Phải trả đủ lương khi nhân viên làm việc tại nhà
Theo quy định tại Điều 96 Bộ luật Lao động 2012, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn. Trong đó, tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Như vậy, người sử dụng lao động phải trả đủ lương cho người lao động theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng lao động.
![]() |
(Ảnh minh họa) |
Mặt khác, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp được chủ động trong việc điều hành sản xuất kinh doanh, phù hợp với tình hình thực tế, pháp luật cũng cho phép người sử dụng lao động được thay đổi tiền lương của người lao động trong 2 trường hợp.
Thứ nhất, nếu người sử dụng lao động chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động. Trong Điều 31 Bộ luật Lao động 2012 nêu rõ, khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh… người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
Lúc này, người lao động được trả lương theo công việc mới (có thể thấp hơn tiền lương của công việc cũ). Nhưng phải là sự thỏa thuận giữa hai bên tương đương với một phụ lục hợp đồng lao động có thời hạn xác định.
Trong đó, đặc biệt cần lưu ý là tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức lương công việc cũ và không thấp phép hơn mức lương tối thiểu vùng; chỉ được chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 1 năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.
Khi tạm chuyển người lao động làm công việc khác, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 3 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
Áp dụng những quy định nêu trên, có thể thấy, dù cho người lao động làm việc ở nhà thì doanh nghiệp cũng chỉ được giảm lương khi chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
Trường hợp thứ hai, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng lao động. Thay vì điều chuyển công việc của người lao động, doanh nghiệp có thể thỏa thuận với người lao động để sửa đổi điều khoản về tiền lương trong hợp đồng lao động.
Điều 35 Bộ luật Lao động 2012 nêu rõ: "Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung".
Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới. Đặc biệt trong trường hợp hai bên không thoả thuận được thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.
Với quy định này, doanh nghiệp chỉ có thể giảm lương của người lao động khi được người lao động đồng ý. Trường hợp người lao động không đồng ý, doanh nghiệp vẫn phải trả đủ lương theo thỏa thuận ban đầu.
Như vậy, trừ những trường hợp đặc biệt thì toàn bộ cán bộ công nhân viên làm việc tại nhà trong thời gian này vẫn được nhận đủ lương theo đúng hợp đồng lao động đã ký kết.
Thành Công
| Hàng loạt doanh nghiệp kích hoạt chế độ làm việc tại nhà |
| Giúp phòng làm việc tại nhà gọn gàng |
| Thanh lịch và sáng tạo với góc làm việc tại nhà |
-
Hà Nội: 98,6% số công nhân lao động trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán
-
Doanh nghiệp có phương án trả lương, thưởng trước Tết ít nhất 20 ngày?
-
Đề xuất trường hợp F0 không có triệu chứng được phép đi làm
-
Nhiều tỉnh, thành siết chặt kiểm soát người về quê ăn Tết
-
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Không để người đang cách ly, tự điều trị tại nhà không có Tết
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025