Một hành động mất dạy trên mạng xã hội?
Câu chuyện xảy ra ở tận vùng quê Walpur, quận Alirajpur, Madhya Pradesh. Người mẹ được tìm thấy với 2 đứa con được xác định đã thiệt mạng. Cảnh sát nước này đã điều tra và làm rõ cái chết của 3 mẹ con. Họ - những người đã phải đi tìm cái chết do cuộc sống quá túng quẫn.
Chồng của nạn nhân là một kẻ nát rượu và thường xuyên đánh đập, hành hạ vợ con. Phàm cuộc sống ở đời, ai sinh ra cũng đều mưu cầu được sống, được mong muốn an vui và chẳng ai lại đi tự kết liễu cuộc sống của mình.
![]() |
Bức ảnh được lan truyền trên mạng xã hội mà không làm mờ nhân vật |
Cái chết thương tâm của 3 mẹ con người Ấn Độ không những không thể làm lay động trong cộng đồng mạng mà lắm kẻ vô lương tâm lại xem đó là một trò đùa. Những kẻ vô tâm, vô văn hóa có nhìn thấy ánh mắt của người phụ nữ đang trừng nhìn về phía trước với một nỗi tuyệt vọng. Chỉ những người có lương tri mới đau về một nỗi đau của số phận những con người trong sự cơ cực cùng đường. Bất kể họ mang màu da gì, bất kể họ nói tiếng nói gì nhưng họ là đồng loại, họ biết suy nghĩ và có những cảm xúc.
Mỗi lượt chia sẻ, mỗi lượt bình luận về cái chết của 3 mẹ con có làm cho những người hay lên các mạng xã hội tìm kiếm những chuyện “độc – lạ” giỏi hơn, thỏa mãn hơn thú vui tiêu khiển mỗi ngày. Các em thơ vô tình xem được những hình ảnh kia liệu có trở nên vô cảm trước cái chết thương tâm của đồng loại. Mạng xã hội dường như đang “nuôi dưỡng” sự vô cảm mà mọi người đang lên án. Mỗi một cái bấm chuột, mỗi một lời bình luận chỉ mất độ vài giây nhưng hậu quả để lại và gieo rắc trên mạng lại lên đến nhiều năm, thậm chí cả trăm năm với sự lưu trữ dữ liệu của những công nghệ tiên tiến.
Những kẻ xem cái chết của đồng loại làm thú vui đã “nhân giống” sự bất nhẫn cho hàng chục thế hệ trẻ thơ sau này. Biết đâu được, hàng chục năm sau đó, con cháu của những kẻ “bất nhân” lại thấm nhuần sự vô tâm, vô cảm, vô văn hóa đó mà nuôi dưỡng một dòng giống có… máu lạnh.
Đừng trách mạng xã hội vô tình, trách những thói hư tật xấu và trách không ít bạn trẻ ở thời buổi công nghệ đã sống vô cảm; hãy tự trách mình trước khi chia sẻ, bình luận một thông tin và một nút “thích” cũng đã để lại những hệ lụy xấu (nếu có). Và ở nhiều thập kỷ sau, những thế hệ con cháu (chúng ta) lớn lên rất có thể đã “ăn bã” của cha ông chúng ngày trước.
Hãy dành vài giây, thậm chí vài phút và rất có thể hàng giờ để ngẫm trước khi có một “tác động” nhỏ lên mạng xã hội.
Hưng Long
-
Ông Lê Doãn Hợp: Báo chí mãi mãi cần thiết trong xã hội hiện đại
-
Bộ Y tế đề nghị gỡ quảng cáo mỹ phẩm vi phạm trên nền tảng mạng xã hội
-
Năng lượng tiêu cực: Quang Linh Vlogs và bài học đắt giá cho KOC
-
Hướng dẫn xác thực số điện thoại trên Facebook để tránh bị khóa tài khoản sau ngày 25/12
-
Home Today - Mạng xã hội về bất động sản, kiến trúc, không gian sống chính thức ra mắt
-
[VIDEO] Tổng Bí thư Tô Lâm: Chính quyền phải đổi mới tư duy, cách làm và tác phong phục vụ nhân dân
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: "Quản lý, quản trị đều phải tốt"
-
1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử
-
Quảng Ngãi công bố quyết định sáp nhập đơn vị hành chính, thành lập tổ chức bộ máy mới
-
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm với nhân dân TPHCM và thông điệp gửi nhân dân cả nước