Một số yếu tố gây sức ép lên mặt bằng giá từ nay đến cuối năm

12:45 | 04/07/2019

375 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Theo dự báo của Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá, từ nay đến cuối năm, có một số yếu tố gây sức ép lên mặt bằng giá như: biến động của giá xăng dầu, việc điều chỉnh giá một số mặt hàng do nhà nước quản lý (y tế, giáo dục) theo lộ trình thị trường...

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng đầu năm 2019 tăng 2,64% so cùng kỳ năm 2018, thấp nhất trong vòng 3 năm qua. Cơ quan thống kê cũng cho rằng diễn biến CPI như vậy là tương đối sát với dự báo trước đó và nằm trong kịch bản CPI tăng thấp.

mot so yeu to gay suc ep len mat bang gia tu nay den cuoi nam
(Ảnh minh họa)

Ông Nguyễn Văn Truyền, Phó cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết nguyên nhân góp phần làm CPI 6 tháng đầu năm tăng thấp là do giá lương thực giảm vì nguồn cung trong nước dồi dào; giá xăng dầu trong nước giảm trở lại từ cuối tháng 5 đến nay; giá dịch vụ viễn thông tiếp tục giảm…

Cùng với đó, các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo cân đối cung cầu, tăng cường thanh kiểm tra, điều hành giá các mặt hàng do nhà nước quản lý với mức độ và thời điểm phù hợp, hạn chế tác động đến giá cả chung và lạm phát kỳ vọng.

Đối với giá dịch vụ khám, chữa bệnh, đến nay đã có 8 địa phương đã điều chỉnh giá dịch vụ không có bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, để tránh việc tác động đến tâm lý trong bối cảnh điều chỉnh tăng giá xăng dầu và điện thời gian qua, thực hiện yêu cầu của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Bộ Y tế đã có công văn đề nghị các địa phương còn lại tạm dừng điều chỉnh, trừ trường hợp việc điều chỉnh giá y tế ở các địa phương tác động giảm đến CPI.

Về giá dịch vụ giáo dục, sách giáo khoa, để tránh việc tăng giá tác động đến CPI, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương yêu cầu đăng ký lộ trình, thời điểm dự kiến tăng học phí và lưu ý các địa phương không tăng học phí vào một thời điểm, nhất là đầu năm học mới để hạn chế tối đa tác động đến CPI.

Theo dự báo của Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá, từ nay đến cuối năm, có một số yếu tố gây sức ép lên mặt bằng giá như: biến động của giá xăng dầu, việc điều chỉnh giá một số mặt hàng do nhà nước quản lý (y tế, giáo dục) theo lộ trình thị trường, việc điều chỉnh lương cơ sở, yếu tố rủi ro về dịch bệnh, thiên tai và thời tiết bất lợi…

Tuy nhiên, cũng có một số yếu tố làm giảm áp lực lên mặt bằng giá như: Dự báo giá gạo trong nước và thế giới có khả năng giảm do nhu cầu thấp, nguồn cung dồi dào; các mặt hàng vật liệu xây dựng ổn định; giá dịch vụ bưu chính viễn thông tiếp tục ổn định và có xu hướng giảm; tỷ giá, lãi suất hiện vẫn đang được điều hành ổn định…

Trước diễn biến của tình hình thực tế, Nhóm giúp việc Ban chỉ đạo điều hành giá dự báo 2 kịch bản lạm phát bình quân cho cả năm 2019 đều nằm trong khoảng từ 3,17 - 3,41%, thấp hơn mục tiêu cả năm ở mức 4%.

M.T

mot so yeu to gay suc ep len mat bang gia tu nay den cuoi namSức ép lạm phát gia tăng
mot so yeu to gay suc ep len mat bang gia tu nay den cuoi namĐiều hành giá điện - 2 mục tiêu lớn
mot so yeu to gay suc ep len mat bang gia tu nay den cuoi namThị trường vẫn “bình tĩnh” dù lạm phát chịu nhiều áp lực tăng