Thủ tướng đồng ý loại bỏ 577 dự án thủy điện
Báo cáo cho biết, tất cả các DATĐ, vị trí được loại bỏ này đều thuộc các dự án hiệu quả kinh tế thấp, tiềm ẩn khả năng tác động tiêu cực đến môi trường - xã hội, ảnh hưởng đến quy hoạch/dự án ưu tiên khác, nhà đầu tư trả lại dự án do không khả thi hoặc không có nhà đầu tư quan tâm.
“Các quy hoạch bậc thang TĐ vừa và lớn (130 dự án, chiếm khoảng 74% tổng công suất lắp máy (Nlm)) và các quy hoạch TĐ nhỏ (1.109 dự án, chiếm khoảng 26% Nlm) với tổng số 1.239 dự án (Nlm = 26.013MW) của cả nước đã được lập và được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và UBND các tỉnh phê duyệt theo thẩm quyền. Nhìn chung, cho đến nay trên 90% tiềm năng kinh tế-kỹ thuật thủy điện ở nước ta đã được khai thác và cơ cấu nguồn thủy điện có xu hướng giảm dần”, Chủ nhiệm Phan Xuân Dũng - Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (UB KHCNMT) thể hiện trong báo cáo thẩm tra.
Riêng đối với các DATĐ Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A, Chính phủ đã loại khỏi quy hoạch, mặc dù trước đó đã nhiều lần đưa vào quy hoạch. Vì thế, UB KHCNMT đề nghị Chính phủ cần làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc để hạn chế thất thoát và lãng phí cho người dân, doanh nghiệp và xã hội. Qua các văn bản, báo cáo có liên quan đến hai dự án này, UB KHCNMT nhận thấy cần thiết phải nghiên cứu, xem xét, sửa đổi quy định về quy trình lập, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho phù hợp.
(Ảnh minh họa)
Về chất lượng xây dựng công trình thủy điện, UB KHCNMT đánh giá, có giai đoạn việc quản lý chất lượng công trình xây dựng hầu như được giao hoàn toàn cho chủ đầu tư thực hiện và tự chịu trách nhiệm, thiếu sự kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước. Tại một số dự án, công trình TĐ, chất lượng khâu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát có nhiều hạn chế, gây không ít hệ lụy. Trong khi đó, trách nhiệm, xử lý sai phạm của chủ đầu tư, các chủ thể khác có liên quan khi công trình có chất lượng kém hoặc để xảy ra sự cố chưa được quy định cụ thể. Công tác quản lý an toàn tại các công trình TĐ nhỏ chưa thực sự tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật, tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường.
Đối với các công trình TĐ nhỏ, gần 30% số đập chưa được kiểm định; khoảng 6% số chủ đầu tư hoàn thành cắm mốc chỉ giới; khoảng 66% đập chưa có phương án bảo vệ được phê duyệt; gần 55% số chủ đập chưa có phương án phòng chống lụt bão. Hiệu quả làm việc của hệ thống quan trắc tại một số công trình TĐ là rất thấp. Việc xây dựng phương án phòng chống lụt bão cho vùng hạ du trong tình huống xả lũ khẩn cấp, vỡ đập... gặp nhiều khó khăn, ít được quan tâm.
Nguyên nhân của những bất cập nêu trên là không ít chủ đầu tư năng lực chuyên môn và tài chính hạn chế; quy định về chế tài xử phạt vi phạm về an toàn đập, kiểm định đập; vai trò, trách nhiệm, sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước và chủ đầu tư chưa được ban hành kịp thời, rõ ràng và chưa được thực thi đầy đủ. Ngoài ra, thông tin, số liệu về điều kiện tự nhiên thường không đầy đủ và thiếu cập nhật do hạn chế nguồn lực đầu tư cho giai đoạn điều tra, khảo sát khu vực dự án.
Lê Tùng
-
Biên Hòa (Đồng Nai) chuyển đổi dần sang mô hình cấu trúc "đô thị dịch vụ và công nghiệp"
-
Thí điểm phân cấp thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch TP Buôn Ma Thuột
-
Phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực đưa tỉnh Thái Nguyên phát triển nhanh, toàn diện và bền vững
-
Thủ tướng yêu cầu kiểm tra dự án thủy điện chậm tiến độ ảnh hưởng đến hàng nghìn hộ dân
-
5 yếu tố cần xem xét khi triển khai các dự án đường sắt, cảng biển
- Trung Quốc hiện mua bao nhiêu dầu thô của Nga?
- Nga - Trung đạt được thỏa thuận về đường ống dẫn khí Power of Siberia 2
- Nga và Trung Quốc ưu tiên tăng cường hợp tác kinh tế
- Bản tin Năng lượng Quốc tế 23/3: EU vẫn bế tắc về chính sách khí thải
- Quy định mới về thuế chuyển nhượng bất động sản có gì đặc biệt?
- Thời của khối ngoại M&A bất động sản
- Fed nâng lãi suất thêm 0,25%, báo hiệu chu kỳ tăng lãi suất sắp kết thúc
- Giá xăng dầu hôm nay (23/3): Lo ngại suy thoái, khủng hoảng khiến giá dầu thô giảm mạnh
- Giá vàng hôm nay (23/3): Fed tăng lãi suất, tâm lý rủi ro lại khiến giá vàng phi mã, dự báo lên tới 2.500 USD/Ounce
- Sản lượng LNG của Nigeria vẫn thấp bất chấp cơn khát của châu Âu
- Iran và Nga mở rộng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng
- OPEC+ sẽ không thay đổi chính sách sản lượng bất chấp giá dầu lao dốc
-
Trung Quốc hiện mua bao nhiêu dầu thô của Nga?
-
Nga - Trung đạt được thỏa thuận về đường ống dẫn khí Power of Siberia 2
-
Nga và Trung Quốc ưu tiên tăng cường hợp tác kinh tế
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 23/3: EU vẫn bế tắc về chính sách khí thải
-
Quy định mới về thuế chuyển nhượng bất động sản có gì đặc biệt?