Ông Phan Đức Hiếu: Nhiều luật và nghị quyết được Quốc hội thông qua ngay khi đủ điều kiện

09:18 | 11/06/2025

279 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Theo ông Phan Đức Hiếu, điểm đáng chú ý trong kỳ họp Quốc hội này là nhiều luật được thảo luận và thông qua theo cơ chế “cho ý kiến nếu đủ điều kiện sẽ thông qua ngay”, chứ không còn kéo dài sang kỳ sau như trước. Điều này cho thấy quyết tâm chính trị rất cao trong việc tạo lập hành lang pháp lý mới cho phát triển.

Tư duy đổi mới - Thể chế bứt phá

Theo ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, hai văn kiện là Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 198/2025/QH15 của Quốc hội là hai trụ cột then chốt hiện nay. Nếu Nghị quyết 68 mang tính chủ trương và định hướng chiến lược, thì Nghị quyết 198 sẽ là công cụ để chuyển hóa tinh thần đó thành luật pháp cụ thể, giúp doanh nghiệp tư nhân có cơ hội bứt phá thật sự.

“Trước khi bàn chi tiết về cơ hội mà Nghị quyết 68-NQ/TW mang lại cho doanh nghiệp, tôi muốn nhấn mạnh đến bối cảnh và vị trí chính sách cải cách thể chế hiện nay, vốn là nền tảng để hiểu đúng tinh thần của Nghị quyết.

Hiện nay, Quốc hội và Chính phủ đang đặt trọng tâm vào cải cách thể chế như một trụ cột ưu tiên hàng đầu trong điều hành kinh tế - xã hội, thay vì chỉ tập trung vào các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng như trước. Ví dụ, Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 đã đảo thứ tự truyền thống: cải cách thể chế được đưa lên đầu tiên, trước cả các giải pháp tăng trưởng. Đây không phải thay đổi hình thức, mà phản ánh sự chuyển hướng rõ rệt trong tư duy điều hành chính sách”, ông Hiếu chia sẻ.

Vì vậy, theo ông Hiếu, từ đầu năm 2024, Quốc hội đã liên tục thúc đẩy cải cách pháp luật với quy mô lớn chưa từng có. Chỉ trong ba kỳ họp gần đây, Quốc hội đã ban hành hoặc cho ý kiến tới hơn 30 luật và nghị quyết có tính chất quy phạm. Điểm đáng chú ý là nhiều luật được thảo luận và thông qua theo cơ chế “cho ý kiến nếu đủ điều kiện sẽ thông qua ngay”, chứ không còn kéo dài sang kỳ sau như trước. Điều này cho thấy quyết tâm chính trị rất cao trong việc tạo lập hành lang pháp lý mới cho phát triển.

Ông Phan Đức Hiếu: Nhiều luật và nghị quyết được Quốc hội thông qua ngay khi đủ điều kiện
Theo ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, hai văn kiện là Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 198/2025/QH15 của Quốc hội là hai trụ cột then chốt hiện nay.

Cùng với đó, ông Phan Đức Hiếu cho rằng cần nhìn lại lịch sử cải cách thể chế kinh tế Việt Nam, có thể thấy ba mốc quan trọng: Luật Công ty năm 1990 lần đầu tiên thừa nhận vai trò của kinh tế tư nhân; Luật Doanh nghiệp năm 1999 mở rộng quyền tự do kinh doanh; và nay, Nghị quyết 68 cùng với Nghị quyết 198 của Quốc hội tạo nên một đột phá mới về chất. Trong đó, Nghị quyết 68 đã xác lập rõ vai trò trụ cột của khu vực tư nhân trong phát triển kinh tế quốc gia, đồng thời đề ra những nhiệm vụ cải cách quyết liệt, toàn diện, nhất quán và đồng bộ.

Thể chế kinh tế không còn đơn thuần là khuôn khổ pháp lý nữa, mà phải trở thành “đòn bẩy” để thúc đẩy đầu tư, đổi mới sáng tạo và cạnh tranh bình đẳng. Việc chuyển từ tư duy “quản lý” sang “kiến tạo phát triển” chính là điểm sáng lớn nhất của Nghị quyết lần này.

Một trong những điểm mới then chốt được nêu trong Nghị quyết là quyết tâm cải cách hàng loạt luật có liên quan trực tiếp đến môi trường đầu tư - kinh doanh. Trong giai đoạn 2024-2025, nhiều đạo luật trọng yếu như Luật Đầu tư, Luật PPP, Luật Đấu thầu, Luật Quy hoạch, Luật Doanh nghiệp, Luật Khoa học và Công nghệ... sẽ được sửa đổi theo hướng giảm thủ tục, tăng hiệu quả và tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp.

Đáng chú ý là quy định “thủ tục đầu tư đặc biệt” trong Luật Đầu tư sửa đổi (Điều 36a), cho phép doanh nghiệp không cần trải qua hàng loạt thủ tục như chấp thuận chủ trương đầu tư, thẩm định công nghệ, báo cáo đánh giá tác động môi trường hay lập quy hoạch chi tiết. Thay vào đó, nhà đầu tư chỉ cần thông báo khởi công đến cơ quan quản lý địa phương. Đây là bước đi mang tính cách mạng về cải cách hành chính, giúp rút ngắn thời gian và chi phí triển khai dự án.

Không chỉ dừng lại ở chính sách, nhiều mô hình đột phá đang được thí điểm như khu thương mại tự do thế hệ mới tại TP Hải Phòng, nơi cho phép thành lập doanh nghiệp trước, đăng ký đầu tư sau; giảm kiểm tra chuyên ngành, phân quyền cho Ban quản lý khu để xử lý nhanh gọn thủ tục hành chính. Những sáng kiến này không chỉ mang lại hiệu quả tại chỗ mà còn tạo áp lực cải cách lan tỏa đến các địa phương khác.

Theo ông Hiếu, một thể chế tốt không chỉ là thể chế “không cản trở”, mà còn phải biết “hỗ trợ và thúc đẩy” doanh nghiệp. Điều này được thể hiện rõ qua định hướng của Nghị quyết 68 là tập trung tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý, tạo thuận lợi, tiết giảm chi phí, hạn chế thanh tra - kiểm tra trùng lặp. Doanh nghiệp sẽ chỉ bị thanh tra tối đa một lần mỗi năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm.

Cùng với đó là những chính sách cụ thể như hỗ trợ lãi suất 2% cho các doanh nghiệp vay vốn triển khai dự án; ưu tiên giải pháp kinh tế và khắc phục hậu quả hơn là xử phạt hình sự; phân biệt rõ ràng giữa trách nhiệm của cá nhân và pháp nhân để tránh làm tê liệt hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Trong kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV năm 2025, các luật sửa đổi đồng bộ sẽ được trình và thông qua bao gồm Luật số 69 (sửa đổi), Luật Doanh nghiệp (sửa đổi một số điều), Luật Công nghiệp, công nghệ số (mới), Luật KHCN&ĐMST (sửa đổi), Luật Quảng cáo (sửa đổi), Nghị quyết về Trung tâm tài chính Quốc tế Việt Nam, Nghị quyết về cơ chế đặc thù TP Hải Phòng, Luật sửa đổi, bổ sung 7 luật... Tất cả nhằm mục tiêu xây dựng một hành lang pháp lý phù hợp với điều kiện mới, thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân vươn lên trở thành lực lượng nòng cốt trong nền kinh tế.

Cơ hội và kỳ vọng cho doanh nghiệp

Một điểm đáng chú ý là Nghị quyết 68 không chỉ tạo thuận lợi về thủ tục mà còn mở rộng không gian chiến lược cho các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết và công ty đại chúng. Với cơ chế minh bạch hơn, trách nhiệm rõ ràng hơn và hành lang pháp lý thông thoáng hơn, các doanh nghiệp này sẽ có điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu quả quản trị, tiếp cận vốn đầu tư trong và ngoài nước, và phát triển bền vững.

Ông Phan Đức Hiếu nhấn mạnh: “Phát triển kinh tế tư nhân không chỉ là mục tiêu, mà là trụ cột của phát triển bền vững. Muốn vậy, thể chế phải hiện đại, ít rào cản nhưng đầy tính thúc đẩy”.

Ông Phan Đức Hiếu: Nhiều luật và nghị quyết được Quốc hội thông qua ngay khi đủ điều kiện
Theo ông Hiếu, từ đầu năm 2024, Quốc hội đã liên tục thúc đẩy cải cách pháp luật với quy mô lớn chưa từng có khi đã ban hành hoặc cho ý kiến tới hơn 30 luật và nghị quyết có tính chất quy phạm.

Tuy nhiên, ông cũng chỉ rõ rằng, cơ hội chỉ trở thành hiện thực nếu quá trình thể chế hóa các nội dung của Nghị quyết được triển khai đồng bộ, quyết liệt và nghiêm túc từ Trung ương đến địa phương. Doanh nghiệp cũng cần chủ động hơn trong nâng cao năng lực quản trị, chuyên nghiệp hóa hoạt động và thích ứng linh hoạt với môi trường cạnh tranh mới.

Thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam thường bắt đầu với điểm yếu là thiếu kinh nghiệm, đặc biệt trong những lĩnh vực mới, công nghệ cao hoặc có tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt. Nếu không có cơ chế phù hợp để tạo cơ hội thử sức, thì mãi mãi chúng ta sẽ chỉ “đứng ngoài sân chơi”. Một số dự án lớn ban đầu như ở Hải Phòng thường được giao cho doanh nghiệp nước ngoài hoặc doanh nghiệp có kinh nghiệm quốc tế. Vậy đến bao giờ doanh nghiệp trong nước mới có cơ hội trưởng thành?

Phải có cơ chế “đặt hàng” hoặc chỉ định thầu trong những dự án quan trọng mang tính chiến lược quốc gia, để các doanh nghiệp trong nước có thể học hỏi, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn. Nếu không có cơ chế ưu tiên ít nhất trong giai đoạn đầu thì rất khó để doanh nghiệp Việt có thể cạnh tranh và lớn lên.

Vì vậy, việc triển khai Nghị quyết lần này cần một tinh thần như vậy, một cơ chế hỗ trợ nhưng cũng tạo áp lực tích cực để doanh nghiệp buộc phải đổi mới. Phải có cơ chế linh hoạt, không rập khuôn, cứng nhắc, để có thể hiện thực hóa các định hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước thành kết quả cụ thể, thiết thực.

"Cá nhân tôi rất trông đợi rằng, các doanh nghiệp sẽ cảm nhận được sự dễ dàng hơn trong môi trường kinh doanh, đặc biệt là thủ tục, giấy phép, điều kiện gia nhập thị trường. Tuy nhiên, khi môi trường kinh doanh trở nên minh bạch, thuận lợi và bình đẳng hơn thì áp lực cạnh tranh cũng sẽ tăng lên. Nhiều doanh nghiệp trẻ, có mô hình kinh doanh sáng tạo, am hiểu công nghệ dù chưa có tiềm lực tài chính mạnh cũng có thể tham gia thị trường. Những doanh nghiệp đang "đứng vững" hôm nay sẽ phải thích nghi, cải thiện quản trị, hiệu quả, khả năng phục vụ khách hàng... để không bị tụt lại phía sau", ông Hiếu nhận định.

Chúng ta nói nhiều về nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, nhưng trước đây thường là lời khuyên, là khẩu hiệu. Bây giờ, áp lực cạnh tranh sẽ khiến doanh nghiệp buộc phải làm thật, thay đổi thật, nếu muốn tồn tại và phát triển. Chỉ khi có một môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, công bằng, thì mới có thể nâng cao chất lượng doanh nghiệp Việt. Những doanh nghiệp có ý tưởng, năng lực, sáng tạo thực sự sẽ trụ lại, tồn tại và phát triển.

"Vì vậy, tôi rất mong muốn lắng nghe phản hồi, chia sẻ từ cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu ngành xem họ tiếp nhận tinh thần của nghị quyết này như thế nào? Họ có những góp ý gì, những kỳ vọng gì, và sẵn sàng đổi mới đến đâu? Đó là điều rất đáng quan tâm", ông Phan Đức Hiếu cho biết.

Đình Khương

  • bidv-14-4
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • banner-pvi-horizontal
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • agribank-vay-mua-nha

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 119,300 ▲600K 121,300 ▲600K
AVPL/SJC HCM 119,300 ▲600K 121,300 ▲600K
AVPL/SJC ĐN 119,300 ▲600K 121,300 ▲600K
Nguyên liệu 9999 - HN 10,880 ▲60K 11,300 ▲60K
Nguyên liệu 999 - HN 10,870 ▲60K 11,290 ▲60K
Cập nhật: 03/07/2025 14:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 114.800 ▲300K 117.400 ▲400K
TPHCM - SJC 119.300 ▲600K 121.300 ▲600K
Hà Nội - PNJ 114.800 ▲300K 117.400 ▲400K
Hà Nội - SJC 119.300 ▲600K 121.300 ▲600K
Đà Nẵng - PNJ 114.800 ▲300K 117.400 ▲400K
Đà Nẵng - SJC 119.300 ▲600K 121.300 ▲600K
Miền Tây - PNJ 114.800 ▲300K 117.400 ▲400K
Miền Tây - SJC 119.300 ▲600K 121.300 ▲600K
Giá vàng nữ trang - PNJ 114.800 ▲300K 117.400 ▲400K
Giá vàng nữ trang - SJC 119.300 ▲600K 121.300 ▲600K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 114.800 ▲300K
Giá vàng nữ trang - SJC 119.300 ▲600K 121.300 ▲600K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 114.800 ▲300K
Giá vàng nữ trang - Vàng Kim Bảo 999.9 114.800 ▲300K 117.400 ▲400K
Giá vàng nữ trang - Vàng Phúc Lộc Tài 999.9 114.800 ▲300K 117.400 ▲400K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 114.100 ▲200K 116.600 ▲200K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 113.980 ▲200K 116.480 ▲200K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 9920 113.270 ▲200K 115.770 ▲200K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 113.030 ▲190K 115.530 ▲190K
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 80.100 ▲150K 87.600 ▲150K
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 60.860 ▲120K 68.360 ▲120K
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 41.160 ▲90K 48.660 ▲90K
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 104.410 ▲190K 106.910 ▲190K
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 63.780 ▲130K 71.280 ▲130K
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 68.440 ▲130K 75.940 ▲130K
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 71.940 ▲140K 79.440 ▲140K
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 36.380 ▲80K 43.880 ▲80K
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 31.130 ▲70K 38.630 ▲70K
Cập nhật: 03/07/2025 14:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 11,270 ▲40K 11,720 ▲40K
Trang sức 99.9 11,260 ▲40K 11,710 ▲40K
NL 99.99 10,845 ▲30K
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 10,845 ▲30K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 11,480 ▲40K 11,780 ▲40K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 11,480 ▲40K 11,780 ▲40K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 11,480 ▲40K 11,780 ▲40K
Miếng SJC Thái Bình 11,930 ▲60K 12,130 ▲60K
Miếng SJC Nghệ An 11,930 ▲60K 12,130 ▲60K
Miếng SJC Hà Nội 11,930 ▲60K 12,130 ▲60K
Cập nhật: 03/07/2025 14:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng TCB
AUD 16692 16961 17541
CAD 18732 19010 19628
CHF 32460 32844 33496
CNY 0 3570 3690
EUR 30264 30538 31570
GBP 34920 35314 36257
HKD 0 3207 3409
JPY 175 179 185
KRW 0 18 20
NZD 0 15593 16183
SGD 20046 20328 20854
THB 725 788 842
USD (1,2) 25934 0 0
USD (5,10,20) 25974 0 0
USD (50,100) 26003 26037 26345
Cập nhật: 03/07/2025 14:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng BIDV
USD 26,006 26,006 26,345
USD(1-2-5) 24,966 - -
USD(10-20) 24,966 - -
GBP 35,294 35,390 36,250
HKD 3,277 3,287 3,383
CHF 32,707 32,808 33,606
JPY 178.72 179.04 186.43
THB 772.07 781.61 836.03
AUD 16,946 17,007 17,467
CAD 18,944 19,005 19,549
SGD 20,186 20,249 20,913
SEK - 2,702 2,795
LAK - 0.93 1.29
DKK - 4,070 4,207
NOK - 2,555 2,642
CNY - 3,607 3,702
RUB - - -
NZD 15,554 15,699 16,143
KRW 17.78 18.54 20.01
EUR 30,459 30,483 31,695
TWD 819.62 - 991.44
MYR 5,798.38 - 6,536.74
SAR - 6,865.54 7,219.9
KWD - 83,536 88,742
XAU - - -
Cập nhật: 03/07/2025 14:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,990 26,000 26,340
EUR 30,297 30,419 31,549
GBP 35,093 35,234 36,229
HKD 3,269 3,282 3,387
CHF 32,480 32,610 33,546
JPY 178.05 178.77 186.23
AUD 16,876 16,944 17,487
SGD 20,207 20,288 20,843
THB 787 790 826
CAD 18,926 19,002 19,536
NZD 15,673 16,183
KRW 18.49 20.32
Cập nhật: 03/07/2025 14:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 26030 26030 26345
AUD 16861 16961 17537
CAD 18933 19033 19584
CHF 32708 32738 33612
CNY 0 3622.9 0
CZK 0 1190 0
DKK 0 4120 0
EUR 30564 30664 31439
GBP 35220 35270 36391
HKD 0 3330 0
JPY 178.86 179.86 186.42
KHR 0 6.267 0
KRW 0 18.8 0
LAK 0 1.152 0
MYR 0 6400 0
NOK 0 2590 0
NZD 0 15714 0
PHP 0 438 0
SEK 0 2760 0
SGD 20202 20332 21063
THB 0 754.8 0
TWD 0 900 0
XAU 11600000 11600000 12070000
XBJ 10800000 10800000 12070000
Cập nhật: 03/07/2025 14:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng OCB
USD100 26,025 26,075 26,345
USD20 26,025 26,075 26,345
USD1 26,025 26,075 26,345
AUD 16,905 17,055 18,130
EUR 30,602 30,752 31,990
CAD 18,872 18,972 20,300
SGD 20,266 20,416 20,901
JPY 179.33 180.83 185.55
GBP 35,320 35,470 36,266
XAU 11,888,000 0 12,092,000
CNY 0 3,506 0
THB 0 789 0
CHF 0 0 0
KRW 0 0 0
Cập nhật: 03/07/2025 14:00