Quen mặt, quen tên khác với nổi tiếng
Nhưng đã có sự nhầm lẫn ngộ nhận đáng tiếc ở khá nhiều trường hợp. Người nổi tiếng cần được hiểu là những người tài năng, có đóng góp đặc biệt nổi trội trong một lĩnh vực nào đó, in được dấu ấn trong một giai đoạn lịch sử, mang lại lợi ích cho cộng đồng. Ví dụ: Nhà nông học Lương Định Của, bác sĩ giải phẫu tim Tôn Thất Tùng, nhà mỹ học Vũ Khiêu, nhà văn hoá Nguyễn Đình Thi, nhạc sĩ Văn Cao, nghệ sĩ sân khấu Đào Mộng Long, nghệ sĩ điện ảnh Trà Giang… và rất nhiều tên tuổi lớn khác ở đủ mọi lĩnh vực, như chính trị, ngoại giao, kinh tế, khoa học kỹ thuật… không thể kể hết.
Còn được gọi là nổi tiếng với những người không hẳn có tài năng đặc biệt mà có nghị lực phi thường, đã vượt qua hoàn cảnh hiểm nghèo để vươn lên thành người hữu ích, nêu một tấm gương sáng về bản lĩnh, ý chí gang thép. Ví như Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Ngọc Ký… và rất nhiều người khác đã chiến thắng số phận ngặt nghèo khiến nhiều người biết, cảm phục. Như vậy, đương nhiên người nổi tiếng không thể nhiều, mà là rất quý, hiếm so với tổng dân số quốc gia.
Nhiều người dễ phân biệt nổi tiếng với tai tiếng. Tính từ sau dành cho những người do làm việc xấu, gây tác hại cho một khu vực cộng đồng hoặc toàn thể xã hội, bị pháp luật trừng trị hoặc nhẹ hơn là tuy chưa ở mức tội phạm nhưng bị số đông người chê cười, khinh bỉ. Vậy nên cái tên của họ cũng khiến nhiều người biết. Ví dụ Năm Cam, Vũ Xuân Trường, Lạị Thị Ngấn, Nguyễn Thị Hoa, Lương Quốc Dũng, Lã Thị Kim Oanh, Trần Kim Anh… hoặc gần đây nhất là mấy kẻ ác thú, mất nhân tính như Nguyễn Đức Nghĩa, Lê Văn Luyện…
Song, có một hiện tượng đã khiến rất nhiều người nhầm lẫn, ngộ nhận, trong đó không ít người làm công việc phóng viên, biên tập ở các cơ quan thông tấn, báo chí. Đó là cho rằng những người quen mặt, quen tên cũng là nổi tiếng.
Có nhiều diễn viên không có tài năng gì đặc biệt, nhưng do xuất hiện quá nhiều trên truyền hình (đóng phim, đóng tiểu phẩm hài, tham gia quảng cáo các loại hàng hoá) mà khiến ai ai cũng biết mặt, quen tên. Thậm chí nhiều người làm công việc đọc các bản tin (phát thanh viên), dẫn các chương trình (MC) với chất giọng không có gì đặc biệt, cách dẫn dắt quá bình thường, nhưng do quanh năm ngày tháng làm những công việc trên mà chẳng ai xa lạ. Tất cả họ ra đường, làm cho trẻ con, những người ít hiểu biết đều dễ chỉ trỏ, mách bảo nhau. Điều đó khiến họ (và nhiều người) ngộ nhận là nổi tiếng, cứ như những minh tinh xuất chúng.
Xin được nói thẳng là ở nước ta hiện nay chưa có danh hài với đúng nghĩa (diễn viên hài tài ba khiến ai xem họ diễn cũng phải thích thú như xem Sa- PLanh của thế giới). Số người đang được coi là “danh hài” ở nước ta hiện nay chỉ gây cười được với trẻ em và một bộ phận công chúng nào đó. Thậm chí còn bị phản cảm do lối diễn nhạt nhẽo, tự lặp lại mình và không khai thác được những tiếng cười trí tuệ, thâm thuý, sâu sắc. Nhiều khi còn tìm kiếm sự hài hước từ một thị hiếu thẩm mỹ thấp hoặc tự nhiên chủ nghĩa.
Giới MC ở nước ta cũng chưa có ai thực sự nổi tiếng với đúng nghĩa đã nói ở trên. Một vài người chỉ là những phóng viên vào chuyện, làm công việc giới thiệu nội dung, đưa nhân vật, sự kiện đến khán giả. Nhiều khi họ còn nói rất nhiều, có lúc lấn lướt cả nhân vật chính nhưng do sự hiểu biết về văn hoá, xã hội còn bất cập nên chưa đào sâu được nội dung.
Các MC ở nước ta hiện nay mới chỉ sở trường với những chương trình vui vẻ, hoạt náo, còn khi cần sự lắng đọng, suy tư, sâu sắc, trí tuệ, sang trọng thì chưa đạt được. Nếu thạo ngoại ngữ, xin hãy xem các kênh truyền hình của nước ngoài, sẽ thấy các MC cuả họ thực sự hiệu quả. Họ luôn là cầu nối rất thú vị giữa nhân vật và khán giả.
Các trang báo, tạp chí có thể là bất cứ ai, cả nổi tiếng lẫn bình thường, thậm chí cả những phần tử tai tiếng, bất hảo, miễn đáp ứng được ý đồ tuyên truyền, giáo dục, cảnh tỉnh nào đó của cơ quan báo chí đối với xã hội. Nhưng rõ ràng, không thể lẫn lộn, ngộ nhận như lâu nay chúng ta vẫn mắc phải.
Một phóng viên phỏng vấn một diễn viên hài không có gì đặc biệt: “Là một danh hài nổi tiếng, anh nghĩ gì…?”. Nên sửa lại: “Là một diễn viên thường xuyên xuất hiện, góp mặt trong nhiều tiết mục, anh nghĩ gì…?” Như vậy thuyết phục hơn (chưa kể đã “danh hài” lại còn “nổi tiếng”?).
Nếu muốn đề cập đến nhiều người, giới thiệu hoạt động của họ thì thay vì chuyên mục lâu nay vẫn có như “Gặp gỡ người nổi tiếng”, “Chuyện người nổi tiếng” nên sửa đổi tên là “Gặp gỡ”, “Trao đổi”, “Phỏng vấn”… Tóm lại là nên hết sức dè dặt lạm dụng từ “nổi tiếng”.
Mọi chuẩn mực luôn có giá trị khách quan. Không phải cứ thích là có thể chủ quan bơm, thổi các khách thể quá mức độ mà họ chưa tương xứng. Hạ thấp chuẩn mực cũng có nghĩa là tự hạ thấp mặt bằng dân trí vậy.
Nguyễn Đình San
-
TP HCM thêm trang đăng ký tuyển sinh đầu cấp
-
TP HCM: Tiếp tục tuyển dụng viên chức y tế và giáo viên trong giai đoạn sắp xếp
-
Lộ trình sáp nhập TP HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương
-
Biển người nghênh đón xá lợi Đức Phật về chùa Quán Sứ
-
10 năm cõng bạn đến trường: Hành trình tình bạn gieo mầm nghị lực
- Vesak 2025: Tinh thần hòa bình và lòng từ bi lan tỏa toàn cầu
- Tử vi tuần mới (12-18/5/2025): Tuổi Tý phát triển rực rỡ, tuổi Ngọ khẳng định tài năng
- Tử vi tuần mới (5-11/5/2025): Tuổi Tỵ mọi sự hanh thông, tuổi Mùi động lực thăng tiến
- Tử vi tháng 5/2025: Tuổi Mão đỉnh cao sự nghiệp, tình Dậu tình cảm thăng hoa
- Tử vi tuần mới (28/4-4/5/2025): Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, tuổi Hợi thành tựu tự hào
- Tử vi tuần mới (21-27/4/2025): Tuổi Tuất năng lượng dồi dào, tuổi Tỵ quý nhân tương trợ
- [VIDEO] Ngắm tượng Phật Quan âm cao nhất Đông Nam Á tại Quảng Ngãi
- Tử vi tuần mới (14-20/4/2025): Tuổi Hợi vận may tài lộc, tuổi Sửu cơ hội thăng tiến