)

Savills Việt Nam vừa công bố chỉ số nhà ở tại TP HCM với tổng lượng giao dịch quý I giảm 37% theo quý và giảm 49% theo năm. Tỷ lệ hấp thụ của thị trường nhà ở TP HCM cũng giảm 8 điểm phần trăm theo quý. Tất cả các phân khúc nhà ở từ bình dân đến trung cấp và cao cấp đều ghi nhận lượng giao dịch đi xuống.

Trước đó, hồi cuối năm 2018, dữ liệu thị trường của đơn vị này cũng báo cáo trong các tháng 10, 11 và 12 thanh khoản căn hộ cũng bước vào chu kỳ giảm tốc sâu. Toàn thành phố có 11.000 căn nhà chung cư đã giao dịch thành công, giảm tới 27% trong vòng 12 tháng qua.

Savills giải thích sự sụt giảm lượng giao dịch căn hộ là do nguồn cung sản phẩm trên địa bàn thành phố lao dốc. Từ quý cuối năm 2018, rổ hảng nhà ở giảm 44% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, nguồn cung sơ cấp chào bán lần đầu toàn thị trường (cộng dồn rổ hàng cũ lẫn mới) đạt hơn 12.000 căn hộ, lần lượt giảm 34-57% theo quý và theo năm.

Sang quý III/2018, mạch giảm tốc của thị trường căn hộ TP HCM tiếp tục nối dài theo dữ liệu của CBRE. Lượng căn hộ chào bán mới tại TP HCM đạt 6.711 căn hộ. Nguồn cung mới giảm 14% so với cùng kỳ năm trước, đa phần đều là các dự án có quy mô rất nhỏ. Số lượng căn bán được trong quý vừa qua cũng sụt giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Kể từ quý IV/2018 đến nay, đà giảm tốc của thị trường nhà ở chưa có dấu hiệu dừng lại.

Lâm Anh (t/h)