Thế hệ thứ 3 làm bánh "thở hương trời, hít khí biển", gói không kịp nghỉ

14:25 | 21/08/2023

67 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Gia đình có 3 thế hệ ở Cù Lao Chàm, Hội An, Quảng Nam có nghề truyền thống làm bánh ít lá gai, bánh xu xê. Những tháng hè, du khách đến Cù Lao Chàm tham quan đông nên cả nhà cũng không ngơi tay.
Gìn giữ và trao truyền cách làm bánh màu pháp lamGìn giữ và trao truyền cách làm bánh màu pháp lam
Làng bánh Làng bánh "bảy lửa" đặc sản Đà Nẵng làm ngày đêm vẫn không đủ bán Tết
Mướt mồ hôi từ trong bếp ra ngoài sân làm bánh tích trữ cho mùa mưa rétMướt mồ hôi từ trong bếp ra ngoài sân làm bánh tích trữ cho mùa mưa rét

Thế hệ thứ 3 hiện nay là vợ chồng anh Trần Văn Ngân (44 tuổi) và chị Trần Thị Lộc (42 tuổi) đang sinh sống tại thôn bãi Làng, xã Tân Hiệp (đảo Cù Lao Chàm).

Theo anh Ngân, từ thời ông của mình đã làm nghề gói bánh ít lá gai ở Cù Lao Chàm. Đến thời của anh là đời thứ 3 còn duy trì nghề này.

Bàn tay gói bánh thoăn thoắt của chủ lò Trần Thị Lộc, chỉ hơn 10 giây hoàn thành một chiếc bánh.
Bàn tay gói bánh thoăn thoắt của chủ lò Trần Thị Lộc, chỉ hơn 10 giây hoàn thành một chiếc bánh.

Công việc làm bánh ít không đòi hỏi nhiều sức khỏe, không nặng nhọc nhưng tốn công. Ở Cù Lao Chàm, hiện có vài cơ sở làm bánh ít lá gai nhưng cơ sở của vợ chồng anh Ngân có quy mô và có tiếng nhất đảo, dù cơ sở không có biển hiệu hay thương hiệu riêng.

Theo chị Trần Thị Lộc, lá gai sau khi mua hoặc đi hái về rửa cho thật sạch, sau đó luộc 7 giờ đồng hồ. Để nguội rồi vắt sạch nước, bỏ vào cối xay nhuyễn với nước đường, sau đó bỏ bột nếp vào trộn đều cho đến khi thành bột dẻo.

Sau khi thành bột dẻo có màu xanh đen chia thành từng mảnh (miếng) nhỏ rồi gói nhân đậu xanh bên trong. Công đoạn cuối cùng là gói lá chuối bên ngoài trông như hình kim tự tháp là bánh đạt yêu cầu.

Sau khi hoàn thành chiếc bánh, chủ nhà sắp theo lớp bỏ vào nồi hấp từ 45 phút đến 1 giờ đồng hồ và lấy ra giao cho khách.

Lò bánh ít lá gai của gia đình anh Ngân chỉ có vợ chồng anh và 2 người trong gia đình phụ làm, những tháng mùa hè mỗi ngày có thể làm tối đa hơn 2.000 chiếc bánh. Bánh chủ yếu bán cho du khách với giá sỉ tại lò rẻ đến bất ngờ, chỉ 2.000 đồng/chiếc.

Theo chị Lộc, khi nào có khách ra Cù Lao Chàm là bếp nhà chị lại đỏ lửa. Còn những tháng mùa mưa bão, khách không ra đảo thì chị lại chuyển sang nghề may vá.

Nguyên liệu để tạo ra chiếc bánh ít lá gai. Bên ngoài màu xanh đen, bọc bên trong là nhân làm bằng đậu xanh.
Nguyên liệu để tạo ra chiếc bánh ít lá gai. Bên ngoài màu xanh đen, bọc bên trong là nhân làm bằng đậu xanh.

"Mỗi năm chỉ làm được 5 - 6 tháng mùa hè thôi, còn những tháng khác biển động, khách không ra tham quan thì mình nghỉ", chị Lộc vừa nói gói bánh. Chỉ trong thời gian hơn 10 giây, chị đã gói xong một chiếc bánh ít lá gai.

Anh Trần Văn Ngân vừa là chủ lò, vừa là thợ gói bánh kiêm hướng dẫn cho du khách trải nghiệm gói bánh ít tại lò và cũng kiêm luôn shipper. Khách đặt vài chục bánh ở địa điểm nào trên đảo Cù Lao Chàm, anh cũng chạy xe máy đến giao tận tay.

Những chiếc bánh ít lá gai đã gói xong và được xếp vào nồi chuẩn bị mang đi hấp.
Những chiếc bánh ít lá gai đã gói xong và được xếp vào nồi chuẩn bị mang đi hấp.

Theo anh Ngân, 1kg lá gai giá 20.000 đồng, trộn thêm đường bột vào gói được 170 - 180 chiếc bánh ít. Gia đình lấy công làm lời và cũng để giữ lại nghề truyền thống của gia đình từ mấy chục năm trước.

Anh Ngân khẳng định hương vị bánh ít lá gai ở Cù Lao Chàm khác với bánh ít lá gai trong đất liền. Lò của anh cũng không mua lá gai trong đất liền mà chỉ sử dụng lá gai được hái ở Cù Lao Chàm.

Du khách trải nghiệm gói bánh ít lá gai.
Du khách trải nghiệm gói bánh ít lá gai.

Anh chia sẻ: "Lò mình không mua lá gai trong đất liền. Lá gai trong đất liền rất bình thường, còn lá gai ở Cù Lao Chàm được sống trên vùng đất đặc biệt, hít thở khí trời tự nhiên trong lành, hít thở nước biển nên dược tính cao gấp 10 lần so với đất liền".

Anh Ngân cũng chia sẻ thêm nghề này không đòi hỏi nhiều sức khỏe nhưng cũng thức khuya dậy sớm gói bánh phục vụ du khách. Có khi đến 23 giờ mới được ngơi tay, sáng lại phải dậy sớm hấp bánh để kịp giao cho khách kịp giờ ca nô chạy vào đất liền.

Theo Dân trí