Một năm sau Nghị định 24/2012/NĐ-CP: Thị trường vàng bắt đầu ổn định

06:49 | 08/08/2013

2,028 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Mục đích cao nhất của Nghị định 24/2012/NĐ-CP là chấn chỉnh thị trường vàng miếng. Hãy nhìn lại những biểu hiện và sâu hơn là những biến chuyển thực chất của loại thị trường đặc biệt này để thấy rõ hơn hướng điều hành của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ.

Chỉnh thị trường, phá vàng hóa

Theo TS Vũ Đình Ánh, biểu hiện rõ nhất của sự ổn định của thị trường, đó là đã không còn những cơn sốt vàng như thời kỳ tiền - Nghị - định - 24. Chuyên gia kinh tế đang công tác tại Bộ Tài chính cho rằng, toàn bộ nguồn lợi nhuận đến từ các hoạt động giao dịch vàng giờ đã trở thành nguồn lực, bổ sung cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Từ năm 2004 trở về trước, thị trường vàng ít xáo trộn bởi lạm phát ổn định, nền kinh tế còn nhỏ, gọn, khép kín của chúng ta không chịu nhiều va đập từ bên ngoài. Vàng được bật đèn xanh để trở thành phương tiện thanh toán uy tín trong quan hệ dân sự. Mua nhà, bán đất, mua xe, vay mượn... hầu hết các hoạt động đều có mặt: “cây”, “chỉ”, “lượng”. TS Ánh phân tích: “Tuy nhiên, sau khi tốc độ hội nhập quốc tế tăng mạnh cả về chiều sâu và chiều rộng, lạm phát có biến đổi thì thị trường vàng cũng thay đổi. Không khó để người dân nhận ra rằng, nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ nền kinh tế quốc dân quá độ chỉ có thể là vàng và ngoại tệ”.

Vàng miếng SJC đã trở thành thương hiệu quốc gia sau Nghị định 24 của Chính phủ

Trong lúc biến động, một lượng lớn vàng được nhập lậu, vừa trở thành gánh nặng cho dự trữ ngoại tệ quốc gia, vừa ảnh hưởng lớn để tỷ giá, từ đó làm yếu đi đồng nội tệ. Khi tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế trở nên bức xúc, tức là vàng không được điều khiển để trở thành một kênh đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ phát triển - đầu tư, NHNN buộc phải ra tay để đưa vàng trở lại bổn phận của nó, nhất là khi nền kinh tế vừa trải qua những cung trầm thấp khoảng 3 năm trở lại đây. Trên thực tế, Nghị định 24 được định hướng để giải quyết 2 mục tiêu chính. Thứ nhất, không để biến động của giá vàng làm ảnh hưởng tới tỷ giá, vì vậy sẽ không làm ảnh hưởng đến xuất khẩu, nhập khẩu, lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Thứ hai, ngăn chặn và đẩy lùi được tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế, huy động ngược trở lại nguồn lực này cho phát triển kinh tế xã hội.

TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, đối với một nước vay nợ nước ngoài, xuất nhập khẩu lớn như Việt Nam thì dự trữ ngoại hối có tính chiến lược và cực kỳ quan trọng. Vì dự trữ ngoại hối không những ảnh hưởng đến tỷ giá, xuất khẩu, nhập khẩu, ổn định kinh tế vĩ mô mà còn ảnh hưởng tới an ninh quốc phòng. Giá vàng trong thời gian dài đã có những biến tướng gây lộn xộn trên thị trường. Nếu cứ tiếp tục để cho giới đầu cơ sử dụng “sóng” vàng lớn như vậy để đầu cơ thì quỹ dự trữ ngoại tệ của nước ta sẽ “biến mất”. Chính phủ bắt buộc phải đưa ra giải pháp chặn đứng chảy máu ngoại tệ. Khôi phục dữ trữ ngoại tệ, bắt buộc phải có biện pháp ứng xử với vàng và NHNN đã thành công trong việc khôi phục dự trữ ngoại tệ gấp 3 lần, khôi phục được uy tín và thanh khoản quốc tế của Việt Nam hiện nay.

Hết đầu cơ, làm giá thị trường

Từ năm 1999, hoạt động kinh doanh vàng được thực hiện theo Nghị định 174/1999/NĐ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, tới năm 2008, nằm trong xu thế khủng hoảng chung của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng ảnh hưởng, lạm phát gia tăng và đặc biệt là nhu cầu nắm giữ vàng tăng lên đáng kể bởi người dân mặc nhiên coi đây là nơi trú ẩn an toàn. Thực tiễn cho thấy, Nghị định 174 đã trở nên lạc hậu, ở những thời điểm nhất định còn là nguyên nhân để thị trường rơi vào tay một nhóm hoặc một liên minh đi đêm với nhau.

“Khi vàng miếng trở thành phương tiện thanh toán, rất khó để kiểm soát. Có những thời kỳ giá vàng thế giới biến động mạnh, nhiều đối tượng làm giá, đầu cơ gây khan hiếm cung giả tạo, đồng thời tung tin đồn, lợi dụng tâm lý “đám đông” gây nên các cơn sốt vàng. Kết quả là một bộ phận dân cư chịu thiệt vì “sập bẫy”, trong khi giới đầu cơ ngang nhiên làm giàu trên lưng người dân và trên thị trường. Bên cạnh đó, chính sách cho phép các tổ chức tín dụng được huy động và cho vay vốn bằng vàng nảy sinh nhiều bất cập trong bối cảnh giá vàng thế giới và trong nước biến động mạnh”, ông Nguyễn Thanh Trúc, Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, Tổng giám đốc Tổng Công ty Vàng AgriBank cho biết.

Trước Nghị định 24, cả nước có khoảng 12.000 doanh nghiệp kinh doanh vàng nhưng lại không được quản lý một cách bài bản. Mỗi khi giá vàng biến động mạnh thì thị trường lại trở nên “hỗn loạn”, người dân đổ xô đi mua vàng bất kể khi giá đang tăng mạnh hay xuống thấp nhằm lướt sóng kiếm lời, đẩy một lượng tiền lớn đi vào thị trường vàng mà không tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Để có thể tạo ra những đợt “sóng” mạnh thu hút người dân tham gia vào các cơn sốt vàng, giới đầu cơ phải thu gom một lượng lớn ngoại tệ để nhập khẩu vàng, tạo nên sự khan hiếm ngoại tệ, làm cho cầu ngoại tệ trên thị trường tự do tăng, tâm lý găm giữ, đầu cơ ngoại tệ cũng vì thế mà gia tăng, đẩy tỷ giá thị trường tự do tăng cao. Sau đó, giới đầu cơ tạo ra “cơn sốt” vàng ảo bán giá vàng với giá cao hơn giá thế giới quy đổi để trục lợi. Các yếu tố này cứ lặp đi lặp lại, khiến cho tỷ giá không ổn định, đồng nội tệ bị suy giảm mạnh, đẩy mặt bằng hàng hóa nhập khẩu tăng theo, làm gia tăng lạm phát trong nền kinh tế và tạo ra sự bất ổn vĩ mô.

Việc cho phép huy động, cho vay vàng và chuyển đổi vàng thành tiền đã gián tiếp dẫn tới tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế, làm gia tăng tình trạng đầu cơ, nắm giữ vàng, đồng thời trở thành rủi ro lớn cho chính tổ chức tín dụng cũng như người vay vàng. Đấy là còn chưa kể, để ổn định thị trường trước tình trạng nhập lậu vàng qua đường tiểu ngạch, mỗi năm NHNN phải sử dụng ngoại tệ nhập khẩu 50-60 tấn vàng. Đây tiếp tục là nguyên nhân đẩy tỷ giá, chỉ số CPI và ảnh hưởng trực tiếp đến qui mô dữ trữ ngoại hối Nhà nước. Ảnh hưởng trực tiếp và dễ nhận biết nhất có thể kể đến là khả năng huy động nguồn vốn của khu vực tài chính ngày càng xấu, do tỉ lệ tiết kiệm bằng vàng (để dành) tăng lên thay vì tiết kiệm qua hệ thống ngân hàng. Mặt khác, với lượng vàng cất trữ gia tăng nhanh chóng cũng khiến cho thị trường ngoại tệ tự do bành trướng mạnh mẽ. Điều này nhắc nhở chúng ta rằng, có rất nhiều vấn đề đối với hệ thống tiền tệ bị chi phối bởi khối lượng vàng và thị trường vàng đang bành trướng đáng lo ngại hiện nay.

Liên quan đến việc huy động, cho vay vàng, nhận giữ hộ vàng, đây cũng là một bức xúc của các nhà quản lý. Về nguyên tắc, khi gửi phải đảm bảo đúng mặt hàng đã gửi, phải có số hiệu hay thậm chí là phải ký, đóng dấu, niêm phong sản phẩm, khi trả phải còn nguyên niêm phong. Nhưng làm như vậy thì phải trả phí rất lớn, trong khi đó các ngân hàng lại không được lợi, nên họ phải đồng hạng hóa dùng thứ hàng hóa này để kinh doanh kiếm lợi. Nói chung ngân hàng được hai cái lợi, vừa có tiền trông giữ lại vừa có lợi từ việc kinh doanh từ chính những thỏi vàng của người dân đem đi gửi. Trên thực tế, đây là động tác lách các quy định của ngành ngân hàng về việc quản lý vàng miếng, nhưng cũng là một cách để người dân lựa chọn cho an toàn trong tiết kiệm. Bởi dù gì, khi SJC đã là thương hiệu thống nhất, việc cầm 2 lượng vàng có series khác nhau cũng không có nhiều khác biệt. Có chăng, các ngân hàng thì có thể kinh doanh giá trị gia tăng một cách lành mạnh trên lượng vàng đó, còn người dân dễ đẩy chúng vào những vùng nguy hiểm hơn như bất động sản, chứng khoán hay tín dụng đen.

Tùng Lê

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 87,400 ▼100K 89,500
AVPL/SJC HCM 87,400 ▼100K 89,500 ▼200K
AVPL/SJC ĐN 87,400 ▼100K 89,500
Nguyên liệu 9999 - HN 74,950 ▼250K 75,750 ▼250K
Nguyên liệu 999 - HN 74,850 ▼250K 75,650 ▼250K
AVPL/SJC Cần Thơ 87,400 ▼100K 89,500
Cập nhật: 17/05/2024 13:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 75.100 ▼250K 77.000 ▼150K
TPHCM - SJC 87.300 ▼200K 89.800 ▼200K
Hà Nội - PNJ 75.100 ▼250K 77.000 ▼150K
Hà Nội - SJC 87.300 ▼200K 89.800 ▼200K
Đà Nẵng - PNJ 75.100 ▼250K 77.000 ▼150K
Đà Nẵng - SJC 87.300 ▼200K 89.800 ▼200K
Miền Tây - PNJ 75.100 ▼250K 77.000 ▼150K
Miền Tây - SJC 87.600 ▼100K 89.900 ▼100K
Giá vàng nữ trang - PNJ 75.100 ▼250K 77.000 ▼150K
Giá vàng nữ trang - SJC 87.300 ▼200K 89.800 ▼200K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 75.100 ▼250K
Giá vàng nữ trang - SJC 87.300 ▼200K 89.800 ▼200K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 75.100 ▼250K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 75.000 ▼300K 75.800 ▼300K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 55.600 ▼230K 57.000 ▼230K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 43.090 ▼180K 44.490 ▼180K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 30.280 ▼130K 31.680 ▼130K
Cập nhật: 17/05/2024 13:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,465 ▼50K 7,645 ▼55K
Trang sức 99.9 7,455 ▼50K 7,635 ▼55K
NL 99.99 7,470 ▼50K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,465 ▼50K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,530 ▼50K 7,675 ▼55K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,530 ▼50K 7,675 ▼55K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,530 ▼50K 7,675 ▼55K
Miếng SJC Thái Bình 8,740 ▼10K 8,990 ▼10K
Miếng SJC Nghệ An 8,740 ▼10K 8,990 ▼10K
Miếng SJC Hà Nội 8,740 ▼10K 8,990 ▼10K
Cập nhật: 17/05/2024 13:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 87,400 ▼100K 89,900 ▼100K
SJC 5c 87,400 ▼100K 89,920 ▼100K
SJC 2c, 1C, 5 phân 87,400 ▼100K 89,930 ▼100K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 75,200 ▼150K 76,800 ▼250K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 75,200 ▼150K 76,900 ▼250K
Nữ Trang 99.99% 75,000 ▼250K 76,000 ▼250K
Nữ Trang 99% 73,248 ▼247K 75,248 ▼247K
Nữ Trang 68% 49,335 ▼170K 51,835 ▼170K
Nữ Trang 41.7% 29,345 ▼104K 31,845 ▼104K
Cập nhật: 17/05/2024 13:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,547.75 16,714.90 17,251.07
CAD 18,209.86 18,393.79 18,983.82
CHF 27,355.96 27,632.28 28,518.66
CNY 3,453.32 3,488.21 3,600.64
DKK - 3,636.94 3,776.20
EUR 26,933.18 27,205.23 28,409.87
GBP 31,391.87 31,708.96 32,726.11
HKD 3,179.06 3,211.17 3,314.18
INR - 304.02 316.17
JPY 157.41 159.00 166.60
KRW 16.01 17.78 19.40
KWD - 82,695.48 86,001.25
MYR - 5,375.37 5,492.59
NOK - 2,327.42 2,426.23
RUB - 266.52 295.04
SAR - 6,767.26 7,037.78
SEK - 2,324.82 2,423.52
SGD 18,420.83 18,606.90 19,203.76
THB 620.03 688.92 715.30
USD 25,220.00 25,250.00 25,450.00
Cập nhật: 17/05/2024 13:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,725 16,825 17,275
CAD 18,428 18,528 19,078
CHF 27,596 27,701 28,501
CNY - 3,485 3,595
DKK - 3,654 3,784
EUR #27,174 27,209 28,469
GBP 31,824 31,874 32,834
HKD 3,187 3,202 3,337
JPY 160.04 160.04 167.99
KRW 16.98 17.78 20.58
LAK - 0.9 1.26
NOK - 2,335 2,415
NZD 15,309 15,359 15,876
SEK - 2,322 2,432
SGD 18,438 18,538 19,268
THB 648.23 692.57 716.23
USD #25,250 25,250 25,450
Cập nhật: 17/05/2024 13:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,150.00 25,450.00
EUR 27,087.00 27,196.00 28,407.00
GBP 31,525.00 31,715.00 32,705.00
HKD 3,195.00 3,208.00 3,314.00
CHF 27,506.00 27,616.00 28,486.00
JPY 159.51 160.15 167.51
AUD 16,660.00 16,727.00 17,239.00
SGD 18,533.00 18,607.00 19,168.00
THB 683.00 686.00 715.00
CAD 18,327.00 18,401.00 18,952.00
NZD 15,304.00 15,817.00
KRW 17.96 19.65
Cập nhật: 17/05/2024 13:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25219 25270 25450
AUD 16754 16804 17314
CAD 18475 18525 18977
CHF 27799 27849 28412
CNY 0 3486.5 0
CZK 0 1030 0
DKK 0 3640 0
EUR 27385 27435 28138
GBP 31958 32008 32661
HKD 0 3250 0
JPY 161.26 161.76 166.27
KHR 0 5.6733 0
KRW 0 18.2 0
LAK 0 1.0393 0
MYR 0 5520 0
NOK 0 2305 0
NZD 0 15347 0
PHP 0 410 0
SEK 0 2320 0
SGD 18683 18733 19290
THB 0 660.9 0
TWD 0 780 0
XAU 8700000 8700000 8970000
XBJ 7000000 7000000 7420000
Cập nhật: 17/05/2024 13:00