Thuế giảm xuống 0% vẫn khó cạnh tranh
Nhật Bản được xem là nhà nhập khẩu truyền thống lớn và quan trọng đối với ngành thuỷ sản Việt Nam. Trong thời gian qua, xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản đã thu về nguồn ngoại tệ đáng kể cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ mang lại những cơ hội lớn cho xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang các nước trong hiệp định nói chung và Nhật Bản nói riêng.
Tôm, mực, cá ngừ là 3 mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nhật Bản, chiếm 80% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của nước ta sang thị trường này.
|
Sơ chế thuỷ sản xuất khẩu |
Tham gia TPP, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản có cơ hội được đẩy mạnh và mở rộng thị phần khi thuế quan nhập khẩu vào thị trường này đối với tôm, mực, cá ngừ sẽ giảm xuống 0%.
Hiện nay, mức thuế nhập khẩu trung bình của 3 mặt hàng này vào thị trường Nhật Bản cụ thể là: Tôm 1 – 2%, các mặt hàng chế biến từ tôm 3,5 – 5,3%, mực đông lạnh 3,5%, cá ngừ 6,4 – 7,2%. Mức thuế này được xem là cao nhất so với các nước trong khu vực ASEAN. Vì vậy, gia nhập hiệp định TPP là một lợi thế lớn cho xuất khẩu thuỷ sản nước ta, bởi khi TPP có hiệu lực thuế sẽ giảm xuống 0%, góp phần giảm giá thành sản phẩm.
Bên cạnh đó, việc xoá bỏ các hàng rào phi thuế quan qua cam kết trong TPP sẽ tạo thêm cơ hội cho xuất khẩu thuỷ sản của nước ta. Vì thực tế hiện nay có hơn 80% thuỷ sản nước ta xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản phải thông qua các nhà bán buôn sở tại, không thể thâm nhập trực tiếp đến tay người tiêu dùng do hàng rào phi thuế quan tinh vi của Nhật Bản về kiểm dịch các cấp.
Tuy nhiên, cùng với những cơ hội là những thách thức lớn của xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản. Trong đó, thách thức lớn nhất là vấn đề bảo đảm các yêu cầu, tiêu chuẩn ATVSTP. Bởi tình trạng vi phạm các tiêu chuẩn ATVSTP, dư lượng kháng sinh trong sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của nước ta vẫn còn cao. Trong khi đó, để đầu tư, nâng cao chất lượng thuỷ sản xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu theo quy định của TPP phải mất một thời gian dài và cần có sự phối hợp giữa nguồn vốn và các chủ thể tham gia vào chuỗi sản xuất, xuất khẩu thuỷ sản.
Ngoài ra, việc xoá bỏ hàng rào thuế quan qua TPP có nguy cơ sẽ làm tăng việc nhập khẩu thức ăn nuôi trồng thuỷ sản, bởi giá thành được giảm xuống, dẫn đến việc phụ thuộc ngày càng nhiều hơn vào doanh nghiệp nước ngoài. Hiện nay, doanh nghiệp nước ngoài chiếm đến 70% thị phần thức ăn nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta, chúng ta bị lệ thuộc về giá và chất lượng thức ăn nuôi trồng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam cả về giá và về chất lượng.
Từ các yếu tố bất ổn trên cho thấy, dù có được giảm thuế xuống 0% thì xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vẫn khó cạnh tranh được với nhiều đối thủ khác trên thị trường như: Indonesia, Ấn Độ. Bởi khi được giảm thuế giá thành sản phẩm của ta vẫn cao hơn. Cụ thể, so với Việt Nam, nuôi tôm ở Ấn Độ có nhiều lợi thế như: giá thức ăn rẻ hơn 30%, giá giống rẻ hơn 50%, tỷ lệ nuôi thành công đạt 70% (Việt Nam chỉ đạt 30%). Vì thế, giá tôm của Ấn Độ đang rẻ hơn Việt Nam từ 1 – 3 USD/kg (tương ứng 10 – 30%).
Mai Phương
-
Tin tức kinh tế ngày 2/4: Tín dụng bật tăng ngay từ đầu năm
-
Tin tức kinh tế ngày 16/3: Cổ phiếu BĐS khu công nghiệp tăng tốc mạnh
-
Tin tức kinh tế ngày 18/2: Hoa Kỳ tăng nhập khẩu chè từ Việt Nam
-
Xuất khẩu thủy sản: Cơ hội và thách thức đan xen trong bối cảnh thuế quan mới của Hoa Kỳ
-
Nhận diện cơ hội đầu tư 2025: Những nhóm ngành và mã cổ phiếu tiềm năng
-
Giá dầu thế giới có thể giảm tới mức nào?
-
Tin tức kinh tế ngày 19/4: Việt Nam cần hơn 266 tỷ USD đầu tư vào ngành điện
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 14/4 - 19/4