Những năm Mùi đáng nhớ trong lịch sử dân tộc Việt Nam
Đền thờ Phùng Hưng làng cổ Đường Lâm, Hà Nội
Xuân Tân Mùi-791: Phùng Hưng (người Đường Lâm-Sơn Tây) dấy binh đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường, làm chủ đất nước, nhân dân tôn là Bố Cái Đại Vương.
Kỷ Mùi-889: Năm sinh Ngô Quyền, anh hùng dân tộc, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Nam Hán năm 938, lập nhà Ngô mở đầu giai đoạn quốc gia độc lập.
Hình minh hoạ vua Lý Thường Kiệt đánh đuổi giặc ngoại xâm
Năm Kỷ Mùi-1019: Năm sinh anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt, giúp nhà Lý chỉ đạo kháng chiến, hai lần đánh đuổi quân xâm lược Tống ra khỏi bờ cõi (năm 1075 và l077).
Ất Mùi-1355: Năm sinh Nguyễn Phi Khanh, đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) năm 19 tuổi, làm quan dưới thời nhà Hồ, là một danh sĩ nổi tiếng thời bấy giờ, còn để lại nhiều áng thơ văn trong tuyển tập văn học Việt Nam-ông là thân sinh anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi.
Sơ đồ trận Chi Lăng – Xương Giang.
Năm Đinh Mùi 1427: Trận Chi Lăng-Xương Giang (8-10 đến 3-11-1427) trận đánh quyết định của quân Lam Sơn diệt Liễu Thăng ở Chi Lăng, vây thành Đông Quan (tức Thăng Long) buộc Tổng binh Vương Thông ra hàng, đập tan ý chí xâm lược của quân Minh, thừa nhận nền độc lập đất nước Việt Nam.
Năm Kỷ Mùi 1799: Năm sinh Nguyễn Văn Siêu, người làng Kim Lũ (Thanh Trì, Hà Nội), là một nhà thơ có nhiều tác phẩm nổi tiếng, đồng thời là một học giả uyên thâm, ông là bạn thân với Cao Bá Quát, hai người nổi tiếng văn chương đương thời, được suy tôn là "thần siêu Thánh Quát" mất 1872.
Năm Quý Mùi 1883: nhà Nguyễn đã ký Hòa ước Quý Mùi, nhượng Nam Kỳ cho Pháp, chịu sự bảo hộ của Pháp. Hiệp ước này chính thức đánh dấu sự mở đầu thời kỳ Pháp thuộc ở Việt Nam.
Năm Đinh Mùi 1907: Các nhân sĩ yêu nước Lương Văn Can, Nguyễn Quyền... đã thành lập Đông Kinh nghĩa thục nhằm thực hiện cải cách xã hội tại Việt Nam. Năm 1907 cũng là năm sinh hai chiến sĩ Cách mạng nổi tiếng Trường Chinh và Lê Duẩn, từng là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
Kỷ Mùi 1919: Có hai sự kiện lịch sử đáng ghi nhớ: - Ngày 20-4-1919: Tôn Đức Thắng, thủy thủ hải quân Pháp, tham gia cuộc binh biến ở Biển Đen, ủng hộ nước Nga Xô-viết mới thành lập. Ngày 16-6-1919: Nguyễn Tất Thành chính thức lấy lên là Nguyễn Ái Quốc gửi "Yêu sách 8 điểm" của nhân dân Việt Nam đến hội nghị Véc-xay (Pháp).
Tân Mùi 1931: Năm này chứng kiến chính sách khủng bố trắng của đế quốc Pháp đã gây cho Cách mạng Vlệt Nam những tổn thất lớn: Ngày 19-4-1931, đồng chí Trần Phú, Tổng bí thư Đảng cộng sản Đông Dương bị bắt đày đi Côn Đảo, đến 6-4-1931 thì đồng chí hy sinh trong tù.
Ngày 6-6-1931: Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bị đế quốc Anh bắt ở Hương Cảng và bị tòa án thực dân Pháp ở Đông Dương xử tử hình vắng mặt.
Ngày 20-11-1931: Chiến sĩ cách mạng trẻ Lý Tự Trọng bị thực dân Pháp xử bắn ở Sài Gòn lúc mới mười bảy tuổi.
Quý Mùi 1943: Thường vụ Trung ương Đảng họp thông qua Đề cương Văn hóa Việt Nam; Bác Hồ viết Nhật ký trong tù (trong nhà lao của chính quyền Tưởng Giới Thạch).
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ra mắt quốc dân đồng bào sau ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng tại Quảng trường Ba Đình, ngày 01/10/1955
Năm Ất Mùi – 1955: Sau khi quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Hải Phòng, ngày 16/5/1955 (tức ngày 25 tháng 3 năm Tân Mùi), miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
Năm Kỷ Mùi 1979: Từ ngày 17/2 – 16/3/1979 trên toàn tuyến biên giới phía Bắc đã diễn ra cuộc chiến tranh chống lại quân xâm lược Trung Quốc.
Nguyễn Hoan (tổng hợp)
-
[VIDEO] Petrovietnam: 65 năm hiện thực mong ước của Bác Hồ
-
[VIDEO] Người Việt ở Nga với Bác Hồ và quê hương
-
[PetroTimesTV] Đoàn 36: Những bước chân đầu tiên của cuộc trường chinh đi tìm lửa
-
[PetroTimesTV] Dầu khí là một trong những ngành kinh tế quan trọng nhất của đất nước
-
Gần 2 vạn lượt khách vào Lăng viếng Bác trong sáng 30/4
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025