Những chuyển biến tích cực
Tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh
![]() |
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp |
Bản tin cập nhập thị trường lao động số 16, quý IV/2017 đã khẳng định, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục khởi sắc với mức tăng trưởng cao trong nhiều năm qua, chủ yếu do sự đóng góp của ngành công nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt, số doanh nghiệp (DN) mới và DN đang hoạt động tăng lên đã góp phần gia tăng số người có việc làm và giảm tình trạng thất nghiệp ở quý IV/2017 xuống 2,19%.
Tuy nhiên, tại các sàn giao dịch việc làm trong những tháng đầu năm 2018, có thể nhận thấy số thất nghiệp vẫn còn nhiều và người lao động (NLĐ) mặc dù có nhu cầu nhưng thực tế họ vẫn chưa vội vàng tìm kiếm việc làm ổn định.
Đánh giá về vấn đề này, ông Đào Quang Vinh - Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Trưởng ban Biên tập bản tin Thị trường lao động Việt Nam cho biết: Đây là tình trạng thường xuyên xảy ra đối với thị trường lao động Việt Nam. Sau dịp nghỉ tết Nguyên đán, NLĐ thường đủng đỉnh và muốn có thời gian để tìm được việc làm với phúc lợi tốt hơn. Tuy nhiên, năm nay những biến động về sự thiếu hụt lao động trở lại làm việc như trước đây là không có. Cụ thể, chỉ số thất nghiệp ở quý I/2018 đang ở mức thấp. Năm 2018, thị trường lao động sẽ chuyển biến theo hướng tích cực, đó là tăng nhiều số lao động làm việc trong ngành dịch vụ, công nghiệp chế biến, chế tạo, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới.
Trong quý I/2018, dự báo tổng số việc làm đạt khoảng 54,20 triệu, tăng 150 nghìn người so với quý IV/2017. Dự báo tăng trưởng GDP trong quý I/2018 khoảng 6,3%, cả năm có thể đạt được 6,8%, sẽ tiếp tục tác động tích cực tới thị trường lao động. |
Ngoài ra, để hỗ trợ NLĐ tìm được việc làm tốt thì các sàn giao dịch cũng như các trung tâm hỗ trợ việc làm cần có hệ thống thông tin tốt hơn, cập nhập nhanh hơn, giúp cho NLĐ có được thông tin tốt để định hướng cho việc lựa chọn và xin vào những nơi làm việc phù hợp với năng lực và sở trường của họ.
Đồng quan điểm, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp cho rằng: Trong bản tin cập nhập lao động quý IV/2017 có rất nhiều thông tin nổi bật như: Tỷ lệ lao động có việc làm tăng hơn, chất lượng lao động được cải thiện, số NLĐ được đào tạo ngày càng cao. Cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch tích cực hơn thông qua số lượng người làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ tăng lên, tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực phi chính thức giảm xuống. Đặc biệt thu nhập của người lao động được cải thiện so với quý III/2017 và so với quý IV/2016.
Cần cải thiện năng suất lao động
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế, năm 2017 là một năm mà cả thể chế và môi trường cạnh tranh đều được đánh giá tích cực, số lượng DN được thành lập mới tăng cao nhất trong vòng 10 năm qua (120.000 DN). Do đó, cùng với sự thuận lợi của môi trường kinh doanh thì thị trường lao động cũng có những chuyển biến tích cực, quan hệ lao động ngày càng ổn định hơn. Các doanh nghiệp bắt đầu chú trọng vào chính sách lương, thưởng, phúc lợi cho NLĐ, từ đó đã giảm tránh được câu chuyện sau tết, NLĐ không trở lại làm việc.
![]() |
Thị trường lao động Việt Nam |
Mặt khác, số lao động xuất khẩu trong năm 2017 đạt cao nhất từ trước tới nay, khi có tới 135.000 người lao động tại nước ngoài, tập trung ở hai thị trường lao động truyền thống lớn là Đài Loan và Nhật Bản (Đài Loan hơn 60.000 người, Nhật Bản là 54.000 người).
Thị trường lao động có những tín hiệu khả quan nhờ các con số về việc làm, tuy nhiên, theo ông Doãn Mậu Diệp, chất lượng lao động trong các báo cáo đều còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu về phát triển kinh tế - xã hội.
Thực tế, năng suất lao động lại là câu chuyện hoàn toàn khác, bởi 3 yếu tố: vốn, lao động và công nghệ, là các yếu tố quyết định quy mô GDP của một đất nước nhiều hay ít. 3 yếu tố này có kết hợp tốt hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào thể chế, môi trường kinh doanh và các điều kiện hỗ trợ cho các DN phát triển.
Chính vì thế, để cải thiện năng suất lao động, Chính phủ cần chú trọng đổi mới mô hình tăng trưởng; tập trung dần về khu vực có năng suất cao hơn; chính thức hóa việc làm ở khu vực phi chính thức chuyển sang làm công ăn lương. Tiếp đó là hoàn thiện thể chế, chính sách cùng với đổi mới công nghệ làm việc cho đến khi chuyển dịch cơ cấu lao động chuyển biến theo hướng tích cực và nhanh hơn.
Đặc biệt, trong thời gian tới, khi công nghiệp 4.0 được ứng dụng nhiều trong thực tế, nhiều người lo ngại NLĐ sẽ mất việc làm, nhưng đây cũng là xu hướng không thể thay đổi, bởi nếu chúng ta không đổi mới công nghệ thì năng suất lao động không phát triển được. Do đó cần có những biện pháp hỗ trợ NLĐ để tạo ra được giá trị tăng trưởng, tạo ra hàng hóa dịch vụ và góp phần tăng trưởng GDP, từ đó hy vọng sẽ cải thiện được môi trường lao động và đuổi kịp các nước khác trong khu vực.
Theo thống kê, lao động thất nghiệp trong quý IV/2017 giảm cả số lượng và tỷ lệ; thất nghiệp ở nhóm thanh niên và nhóm lao động có trình độ đại học trở lên giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể cả nước có 1.071.000 người thất nghiệp trong độ tuổi lao động, giảm 36.000 người so với quý IV/2016. |
Đông Nghi - Song Nguyễn
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025