Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 13/1/2023
![]() |
Kazakhstan đã đệ trình yêu cầu vận chuyển một lượng dầu thô khiêm tốn của Kazakhstan tới Đức thông qua đường ống Druzhba vào năm 2023. Ảnh: Energy Intel |
Hạ viện Mỹ cấm bán dầu từ kho dự trữ chiến lược cho Trung Quốc
Trong ngày 12/1, Hạ viện Mỹ do Đảng Cộng hòa kiểm soát đã bỏ phiếu thông qua dự luật cấm bán dầu từ kho dự trữ chiến lược của Mỹ cho Trung Quốc. Dự luật trên được thông qua với 331 phiếu thuận và 91 phiếu chống. Văn kiện này cấm Bộ Năng lượng Mỹ tiến hành giao dịch dầu từ kho dự trữ chiến lược với các công ty của Trung Quốc.
"Dự luật mới sẽ chấm dứt sự lạm dụng kho dầu mỏ dự trữ chiến lược của Tổng thống Biden", Hạ nghị sĩ Cathy McMorris, lãnh đạo Ủy ban Năng lượng và Thương mại Hạ viện Mỹ cho biết. Cũng theo bà McMorris, việc rút bớt nguồn dầu dự trữ là mối đe dọa với an ninh năng lượng quốc gia, khẳng định điều này cần phải chấm dứt.
Trong năm 2022, Tổng thống Joe Biden đã đồng ý xuất khẩu 180 triệu thùng dầu từ kho dự trữ chiến lược để ngăn đà tăng giá dầu. Quyết định của ông Biden được đưa ra trong bối cảnh Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cắt giảm sản lượng dầu và Mỹ cấm nhập khẩu dầu của Nga.
Đức mua dầu qua tuyến ống Nga vận hành
RiaNovosti hôm nay (13/1) dẫn thông báo của KazTransOil, công ty phụ trách dịch vụ vận chuyển dầu mỏ nhà nước Kazakhstan, cho biết, họ đã được giới chức Nga cấp phép vận chuyển 300 nghìn tấn dầu mỏ sang Đức qua lãnh thổ Nga trên tuyến ống dẫn do tập đoàn nhà nước Nga Transneft vận hành trong quý I/2023.
Bộ trưởng Năng lượng Kazakhstan Bolat Akchulakov thông tin, nước này có kế hoạch xuất khẩu 1,5 triệu tấn dầu sang Đức vào năm 2023 và có thể tăng khối lượng lên 7 triệu tấn, ở thời điểm nền kinh tế lớn nhất châu Âu bắt đầu hạn chế nhập khẩu dầu mỏ Nga từ tháng 12 năm ngoái.
Theo Sputnik, KazTransOil đã đề nghị Moscow cho phép bơm 1,2 triệu tấn dầu từ nước này sang Đức trong năm 2023, tương đương 300 nghìn tấn mỗi quý, qua lãnh thổ Nga trên đường ống Druzhba của Transneft, theo các điều khoản của thỏa thuận song phương về năng lượng được Nga-Kazakhstan kí kết năm 2002.
Thủ tướng Iraq thăm Đức để đàm phán về năng lượng
Văn phòng Thủ tướng Iraq cho biết Thủ tướng Mohammad Shia al-Sudani ngày 12/1 đã rời Bagdad tới Berlin để gặp người đồng cấp Đức Olaf Scholz và thảo luận về các dự án nhằm giải quyết tình trạng thiếu điện triền miên tại Iraq.
Cơ quan báo chí của Thủ tướng Iraq cho biết Thủ tướng Mohammad Shia al-Sudani dự kiến sẽ ký biên bản ghi nhớ với công ty Siemens Energy của Đức nhằm mở đường cho việc phục hồi và bảo trì lưới điện của Iraq. Theo cơ quan trên, đây là kế hoạch đầy hứa hẹn để phát triển ngành điện, theo đó thúc đẩy sản xuất, truyền tải và phân phối điện.
Là quốc gia nhiều giàu mỏ, song cơ sở hạ tầng của Iraq đổ nát sau nhiều năm xung đột và nước này phụ thuộc vào nước láng giềng Iran để đáp ứng phần lớn nhu cầu năng lượng. Tình trạng mất điện thường xuyên kéo dài từ 4 đến 10 giờ đồng hồ mỗi ngày, khiến 42 triệu dân Iraq gặp rất nhiều khó khăn. Chính phủ Iraq đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung khí đốt và nguồn cung điện.
![]() |
![]() |
T.H (t/h)
-
Thị trường năng lượng châu Á có thể tiếp tục biến động vì tham vọng dầu mỏ của ông Trump
-
Những tin tức năng lượng nổi bật thế giới trong năm 2024
-
Diễn đàn “Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”
-
[PetroTimesTV] Điểm sự kiện Năng lượng - Dầu khí nổi bật tuần qua, từ ngày 3 - 20/10/2024
-
[E-Magazine] Giải pháp nào để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP trong các quý tiếp theo?
-
Giá dầu thế giới có thể giảm tới mức nào?
-
Tin tức kinh tế ngày 19/4: Việt Nam cần hơn 266 tỷ USD đầu tư vào ngành điện
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng