Sắp thông xe toàn tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây
Như vậy, sau khi tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây đi vào sử dụng toàn tuyến dài 55km, từ TP HCM đi ngã 3 Dầu Giây sẽ rút ngắn còn 1 giờ, thay vì phải đi 3 giờ như trước đây. Từ TP HCM đi Vũng Tàu cũng rút ngắn từ 2 giờ 30 phút xuống còn 1 giờ 20 phút.
Phối cảnh cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây
Theo Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Đường cao tốc Việt Nam (VEC), hiện tại các đơn vị thi công đang khẩn trương thực hiện những công đoạn cuối cùng của dự án để chuẩn bị cho ngày thông xe toàn tuyến, tiến độ công việc đã hoàn thành trên 85%.
Trước đó, đoạn đường dẫn 4 km nối nút giao An Phú, quận 2, TP HCM với đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây đã thông xe vào ngày 10/1, với vận tốc thiết kế 80 km/h.
Đoạn dẫn 4 km đi vào khai thác chỉ cho phép xe máy lưu thông từ nút giao An Phú đến cầu Bà Đại, khoảng 500 m, sau đó có lối rẽ khác.
Đoạn 20 km cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây đã đi vào khai thác
Sau khi đoạn dẫn vào cao tốc thông xe, đã góp phần làm giảm lượng xe, giảm ùn tắc ở đường Đồng Văn Cống, vòng xoay Mỹ Thủy. Đoạn đường dẫn vào cao tốc gần hơn, lưu thông nhanh hơn.
Đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây dài 55 km, quy mô 4 làn xe, vận tốc thiết kế tối đa 120km/h, với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 20.630 tỷ đồng bằng vốn vay ODA và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Dự án được khởi công từ ngày 1/12/2009.
Nguyễn Hiển (tổng hợp)
-
[VIDEO] Tổng Bí thư Tô Lâm: Chính quyền phải đổi mới tư duy, cách làm và tác phong phục vụ nhân dân
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: "Quản lý, quản trị đều phải tốt"
-
1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử
-
Quảng Ngãi công bố quyết định sáp nhập đơn vị hành chính, thành lập tổ chức bộ máy mới
-
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm với nhân dân TPHCM và thông điệp gửi nhân dân cả nước