Những nền kinh tế lớn được dự báo suy thoái trong 12 tháng tới
Nói với CNBC, ông Rob Subbaraman, trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường toàn cầu tại Nomura, cho biết: "Hiện nhiều ngân hàng trung ương đã chuyển sang nhiệm vụ cơ bản duy nhất là giảm lạm phát". Vì vậy, họ sẽ rất mạnh tay trong chính sách tiền tệ.
"Điều đó có nghĩa lãi suất sẽ còn tăng. Trong vài tháng qua, chúng tôi cho rằng sẽ có những rủi ro suy thoái kinh tế và chúng tôi đã đúng. Hiện có nhiều nền kinh tế phát triển đang thực sự rơi vào suy thoái", ông nói.
![]() |
Hiện nhiều ngân hàng trung ương đã chuyển sang nhiệm vụ cơ bản duy nhất là giảm lạm phát (Ảnh: AFP/Getty). |
Ngoài Mỹ, Nomura cũng dự đoán suy thoái sẽ xảy ra ở khu vực đồng tiền chung châu Âu, Anh, Nhật, Hàn Quốc, Australia và Canada trong năm tới.
Ông Subbaraman cho rằng các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đã duy trì "chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo" quá lâu và ông hy vọng lạm phát chỉ là tạm thời. Giờ đây các chính phủ đang cố gắng bắt kịp và giành lại quyền kiểm soát tình hình lạm phát.
Theo ông, khi nhiều nền kinh tế suy yếu, không thể dựa vào xuất khẩu để tăng trưởng, nên nguy cơ suy thoái là có thể xảy ra.
Đối với Mỹ, Nomura cho rằng cuộc suy thoái không sâu nhưng sẽ kéo dài trong 5 quý, bắt đầu từ quý IV năm nay. "Mỹ sẽ rơi vào suy thoái - tức tăng trưởng âm - bắt đầu từ quý IV năm nay. Đó là cuộc suy thoái nông nhưng kéo dài. Chúng tôi dự báo suy thoái sẽ kéo dài trong 5 quý liên tiếp", ông nói.
Trong báo cáo nghiên cứu của mình, các nhà nghiên cứu của Nomura cũng nhấn mạnh đến một số nền kinh tế quy mô trung bình, như Australia, Canada và Hàn Quốc, sẽ có nguy cơ suy thoái sâu hơn dự kiến nếu lãi suất tăng cao làm vỡ bong bóng nhà đất.
"Điều kỳ lạ là Trung Quốc. Nước này đang hồi phục sau suy thoái khi nền kinh tế đóng cửa do các chính sách điều tiết", ông Subbaraman nói và cho rằng nước này vẫn có nguy cơ đóng cửa và xảy ra một cuộc suy thoái khác nếu Bắc Kinh vẫn duy trì chính sách zero-Covid.
Theo ông, nếu các ngân hàng trung ương không thắt chặt chính sách tiền tệ để hạ nhiệt lạm phát lúc này, nỗi đau kinh tế sẽ cao hơn nhiều khi lạm phát cao hơn và duy trì ở đó.
Bởi điều này sẽ dẫn đến vòng xoáy tiền lương - giá cả và về lâu dài sẽ gây đau đớn hơn cho nền kinh tế. "Rất khó có giải pháp ổn thỏa để giải quyết nỗi đau đó và giảm lạm phát là cách tốt hơn đối với nền kinh tế và xã hội thế giới hơn là để lạm phát vượt khỏi tầm kiểm soát như đã xảy ra những năm 1970", ông nói.
Theo Dân trí
-
Tin tức kinh tế ngày 20/3: Nới room ngoại tối đa cho 4 ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc
-
Cuộc họp tiếp theo của FED diễn ra khi nào?
-
FED giữ nguyên lãi suất lần thứ 2 liên tiếp
-
Tin tức kinh tế ngày 1/3: Thanh long trở lại "ngôi vương" xuất khẩu
-
Ngành ngân hàng sẵn sàng trợ lực để nền kinh tế tăng trưởng 8% trong năm 2025
-
Tin tức kinh tế ngày 7/4: Thu ngân sách Nhà nước quý I tăng gần 30% so với cùng kỳ
-
Quốc hội Mỹ tranh luận giới hạn quyền áp thuế của ông Trump
-
Xung đột thương mại Mỹ - Trung: Ai sẽ chịu thiệt hại nặng nề nhất?
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 7/4: BP tìm kiếm Chủ tịch mới
-
[Infographic] Diễn biến giá vàng tuần qua (31/3-6/4)