Shell khó có thể bán được tài sản dầu mỏ ở Nigeria?
![]() |
Năm 2021, công ty Anh bắt đầu đàm phán với chính quyền địa phương liên quan đến việc bán cổ phần của họ trong các mỏ trên đất liền ở Nigeria.
Đáp lại, một số công ty Nigeria đã nộp hồ sơ dự thầu vào tháng Giêng này. Vụ bán cổ phần này giúp Shell thu về 3 tỷ USD.
Các công ty tham gia dự thầu bao gồm năm công ty Nigeria độc lập gồm: Seplat Energy, Sahara Group, Famfa Oil, Troilus Investments Limited và Nigeria Delta Exploration and Production.
Chưa có thông tin nào về quá trình đấu thầu. Một điều nghịch lý là không có công ty quốc tế nào tham gia bỏ thầu trong giai đoạn này.
Về phần mình, công ty NNPC thuộc sở hữu nhà nước Nigeria lo ngại một số nhà thầu có thể không huy động đủ vốn.
Thật vậy, nhiều ngân hàng và nhà đầu tư quốc tế đang nghi ngờ về tính sinh lời của các tài sản dầu khí ở Nigeria. Sự ngờ vực này xuất hiện sau những lo ngại về các vấn đề môi trường và tham nhũng ngay cả khi luật dầu khí mới của Nigeria qui định chặt chẽ hơn với các hoạt động dầu khí. Mặc dù vậy, một số ngân hàng châu Phi và châu Á vẫn sẵn sàng cấp vốn cho các hoạt động này.
Shell liên tiếp nắm giữ cổ phần trong 19 nhượng quyền khai thác dầu thông qua liên doanh tại Nigeria (Shell Petroleum Development Company of Nigeria-Công ty Phát triển Dầu khí Shell của Nigeria). Công ty này trị giá từ 2 đến 3 tỷ euro.
Cổ phần của Shell trong Shell Petroleum Development Company of Nigeria ước tính khoảng 30%, chiếm phần còn lại là NNPC (55%), Eni (5%) và TotalEnergies (10%).
Shell đã phải giải quyết sự cố tràn dầu ở đồng bằng sông Niger trong nhiều năm. Những sự cố này bắt nguồn từ các hành vi trộm cắp và phá hoại đường ống, cũng như các sự cố vận hành, dẫn đến việc sửa chữa tốn kém và các vụ kiện tụng.
![]() |
![]() |
![]() |
Nh.Thạch
AFP
-
Tin hoạt động của các công ty năng lượng trong tuần qua (9/5-15/5)
-
Romania sửa luật cho phép khai thác khí đốt ở Biển Đen
-
Báo cáo về tình trạng đốt bỏ khí đồng hành trong ngành dầu khí thế giới
-
Nam Phi muốn tự do hơn trong việc khai thác dầu khí
-
Shell hợp tác với AWS triển khai nền tảng dữ liệu OSDU
-
Tổng thống Biden hủy hợp đồng cho thuê dầu khí khổng lồ, gây phẫn nộ cho ngành năng lượng
- Nga đầu tư năng lực vận chuyển dầu khí mới, tránh bao vây cấm vận từ EU
- Cơ hội đầu tư hiếm có tại tâm điểm phồn hoa mới của Quảng Trị
- Giới đầu tư "đau tim" khi bitcoin rớt ngưỡng 27.000 USD
- Nigeria và Maroc tìm kiếm tài trợ cho dự án đường ống dẫn khí đốt siêu lớn
- Exxon Mobil bán chi nhánh ở Romania cho Romgaz
- Tháo gỡ điểm nghẽn của thị trường bất động sản
- Thành lập 6 Tổ công tác kiểm tra, tháo gỡ vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
- Thêm 4 khu bảo trì máy bay trị giá hơn 2.750 tỷ đồng
- Những thành công trong khai thác hydrocarbon và Quỹ tài sản chủ quyền của Suriname
- Cơ hội và chính sách trong nông nghiệp công nghệ cao
- Bộ Tài chính thực hiện nhiều giải pháp bảo vệ nhà đầu tư
- Tập đoàn năng lượng Pháp Engie bán 17 công ty con ở châu Phi