Quản lý rủi ro tài chính cho doanh nghiệp xuất khẩu
Để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu tiêu thụ hàng hóa có lợi nhất nhưng đồng thời đảm bảo an toàn vốn cho doanh nghiệp, ngày 31/7, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức hội thảo “Nâng cao khả năng tiếp cận vốn ngân hàng và quản lý rủi ro tài chính cho doanh nghiệp xuất khẩu”.
Ông Phùng Đắc Lộc - Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho biết: Sự thiếu hiểu biết về các rủi ro có thể gặp phải và cách khắc phục rủi ro khi làm việc với các đối tác nước ngoài là một trong những hạn chế của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Trong đó, các rủi ro thường gặp của doanh nghiệp xuất khẩu là khách hàng mất khả năng thanh toán do phá sản hoặc xảy ra các vụ tranh chấp, thoái thác hợp đồng. Điều này, làm không ít doanh nghiệp bị thiệt hại khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một hình thức để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế, đảm bảo an toàn vốn cho doanh nghiệp khi gặp phải các rủi ro về tài chính, bảo vệ các khoản thu thương mại của doanh nghiệp từ việc mất khả năng thanh toán hoặc chậm thanh toán của người mua hàng.
Bên cạnh giúp doanh nghiệp nhận diện các rủi ro trong thanh toán quốc tế, hội thảo cũng giới thiệu các loại bảo hiểm tín dụng thương mại nhằm giúp doanh nghiệp tìm hiểu và tiếp cận với loại hình bảo hiểm phù hợp với hoạt động xuất khẩu của mình.
GS.TS Frederic Lobez - Giám đốc khoa học, Trưởng khoa Tài chính và Ngân hàng Trường ĐH Lille 2
Ngoài ra, nhằm giúp các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ nâng cao khả năng tiếp cận vốn ngân hàng, GS.TS Frederic Lobez – Giám đốc khoa học, Trưởng khoa Tài chính và Ngân hàng Trường ĐH Lille 2 (Pháp) đã chia sẻ về vấn đề làm thế nào để nâng cao hiệu quả tiếp cận với nguồn vốn vay cho doanh nghiệp từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các chương trình tín dụng hỗ trợ xuất khẩu.
Theo GS.TS Frederic Lobez, vay được vốn ngân hàng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như tăng lợi nhuận, giảm rủi ro trong sử dụng vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp trở ngại nhiều hơn khi tiếp cận với nguồn vốn vay so với các doanh nghiệp lớn, đồng thời các doanh nghiệp nhỏ cũng thường phải chịu lãi suất cao hơn doanh nghiệp lớn. Do đó, để có được những khoản vay tín dụng tốt, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải biết thiết lập mối quan hệ với ngân hàng được chọn là ngân hàng chính của mình. Quan hệ vay kéo dài giúp ngân hàng hiểu biết rõ hơn về hoạt động kinh doanh và các rủi ro của doanh nghiệp. Khi đó, doanh nghiệp dễ dàng hơn trong tiếp cận với vốn vay, tài sản thế chấp yêu cầu ít hơn, có được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ ngân hàng trong trường hợp khủng hoảng tài chính.
Chính vì vậy, việc lựa chọn ngân hàng nào là ngân hàng chính là điều nhiều doanh nghiệp đặt ra. Các chuyên gia cho rằng, đối với các doanh nghiệp nhỏ nên lựa chọn những ngân hàng nhỏ, cơ cấu tổ chức vay đơn giản hơn, có thể sử dụng quan hệ vay mà không gia tăng các chi phí đại lý.
Mai Phương
-
Cước vận tải biển tăng cao, doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần làm gì?
-
Nhân dân tệ thay thế đồng đô la trên thị trường ngoại hối Nga
-
Nguy cơ sập bẫy lừa ở cả thị trường xuất khẩu uy tín
-
Doanh nghiệp cần biết “tự vệ” và thận trọng trước rủi ro xuất khẩu
-
Cảnh báo doanh nghiệp cẩn trọng khi xuất khẩu sang Tây Ban Nha
-
Ấn Độ tăng mạnh mua vào dầu khí Mỹ để tránh bị áp thuế
-
Chính quyền ông Trump trấn an ngành dầu khí Mỹ về giá dầu rớt thảm
-
Tin tức kinh tế ngày 26/4: Giảm 30% tiền thuê đất trong năm 2025
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 21/4 - 26/4
-
Thời điểm xác định giá đất đối với quỹ đất thanh toán hợp đồng BT tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm