Tập đoàn khai thác dầu khí tự nhiên hàng đầu Ấn Độ đầu tư 24,2 tỷ USD để đáp ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0

14:00 | 01/09/2023

85 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Chủ tịch Arun Kumar Singh hôm thứ Ba (29/8) cho biết, Tập đoàn khai thác dầu khí tự nhiên hàng đầu Ấn Độ (ONGC) có kế hoạch đầu tư 2 tỷ rupee (24,17 tỷ USD) vào các dự án năng lượng sạch để đạt được mục tiêu giảm lượng khí thải carbon vào năm 2038.
Tập đoàn khai thác dầu khí tự nhiên hàng đầu Ấn Độ đầu tư 24,2 tỷ USD để đáp ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Công ty chiếm khoảng 2/3 sản lượng dầu và 58% sản lượng khí đốt của Ấn Độ đang tìm cách tăng sản lượng hydrocarbon, đồng thời tăng cường sự hiện diện trong lĩnh vực năng lượng sạch.

Trên thế giới, các công ty đang đầu tư hàng tỷ đô la để giảm lượng khí thải xuống mức 0.

Ông Singh cho biết ONGC sẽ đầu tư 1 nghìn tỷ rupee vào năm 2030, họ hy vọng sẽ có được 10 gigawatt (GW) công suất năng lượng tái tạo.

Họ đang xây dựng một dự án năng lượng mặt trời có công suất 5 GW ở bang Rajasthan và có kế hoạch lắp đặt các nhà máy điện gió ngoài khơi.

"ONGC cũng đang tích cực tìm kiếm sự hợp tác với những công ty hàng đầu để tận dụng nhiều cơ hội năng lượng carbon thấp, bao gồm năng lượng tái tạo, hydro xanh, amoniac xanh và các dẫn xuất hydro xanh khác", ông Singh cho biết trước đó tại cuộc họp cổ đông.

Công ty cũng đang tìm kiếm đối tác để thành lập dự án amoniac xanh công suất 1 triệu tấn/năm.

Phát biểu trước giới truyền thông, ông Singh cho biết: “Chúng tôi có đủ nguồn lực tài chính để đầu tư vào cả hydrocarbon và năng lượng mới”. Ông nói thêm rằng ONGC có khả năng huy động tới 5 nghìn tỷ rupee.

ONGC đặt mục tiêu sản xuất 10.000 thùng dầu/ngày từ khối nước sâu ở lưu vực Krishna Godavari, ngoài khơi bờ biển phía đông Ấn Độ, từ tháng 10 đến tháng 11 năm nay và hy vọng sẽ tăng gấp đôi sản lượng đó vào tháng 3 năm sau.

Sản lượng dầu từ khối Bờ Đông có thể đạt 45.000 thùng/ngày vào năm 2024-2025. Công ty dự kiến ​​sản lượng khí đốt là 10 triệu m3/ngày từ lô KG 98/2 vào tháng 5-6 năm sau.

Trung Quốc khoan sâu 10 nghìn mét tìm kiếm khí đốtTrung Quốc khoan sâu 10 nghìn mét tìm kiếm khí đốt
Điều gì sẽ xảy ra khi Pakistan ngừng mua LNG vì giá đắt đỏ?Điều gì sẽ xảy ra khi Pakistan ngừng mua LNG vì giá đắt đỏ?
Nigeria sử dụng khí tự nhiên làm nhiên liệu khi giá xăng dầu tăngNigeria sử dụng khí tự nhiên làm nhiên liệu khi giá xăng dầu tăng

Anh Thư

AFP