"Niềm tự hào không lực Mỹ" rũ cánh trên bầu trời Hà Nội

06:06 | 20/12/2012

2,716 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Mùa đông năm 1972, nhằm kết thúc chiến tranh tại Việt Nam một cách nhanh nhất, đế quốc Mỹ đã tung "con bài chiến lược" máy bay B52 ném bom Hà Nội và khu vực lân cận. Tuy nhiên, chúng đã nhận thất bại nặng nề...

Liên tục trong 12 ngày đêm (từ 18/12 - 30/12/1972), các máy bay ném bom chiến thuật mà chủ yếu là máy bay B52 đã rải xuống hơn 36.000 tấn bom xuống Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và các khu vực khác. Mục đích mà chúng muốn hướng tới là đưa Hà Nội và miền Bắc Việt Nam "trở về thời kì đồ đá".

Tuy nhiên, nhân dân Hà Nội và toàn miền Bắc đã kiên cường chiến đấu, quyết tâm tiêu diệt máy bay địch và đã giành chiến thắng oanh liệt. Chúng ta đã bắn hạ "pháo đài bay" B52 - niềm tự hào của Không lực Hoa Kỳ, bắt chúng chịu thua trên bầu trời Hà Nội và chấp nhận ngồi vào bàn đám phán.

.

Những thông số của máy bay B52. Không khó hiểu khi Mỹ coi đây là "pháo đài bay bất khả xâm phạm"

Nhưng "pháo đài bay" đó cũng phải chịu thất bại nặng nề trong chiến dịch "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"

Trong tổng số 81 máy bay bị bắn rơi trong chiến dịch có 34 chiếc B52. Những động cơ của B52 còn giữ được hình dáng.

Một động cơ bị hư hỏng khi bị bắn rơi.

"Pháo đài bay" giờ chỉ là một đống sắt vụn.

Thân máy bay bị biến dạng hoàn toàn.

Một phần đuôi của máy bay B52

Xác máy bay B52 ở Hồ Hữu Tiệp bị bắn rơi ngày 27/12/1972.

"Rồng lửa Thăng Long" - tên lửa SAM - II góp phần hạ nhiều máy bay địch, trong đó có cả máy bay B52.

Ra đa góp phần không nhỏ vào việc phát hiện ra máy bay địch từ xa, giúp cho quân dân ta chiến đấu chống lại kẻ thù.

Xe ra đa PRV 11 do Liên Xô chế tạo đã trực tiếp phát hiện và bảo đảm dẫn đường cho máy bay ta đánh thắng hàng trăm trận.

Máy bay MIG - 21 của Anh hùng Phạm Tuân là chiếc máy bay đã bắn rơi B52 đầu tiên của Không quân Việt Nam.

Dưới cánh máy bay là nơi lắp đặt những quả tên lửa, vũ khí chính hạ B52.

Dưới bụng máy bay còn một quả tên lửa khác, đảm bảo cho việc tiêu diệt máy bay địch thành công.

Những mảnh xác máy bay địch từng một thời "hô mưa gọi gió" trên bầu trời giờ đang nằm trong các viện bảo tàng.

Hiền Anh