Nigeria và Maroc tìm kiếm tài trợ cho dự án đường ống dẫn khí đốt siêu lớn
![]() |
Kể từ khi Nga bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine, trữ lượng khí đốt của châu Phi ngày càng thu hút nhiều sự chú ý, với việc Liên minh châu Âu đang tìm kiếm các giải pháp thay thế cho nguồn cung cấp khí đốt từ Nga.
Bốn năm trước, Vua Mohammed VI của Maroc và Tổng thống Nigeria Muhammadu Buhari đã đồng ý về một dự án lớn vận chuyển khí đốt dọc theo bờ biển Đại Tây Dương, dài hơn 3.000 km. Một thỏa thuận giữa hai nước đã được ký kết lần đầu tiên vào năm 2016.
Bộ trưởng Dầu mỏ Nigeria Timipre Sylva cho biết đường ống này sẽ là một phần mở rộng của đường ống dẫn khí đốt đã đưa khí đốt từ miền nam Nigeria đến Benin, Ghana và Togo kể từ năm 2010. "Chúng tôi muốn tiếp tục đường ống tương tự này tới Maroc dọc theo bờ biển. Ngày nay, dự án vẫn đang được nghiên cứu", ông Sylva cho biết.
"Chúng tôi đang tìm kiếm nguồn tài chính và nhiều người đang tỏ ra quan tâm", Bộ trưởng nói tiếp. Ông nói: “Người Nga đã đến văn phòng của tôi vào tuần trước, họ rất muốn đầu tư vào dự án này”.
Hiện tại, ông Sylva cho biết vẫn chưa tìm được thỏa thuận về nguồn vốn. "Có rất nhiều sự quan tâm của quốc tế nhưng chúng tôi vẫn chưa xác định được nhà đầu tư mà chúng tôi muốn làm việc".
Việc đưa khí đốt của Nigeria tới Bắc Phi từ lâu đã thúc đẩy nhiều mối quan tâm, với việc Algeria dẫn đầu các cuộc thảo luận đáng chú ý vào năm 2002 cho một dự án đường ống tương tự xuyên khu vực Sahel.
Nigeria, một thành viên của OPEC, có trữ lượng khí đốt khổng lồ, đứng thứ nhất ở châu Phi và thứ bảy trên thế giới.
Nh.Thạch
AFP
-
Shell tạm hoãn bán tài sản dầu mỏ ở Nigeria
-
ExxonMobil "kiếm được nhiều tiền hơn cả Chúa"!
-
BP giành được quyền thăm dò lô ngoài khơi Ai Cập
-
Đoàn công tác dầu khí Nga thăm và làm việc tại NMLD Dung Quất
-
Một người Qatar được bổ nhiệm làm người đứng đầu Ban giám đốc Rosneft
-
Shell nhận định về việc G7 muốn áp trần giá dầu của Nga
- PetroChina dự định bán tài sản ở Úc và Canada
- Tin vui cho nhà đầu tư chứng khoán Việt: Sắp được giao dịch T+2
- 6 tháng đầu năm, Việt Nam thu hút 14,03 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành: Tuyệt đối không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực
- Chỉ định thầu đền bù, giải phóng mặt bằng Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông
- Rà soát tiến độ thực hiện các dự án đường bộ cao tốc tại Đồng Nai, Lâm Đồng
- Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung thành phố Phú Quốc đến năm 2040
- Triển khai Nghị quyết của Quốc hội về một số dự án đường giao thông
- Giao Điện Biên thực hiện dự án cao tốc Sơn La - Điện Biên - Cửa khẩu Tây Trang
- CTCK Dầu khí: Cơ hội đầu tư nửa cuối năm 2022 đến từ nhóm doanh nghiệp thuộc ngành nghề phòng thủ
- Thị trường tiền số khủng hoảng, bitcoin giảm về 19.000 USD
- Phân bón chịu thuế GTGT vấn đề cấp bách
-
PetroChina dự định bán tài sản ở Úc và Canada
-
Tin vui cho nhà đầu tư chứng khoán Việt: Sắp được giao dịch T+2
-
6 tháng đầu năm, Việt Nam thu hút 14,03 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
-
Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành: Tuyệt đối không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực
-
Chỉ định thầu đền bù, giải phóng mặt bằng Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông