Mảnh hồn quê giữa lòng thành phố

07:00 | 06/03/2019

464 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trên con phố mang cái tên lãng mạn Hoa Bằng (phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) có một ngôi nhà giản dị khiêm nhường, khác hẳn những nhà cao tầng chen nhau đua lên xung quanh. Đó là ngôi nhà đầy ắp kỷ niệm của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu và gia đình.

Hện nay, Hoa Bằng đã trở thành con phố đông đúc nhộn nhịp, đất đai cũng đắt đỏ, tấc đất tấc vàng. Nhưng hơn ba thập niên trước, vào những năm 80, nơi đây là làng Cót, đồng không mông quạnh, hoang vu, đất khô cằn xác xơ, chỉ có đường đất mà mỗi khi mưa xuống thì lầy lội, rất nhiều ruồi, muỗi sinh ra từ ao tù nước đọng. Đất nghèo, đất buồn, người không muốn ở, thậm chí có cho, tặng đất, người ta còn không muốn nhận. Nếu có những người buộc phải trú ngụ ở nơi này thì phần đông đều hết sức khó khăn, phải bươn chải mưu sinh vất vả.

manh hon que giua long thanh pho

Chính lúc đó, Quân đoàn 1 đề nghị xin khu đất ở làng Cót để cải tạo, xây dựng nhà ở cho sĩ quan. Những người lính và sĩ quan đã về đây, đào đất nung gạch, chở đá nung vôi, làm thủ công hoàn toàn, để tạo nguyên liệu xây dựng, làm lên những dãy nhà kiên cố đầu tiên. Họ cũng xây một trường tiểu học tại đây cho con em địa phương.

manh hon que giua long thanh pho

Tướng Hiệu và đồng đội ngắm hoa lan trong vườn nhà

Năm 1986, tướng Hiệu và gia đình được phân ngôi nhà này, sau khi Quân đoàn 1 đã xây dựng xong. Ngôi nhà xây thô, đơn giản, không có đồ đạc gì nhưng tướng Hiệu rất vui vì quanh nhà có vườn và cái ao nhỏ chừng 40m2 (sau này ông hiến phần ao để làm đường), gần nhà lại có con mương thoát nước phủ kín bèo. Vốn sinh ra ở vùng quê Hải Hậu (Nam Định), thấm văn hóa, truyền thống quê nhà, tướng Hiệu yêu thích đất đai, mê cây cối từ nhỏ, nên ông đã vô cùng vui sướng tưởng tượng ra những việc mình sẽ làm trên khu đất để tạo vườn cây, ao cá. Đất cằn thì ông cải tạo đất.

Bởi đã có bề dày kinh nghiệm khi ở Đại đoàn Đồng Bằng, trồng cây gây rừng cho bà con miền Trung trên đất cằn nên tướng Hiệu đã sớm cải tạo đất, trồng những hàng cau đầu tiên, tiếp đó là khế, chuối, các loại cây hoa, cây cảnh. Một mảnh hồn quê xanh mướt đã dần hình thành, chở che cho ngôi nhà giản dị.

Tướng Hiệu đã bố trí vườn hoa, cây cảnh giống với khu vườn ở quê Hải Hậu. Trong một lần đến thăm khu vườn mang nét đẹp truyền thống làng quê Bắc Bộ tại phố Hoa Bằng này nhà báo Như Bình đã xúc động viết bài báo “Vườn tâm linh...” đăng trên Báo An ninh thế giới, khiến nhiều bạn đọc ấn tượng về khu vườn quê của tướng Hiệu và gia đình.

Bà Lại Thị Xuân - phu nhân tướng Hiệu - đảm đang trồng rau muống, su hào, bắp cải, cà chua, dựng dàn mướp, dàn lá mơ, nuôi cá dưới ao, nuôi bồ câu, nuôi vịt trên bờ để có thêm thực phẩm trong thời bao cấp khó khăn. Đặc biệt, giàn lá mơ của bà được vun xới, mọc lên cực kỳ tốt, có lần bà bán cả giàn lá mơ, được 150 nghìn đồng, một món tiền khá giá trị vào khoảng những năm 90. Bà nuôi lợn cũng lớn nhanh, to béo, thường nặng tới 60-70kg, có con nặng tới 90kg…

manh hon que giua long thanh pho

Tướng Hiệu (thứ 2 từ phải sang) tại khu nhà trên phố Hoa Bằng

Bên khu vực này có con sông Tô Lịch chảy qua, người dân đi lại khá khó khăn, tướng Hiệu vận động và xin kinh phí Nhà nước xây một cây cầu bắc qua sông. Có cây cầu vững chãi để đi lại thuận tiện, mọi người rất mừng, biết ơn ông nên đã gọi cây cầu này là cầu ông Hiệu. Sau này, cầu được đổi theo tên khu phố là cầu Yên Hòa.

Khi chuyển về ngôi nhà này, đồ đạc chẳng có bao nhiêu, chỉ đôi chiếc giường cho hai vợ chồng ông và hai con, một tủ quần áo, một tủ đựng đồ lặt vặt, nhưng nhiều nhất là sách. Tủ sách chiếm diện tích lớn nhất trong ngôi nhà, gồm sách của bác sĩ Lại Thị Xuân mang từ Odessa (Ukraina) về và sách văn học, lịch sử, tài liệu nghiên cứu nghệ thuật quân sự của tướng Hiệu. Tướng Hiệu vốn thích đọc sách và say mê nghiên cứu khoa học, nên tài sản lớn nhất ông mang theo (kể cả thời chiến) vẫn luôn là sách. Sách bầu bạn cùng ông, sách cho ông kiến thức, sách cũng kích thích ông sáng tạo, nghiên cứu, để đưa ra những triết lý, công trình khoa học phục vụ kiến tạo đất nước sau chiến tranh.

Vợ chồng tướng Hiệu gắn bó với ngôi nhà ở phố Hoa Bằng hơn 30 năm, các con ông bà cũng lớn lên trong ngôi nhà này. Ông bà hằng ngày chăm chút nhà cửa, khu vườn, để nơi này ngày một thay đổi, sinh sôi với vẻ ấm áp của ngôi nhà, sức sống xanh của khu vườn. Khi điều kiện kinh tế khá hơn, ông cho cải tạo ngôi nhà, để tiện nghi hơn chứ không đập đi xây mới hoàn toàn như những chủ nhà khác trong khu vực. Chính vì thế, ngôi nhà của tướng Hiệu và gia đình vẫn mang được hồn cốt và phong cách của một thời bao cấp đầy kỷ niệm, giản dị, nhẹ nhàng và tình cảm. Bước chân vào nhà, ta không thấy sự sang trọng, hiện đại kiểu cách, mà có cảm giác ấm cúng, thân thiện, an tâm như được về chính ngôi nhà thân yêu của mình.

Là một vị tướng trận mạc anh dũng, nhưng khi trở về phố Hoa Bằng, trong lòng người dân nơi đây, tướng Hiệu được yêu mến với vẻ thông thái, tác phong giản dị, gần gũi. Thời kỳ đầu mới hình thành khu nhà ở tại đây, ngoài những gia đình bộ đội, người dân quanh khu vực này chủ yếu sống bằng nghề in tiền giấy âm phủ. Tướng Hiệu mỗi khi về nhà lại chủ động tiếp xúc với người dân. Ông luôn thân thiện, ân cần nói chuyện với họ, thăm hỏi tận tình những người cao tuổi, giúp đỡ khi cần thiết, tặng những món quà nhỏ cho con cháu họ vào những dịp lễ, tết hoặc khi ông đi công tác về... Ông cũng tặng họ những tờ báo có bài viết của ông, những cuốn sách ông viết và sách lịch sử của Đại đoàn Đồng Bằng, cùng nhiều sách hữu ích khác để người dân có điều kiện tham khảo những kiến thức cần thiết cho cuộc sống. Phương châm của ông là sống hòa hợp, tình cảm với người dân, khi họ có khó khăn, mình giang tay giúp đỡ, dần dần sẽ chiếm được tình cảm của họ, gắn kết với nhau hơn.

Đến thăm nhà tướng Hiệu ở phố Hoa Bằng bây giờ, ai cũng ngạc nhiên trước khu vườn xanh mướt, hàng cau thẳng tắp, với dây trầu vấn vít, cây khế trĩu quả ngọt và trăm giò lan bốn mùa nở hoa như trong rừng thẳm... một cảnh quê đằm thắm ở ngay giữa thành phố sôi động. Không những vậy, ngôi nhà là tâm huyết, gắn với bao kỷ niệm của gia đình, của tướng Hiệu. Ngôi nhà như nhân chứng của cả một đời chiến đấu, học tập, nghiên cứu và cống hiến, yêu thương và trao tặng yêu thương của vị tướng trận mạc. Đó cũng là biểu tượng của sự sinh sôi, trù phú dưới bàn tay và khối óc con người, khi đến với đất đai.

Hằng năm, vào mùng 5 Tết, sau khi dự Lễ kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa đại phá quân Thanh, các cựu chiến binh từ Lạng Sơn và các vùng lân cận thường kéo về tụ hội tại nhà tướng Hiệu trên phố Hoa Bằng, mừng xuân và ôn lại truyền thống, hỏi thăm tình hình của nhau thật vui vẻ, thân tình. Căn nhà đã trở thành điểm hẹn truyền thống ý nghĩa như thế.

Việt Quất

manh hon que giua long thanh phoTham quan di tích ngày xuân, ôn lại những bài học nhân văn của dân tộc
manh hon que giua long thanh phoThông điệp nóng về an ninh môi trường
manh hon que giua long thanh phoThượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: “Nhờ tấm bản đồ của má Sáu”
manh hon que giua long thanh phoThượng tướng Nguyễn Huy Hiệu kể về cuộc hành quân thần tốc năm 1975

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps