Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam:

Nhiều hoạt động gắn với biển đảo quê hương

13:17 | 02/03/2021

298 lượt xem
|
(PetroTimes) - Từ ngày 1/3 đến 31/3/2021, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động văn hóa với chủ đề "Mùa xuân nho nhỏ" gắn với tình yêu biển đảo của Tổ quốc; góp phần động viên tinh thần đồng bào khắc phục khó khăn, đoàn kết chung tay cùng phòng, chống dịch Covid-19.
Tìm hiểu văn hóa các dân tộc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt NamTìm hiểu văn hóa các dân tộc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Đa dạng “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” tại Thủ đôĐa dạng “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” tại Thủ đô
Khám phá “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” tại Thủ đôKhám phá “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” tại Thủ đô

Các hoạt động có sự tham gia khoảng 100 đồng bào của 14 dân tộc (Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer) với sự tham gia của 12 địa phương, với các điểm nhấn của các địa phương có đồng bào hoạt động hằng ngày (Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Sóc Trăng); huy động khoảng 15 nghệ nhân đồng bào dân tộc Thái tỉnh Sơn La ngày 6 - 7/3; khoảng 30 học sinh, sinh viên trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Tây Bắc.

Nhiều hoạt động gắn với biển đảo quê hương
Giao lưu văn nghệ với những ca khúc về tình yêu biển đảo

Hoạt động điểm nhấn chuyên đề là nhóm các hoạt động "Biển đảo quê hương" tại Làng tạo không gian tổng hợp trưng bày ảnh giới thiệu biển đảo quê hương đến khách du lịch, đặc biệt là thế hệ trẻ qua âm thanh, hình ảnh, hiện vật, phim tài liệu phong phú, thực tế; củng cố, hoàn thiện 21 phiến đá chủ quyền quần đảo Trường Sa; tiếp tục vận động tuyên truyền, tổ chức, cá nhân hiến tặng tư liệu, hiện vật chứng cứ về Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Chương trình ca múa nhạc tổng hợp “Tình ca từ biển” là câu chuyện kể về biển đảo quê hương của những con người nơi đầu sóng ngọn gió; là biểu hiện cho sức trẻ, cho lòng khâm phục, kính trọng, yêu thương những người con của biển đang sống, rèn luyện, sẵn sàng chiến đấu hi sinh bảo vệ từng tấc đảo, từng sải biển máu thịt của quê hương đang gửi gắm các anh. Bằng sự cảm nhận về âm nhạc và tình yêu biển đảo quê hương mỗi chúng ta sẽ thêm hiểu, thêm yêu cuộc đời và chính đó sẽ tiếp thêm cho chúng ta nghị lực, khát khao cho bản thân. Từ những trải nghiệm mỗi chúng ta nhất là các bạn trẻ biết “sống đẹp”, chia sẻ, động viên cùng vươn lên trong cuộc sống để mỗi người tự ý thức, trách nhiệm tạo nên một “mùa xuân nho nhỏ” của riêng mình. Các tiết mục là sự quyện hòa của tinh thần hướng về biển đảo và tình yêu Tổ quốc thể hiện trong tình yêu biển đảo quê hương của tuổi trẻ của đồng bào các dân tộc anh em.

Nhiều hoạt động gắn với biển đảo quê hương
Đồng bào dân tộc Thái giới thiệu lễ hội truyền thống đặc sắc của dân tộc mình tại không gian Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Hoạt động chuyên đề “Xuân trên bản mường” với chương trình giao lưu “Tiếng hát mùa Ban” là màn trình diễn nghệ thuật tổng hợp của các nghệ nhân đồng bào dân tộc Thái gồm biểu diễn âm nhạc, diễn xướng kể về câu chuyện của hoa Ban, về vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc khi mùa hoa Ban nở. Ngoài ra còn giới thiệu ẩm thực từ hoa Ban và vẻ đẹp hoa Ban qua hình ảnh người con gái Thái. Hình ảnh của hoa Ban - hình ảnh của những người con gái Thái sẽ được thể hiện tình nhất trong không gian của tình đất và người Sơn La với bàn tay khéo léo chế biến các món ăn độc đáo từ hoa Ban đặc trưng ẩm thực dân tộc Thái, là tiếng thoi đưa dệt vải thêu thùa khăn piêu, là những vòng xòe đắm say trong không khí đất trời tháng Ba.

Vào các dịp cuối tuần, tại không gian Làng sẽ có chương trình “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang” gồm có ca múa nhạc về mùa xuân dân tộc, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa, con người Tây Nguyên khi tháng 3 về. Khán giả sẽ được thưởng thức âm hưởng rộn rã của các nhạc cụ Tây Nguyên, các ca khúc về Tây Nguyên với một sức sống mới, niềm cảm hứng mới. Chương trình cũng giới thiệu vẻ đẹp của người phụ nữ Tây Nguyên qua trang phục “Em là hoa Pơ lang” và tái hiện nghi thức cộng đồng “Buôn làng vào hội” của các buôn làng dân tộc ở Tây Nguyên.

Bên cạnh đó là các hoạt động hàng ngày, cuối tuần, hội xuân, chương trình du lịch Homestay, trải nghiệm ẩm thực, trò chơi dân gian... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, thu hút khách du lịch đến với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Phú Văn

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan