Vụ xét xử Dương Chí Dũng và đồng phạm:

Dương Chí Dũng bị đề nghị mức án tử hình

17:25 | 13/12/2013

1,133 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc với vai trò là chủ mưu trong việc mua ụ nổi gây thiệt hại kinh tế cho Nhà nước và tham ô tài sản nên đại diện Viện Kiểm sát nhân dân đề nghị mức án tử hình. Các bị cáo khác từ 6 đến 30 năm tù giam.

Đúng 15h ngày 13/12, HĐXX đã tuyến bố kết thức phần xét hỏi. Đại điện Viện Kiểm sát đọc kết luận: Mặc dù lời khai của các bị cáo chối tội và đổ lỗi cho nhau nhưng sau khi xét hỏi các nhân chứng, người liên quan và chứng cứ thu thập được, Viện Kiểm sát nhân dân nhận thấy, việc cơ quan chức năng cáo buộc các bị cáo về tội “Cố ý làm trái với quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và tội “Tham ô tài sản” là có cơ sở.

Đại diện Viện Kiểm sát đề nghị mức án.

Bị cáo Dương Chí Dũng (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines) bị Viện Kiểm sát nhân dân đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt mức án tử hình về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và 20 năm tù về tội “Tham ô tài sản”. Tổng mức hình phạt là tử hình.

Bị cáo Mai Văn Phúc (nguyên Tổng giám đốc Vinalines) Viện Kiểm sát nhân dân đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt mức án tử hình về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và 20 năm tù về tội “Tham ô tài sản”. Tổng mức hình phạt là tử hình.

Bị cáo Trần Hữu Chiều (nguyên Phó Tổng giám đốc Vinalines) Viện Kiểm sát nhân dân đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt mức án 13 đến 14 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và 9 đến 10 năm về tội “Tham ô tài sản”. Tổng mức đề nghị là 22 đến 24 năm tù.

Bị cáo Trần Hải Sơn (nguyên nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines) Viện Kiểm sát nhân dân đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt mức án 19 đến 20 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và 9 đến 10 năm tù về tội “Tham ô tài sản”. Tổng mức đề nghị là 28 đến 30 năm tù.

 

Các bị cáo lắng nghe đề xuất mức án mà Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân đề nghị.

 

Bùi Thị Bích Loan (nguyên Trưởng ban Tài chính – Kế toán Vinalines) bị Viện Kiểm sát nhân dân đề nghị Hội đồng xét xử  tuyên phạt mức án từ 6 đến 8 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Mai Văn Khang (nguyên Phó trưởng ban đóng mới tàu biển Vinalines) bị Viện Kiểm sát nhân dân đề nghị Hội đồng xét xử  tuyên phạt mức án từ 8 đến 10 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Lê Văn Dương (nguyên Đăng kiểm viên, Cục Đăng kiểm Việt Nam) bị Viện Kiểm sát nhân dân đề nghị Hội đồng xét xử  tuyên phạt mức án từ 6 đến 8 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Huỳnh Hữu Đức (cán bộ Chi cục Hải quan Vân Phong, Khánh Hòa) bị Viện Kiểm sát nhân dân đề nghị Hội đồng xét xử  tuyên phạt mức án từ 6 đến 8 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Lê Văn Lừng (cán bộ Chi cục Hải quan Vân Phong, Khánh Hòa) bị Viện Kiểm sát nhân dân đề nghị Hội đồng xét xử  tuyên phạt mức án từ 6 đến 8 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Lê Ngọc Triện (cán bộ Chi cục Hải quan Vân Phong, Khánh Hòa) bị Viện Kiểm sát nhân dân đề nghị Hội đồng xét xử  tuyên phạt mức án từ 6 đến 8 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Về dân sự, Viện kiểm sát nhân dân cũng đề nghị Hội đồng xét xử buộc Dương Chí Dũng, Mai  Văn Phúc, Trần Hữu Chiều, Trần Hải Sơn phải đền bù số tiền hơn 28,2 tỉ đồng.

Tất cả 10 bị cáo phải có trách nhiệm bồi thường số tiền gần 367 tỉ đồng thiệt hại do hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” trong thương vụ mua ụ nổi 83M.

 

Thiên Minh