Phe đối lập đánh chiếm một giàn khoan dầu ở Sudan

11:23 | 11/10/2023

110 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Kể từ tháng 4, các nguồn tài nguyên của Sudan như dầu mỏ đã trở thành một trong những vấn đề đối đầu giữa quân đội chính quy của Sudan và phe đối lập Lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RSF) bán quân sự của Tướng Mohamed Hamdane Daglo, hay còn gọi là Hemedti.
Phe đối lập đánh chiếm một giàn khoan dầu ở Sudan
Lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RSF) ở Sudan

Ngày 10/10, Lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RSF), nhóm bán quân sự do Tướng Hemedti chỉ huy, đã chiếm quyền kiểm soát một giàn khoan dầu, nằm tại khu vực al-Aylafoun, cách thủ đô Khartoum của Sudan khoảng 30 km về phía đông.

Cơ sở hạ tầng này có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với nhà nước. Đó là một trong 4 giàn khoan dầu do Sudan sở hữu, phục vụ chủ yếu cho hoạt động xuất khẩu dầu từ nội địa sang nước láng giềng Nam Sudan.

Cho đến nay, cuộc xung đột vũ trang Sudan không làm ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác dầu. Nhưng với diễn biến này, xuất khẩu dầu thô từ cả hai nước Sudan có thể sẽ bị ảnh hưởng.

Theo các nhà phân tích, tình hình kinh tế của hai nước vốn đã bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột, khiến 7.500 người thiệt mạng và hàng triệu người dân phải di dời, theo Dự án Dữ liệu Sự kiện và Vị trí Xung đột Vũ trang (ACLED), nay tình hình này có thể xấu hơn do cả hai nước đều phụ thuộc vào khai thác dầu mỏ.

Thực tế, dầu mỏ mang lại 90% tổng doanh thu của Nam Sudan và là nguồn thu phí vận chuyển quan trọng của Sudan để vận chuyển sản lượng của Nam Sudan ra thị trường quốc tế.

Petronas đàm phán bán toàn bộ tài sản tại Nam SudanPetronas đàm phán bán toàn bộ tài sản tại Nam Sudan
Xung đột ở Sudan sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động khai thác dầuXung đột ở Sudan sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động khai thác dầu
Chuyển đổi năng lượng: Cần phải lấy ngắn nuôi dài!Chuyển đổi năng lượng: Cần phải lấy ngắn nuôi dài!
Vì sao Nam Sudan hoãn thâu tóm các mỏ dầu do Trung Quốc điều hành?Vì sao Nam Sudan hoãn thâu tóm các mỏ dầu do Trung Quốc điều hành?

Ý Thiên

AFP