Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa chính sách ưu đãi để phát triển điện khí LNG

06:48 | 30/11/2024

65,811 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Theo PGS.TS Ngô Trí Long - chuyên gia kinh tế, việc cụ thể hóa những cơ chế, chính sách ưu đãi trong Luật Điện lực sẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của nhiệt điện khí LNG, đồng thời đảm bảo cung cấp điện ổn định cho đất nước trong tương lai.

Phát triển điện khí LNG còn nhiều bất cập

Với dải công suất lớn, tính ổn định cao, không chịu tác động bởi các yếu tố thời tiết, điện khí LNG được đánh giá là nguồn điện sẽ gánh vác vai trò “trụ đỡ” đảm bảo sự ổn định, an toàn cho hệ thống điện.

Trong mục tiêu chiến lược năng lượng quốc gia, công nghiệp điện khí được xác định có vai trò vô cùng quan trọng trong bối cảnh thủy điện gần hết dư địa phát triển, điện than sẽ không được phát triển sau năm 2030. Đồng thời, Nghị quyết 55/NQ-BCT của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược Phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh yêu cầu phát triển công nghiệp khí, ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhập khẩu và tiêu thụ khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Mục tiêu đưa ra là đủ năng lực nhập khẩu khí LNG khoảng 8 tỷ m3 vào năm 2030 và 15 tỷ m3 vào năm 2045.

Chiến lược, định hướng là vậy, song thực tế hiện nay, để triển khai các dự án điện khí, đặc biệt là điện khí LNG đang gặp phải rất nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó, vấn đề xác định giá điện khí và cơ chế bao tiêu sản lượng hằng năm được các chuyên gia nhận định là rào cản, vướng mắc lớn nhất.

Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa chính sách ưu đãi để phát triển điện khí LNG
PGS.TS Ngô Trí Long - chuyên gia kinh tế.

Về vấn đề này, trao đổi với phóng viên PetroTimes, PGS.TS Ngô Trí Long - chuyên gia kinh tế cho biết, tính cấp bách trong việc triển khai các dự án điện khí và những lợi ích mà nó mang lại là vậy, nhưng thực tế việc triển khai các dự án này lại đang phải đối diện với những rào cản, vướng mắc rất lớn. Trong đó là vấn đề về việc xác định giá điện khí và cơ chế bao tiêu sản lượng hằng năm. Đây là rào cản, vướng mắc lớn nhất mà hầu hết các dự án điện khí đã và đang phải đối diện từ nhiều năm nay và chưa có lời giải.

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, khi phát triển điện khí LNG, chúng ta phải nhập khẩu LNG, do nguồn khí trong nước đang dần cạn kiệt. Để nhập khẩu LNG cần phải đảm bảo nguồn cung ổn định; xây dựng cơ sở hạ tầng như cảng nhập khẩu, hệ thống vận chuyển, lưu trữ... để phục vụ nhập khẩu và sử dụng LNG; quản lý rủi ro liên quan đến biến động giá LNG trên thị trường quốc tế.

Hiện nay, giá khí tự nhiên thường dao động mạnh, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất điện dẫn đến các nhà đầu tư lo ngại về khả năng sinh lời nếu giá điện không phản ánh đúng chi phí sản xuất. Vì vậy, các nhà đầu tư muốn đảm bảo rằng giá điện được thỏa thuận tính theo giá thị trường, giúp họ có thể bù đắp chi phí và thu hồi vốn đầu tư. Tuy nhiên, các quy định về giá điện của Việt Nam hiện nay thường ít thay đổi, vì sợ tác động đến lạm phát và an sinh xã hội, gây khó khăn cho việc đàm phán và lập kế hoạch dài hạn.

Mặt khác, sự phát triển nhanh chóng của năng lượng tái tạo với giá thành ngày càng thấp làm cho việc định giá điện khí trở nên phức tạp hơn, gây khó khăn trong việc đàm phán giá. Trong khi, các dự án điện khí thường cần có thỏa thuận bao tiêu sản lượng điện để đảm bảo tính khả thi. Tuy nhiên, các bên liên quan đôi khi không đồng thuận về lượng điện tiêu thụ và thời gian cam kết.

Như vậy, việc không có cơ chế giá thị trường đủ linh hoạt để tiếp nhận điện từ các nhà máy điện khí cũng làm tăng khó khăn trong việc đàm phán và bao tiêu.

Ngoài ra, hiện nay cũng chưa có các chương trình tín dụng ưu đãi hoặc quỹ đầu tư đặc biệt cho các dự án nhiệt điện khí, làm giảm khả năng tiếp cận nguồn vốn của các nhà đầu tư; các quy hoạch phát triển năng lượng chưa chú trọng đủ vào nhiệt điện khí, dẫn đến việc thiếu sự kết nối và phối hợp giữa các nguồn năng lượng khác nhau; chưa có chính sách khuyến khích rõ ràng đối với việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực nhiệt điện khí; thiếu chiến lược phát triển bền vững.

Cần những giải pháp mang tính đột phá

Để giải quyết những bất cập trên, PGS.TS Ngô Trí Long cho rằng, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà đầu tư, Chính phủ và các cơ quan quản lý để xây dựng một cơ chế chính sách đặc thù, đồng bộ, rõ ràng và linh hoạt nhằm thu hút đầu tư và phát triển nhiệt điện khí như một phần quan trọng trong cơ cấu nguồn điện quốc gia đến năm 2030.

Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa chính sách ưu đãi để phát triển điện khí LNG
Để nhập khẩu LNG cần đảm bảo nguồn cung ổn định; xây dựng cơ sở hạ tầng như cảng nhập khẩu, hệ thống vận chuyển, lưu trữ... (Ảnh: Kho cảng LNG Thị Vải )

PGS.TS Ngô Trí Long cũng cho biết, theo Quy hoạch điện VIII, cơ cấu nguồn điện đến năm 2030, nhiệt điện LNG có tổng công suất 22.400 MW (14,9%). Như vậy, chỉ còn hơn 6 năm nữa để các dự án LNG triển khai và đi vào vận hành, nếu như không nhanh chóng tháo gỡ những vướng mắc đó bằng cơ chế, chính sách, chắc chắn việc triển khai các dự án LNG sẽ gặp trở ngại rất lớn, đồng thời sẽ ảnh hưởng đến bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Do đó, để thúc đẩy các dự án nhiệt điện khí và đảm bảo cơ cấu nguồn điện theo Quy hoạch điện VIII, PGS.TS Ngô Trí Long cho rằng cần thực hiện một số giải pháp mang tính đột phá như sau:

Thứ nhất, cần cải tiến công nghệ. Áp dụng công nghệ mới, như turbine khí thế hệ mới, giúp tăng hiệu suất và giảm khí thải.

Thứ hai, tích hợp năng lượng tái tạo. Kết hợp nhiệt điện khí với các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời và gió, tạo ra hệ thống điện đồng bộ, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Thứ ba là cơ chế tài chính và chính sách hỗ trợ. Cần xây dựng các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư từ cả khu vực công và tư, với các quỹ hỗ trợ, bảo lãnh tín dụng có thể giúp giảm rủi ro cho các nhà đầu tư.

Thứ tư là nâng cao năng lực hạ tầng. Đầu tư vào hệ thống hạ tầng vận chuyển và phân phối khí, cũng như các cảng nhập khẩu LNG để đảm bảo nguồn cung ổn định.

Thứ năm là đào tạo nguồn nhân lực. Phát triển chương trình đào tạo về công nghệ và quản lý dự án nhiệt điện khí để nâng cao năng lực cho đội ngũ kỹ sư và quản lý.

Thứ sáu là thúc đẩy nghiên cứu và phát triển. Tăng cường hợp tác giữa các trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp để phát triển các giải pháp công nghệ mới và bền vững.

Và cuối cùng là hợp tác quốc tế. Việt Nam cần thường xuyên tham gia các diễn đàn quốc tế để học hỏi kinh nghiệm và công nghệ từ các nước đi đầu trong lĩnh vực nhiệt điện khí.

“Việc cụ thể hóa những cơ chế, chính sách này trong Luật Điện lực sẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của nhiệt điện khí, đồng thời đảm bảo cung cấp điện ổn định cho đất nước trong tương lai”, PGS.TS Ngô Trí Long nhấn mạnh.

Huy Tùng

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-don-tet-gia-dinh
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • vietinbank
  • bao-hiem-pjico
  • rot-von-duong-dai-agri
  • vpbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 88,000 ▲400K 91,000 ▲900K
AVPL/SJC HCM 88,000 ▲400K 91,000 ▲900K
AVPL/SJC ĐN 88,000 ▲400K 91,000 ▲900K
Nguyên liệu 9999 - HN 88,200 ▲200K 90,100 ▲1000K
Nguyên liệu 999 - HN 88,100 ▲200K 90,000 ▲1000K
AVPL/SJC Cần Thơ 88,000 ▲400K 91,000 ▲900K
Cập nhật: 05/02/2025 11:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 88.200 ▼100K 90.700 ▲800K
TPHCM - SJC 88.000 ▲400K 91.000 ▲900K
Hà Nội - PNJ 88.200 ▼100K 90.700 ▲800K
Hà Nội - SJC 88.000 ▲400K 91.000 ▲900K
Đà Nẵng - PNJ 88.200 ▼100K 90.700 ▲800K
Đà Nẵng - SJC 88.000 ▲400K 91.000 ▲900K
Miền Tây - PNJ 88.200 ▼100K 90.700 ▲800K
Miền Tây - SJC 88.000 ▲400K 91.000 ▲900K
Giá vàng nữ trang - PNJ 88.200 ▼100K 90.700 ▲800K
Giá vàng nữ trang - SJC 88.000 ▲400K 91.000 ▲900K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 88.200 ▼100K
Giá vàng nữ trang - SJC 88.000 ▲400K 91.000 ▲900K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 88.200 ▼100K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 88.200 ▲100K 89.600 ▲100K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 88.110 ▲100K 89.510 ▲100K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 87.800 ▲90K 88.800 ▲90K
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 81.170 ▲90K 82.170 ▲90K
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 65.950 ▲70K 67.350 ▲70K
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 59.680 ▲70K 61.080 ▲70K
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 56.990 ▲60K 58.390 ▲60K
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 53.410 ▲60K 54.810 ▲60K
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 51.170 ▲60K 52.570 ▲60K
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 36.020 ▲40K 37.420 ▲40K
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 32.350 ▲40K 33.750 ▲40K
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 28.320 ▲30K 29.720 ▲30K
Cập nhật: 05/02/2025 11:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 8,730 ▼30K 9,080 ▲40K
Trang sức 99.9 8,720 ▼30K 9,070 ▲40K
NL 99.99 8,730 ▼30K
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 8,720 ▼30K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 8,820 ▼30K 9,090 ▲40K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 8,820 ▼30K 9,090 ▲40K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 8,820 ▼30K 9,090 ▲40K
Miếng SJC Thái Bình 8,800 ▼10K 9,100 ▲40K
Miếng SJC Nghệ An 8,800 ▼10K 9,100 ▲40K
Miếng SJC Hà Nội 8,800 ▼10K 9,100 ▲40K
Cập nhật: 05/02/2025 11:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng TCB
AUD 15218 15481 16106
CAD 17045 17316 17931
CHF 27200 27562 28194
CNY 0 3358 3600
EUR 25516 25771 26808
GBP 30614 30990 31939
HKD 0 3102 3304
JPY 157 161 167
KRW 0 0 19
NZD 0 13938 14528
SGD 18083 18358 18884
THB 662 725 778
USD (1,2) 24917 0 0
USD (5,10,20) 24951 0 0
USD (50,100) 24977 25010 25355
Cập nhật: 05/02/2025 11:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng BIDV
USD 24,985 24,985 25,345
USD(1-2-5) 23,986 - -
USD(10-20) 23,986 - -
GBP 31,000 31,072 31,998
HKD 3,176 3,183 3,280
CHF 27,462 27,490 28,358
JPY 159.68 159.93 168.34
THB 686.27 720.42 770.67
AUD 15,524 15,547 16,038
CAD 17,358 17,382 17,908
SGD 18,277 18,352 18,982
SEK - 2,255 2,335
LAK - 0.88 1.23
DKK - 3,443 3,563
NOK - 2,200 2,278
CNY - 3,418 3,522
RUB - - -
NZD 13,972 14,059 14,477
KRW 15.22 16.81 18.2
EUR 25,696 25,737 26,950
TWD 691.08 - 836.47
MYR 5,299.73 - 5,987.67
SAR - 6,595.47 6,945.29
KWD - 79,331 84,526
XAU - - 91,000
Cập nhật: 05/02/2025 11:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 24,940 24,950 25,290
EUR 25,546 25,649 26,732
GBP 30,750 30,873 31,850
HKD 3,161 3,174 3,279
CHF 27,211 27,320 28,192
JPY 159.74 160.38 167.52
AUD 15,396 15,458 15,972
SGD 18,250 18,323 18,849
THB 726 729 762
CAD 17,221 17,290 17,797
NZD 13,965 14,458
KRW 16.57 18.29
Cập nhật: 05/02/2025 11:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 24970 24970 25350
AUD 15388 15488 16058
CAD 17222 17322 17873
CHF 27412 27442 28331
CNY 0 3420.5 0
CZK 0 985 0
DKK 0 3485 0
EUR 25680 25780 26660
GBP 30893 30943 32063
HKD 0 3241 0
JPY 161.25 161.75 168.26
KHR 0 6.032 0
KRW 0 16.8 0
LAK 0 1.12 0
MYR 0 5827 0
NOK 0 2219 0
NZD 0 14043 0
PHP 0 402 0
SEK 0 2272 0
SGD 18234 18364 19095
THB 0 691.1 0
TWD 0 760 0
XAU 8750000 8750000 9000000
XBJ 7900000 7900000 9000000
Cập nhật: 05/02/2025 11:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng OCB
USD100 24,910 24,960 25,614
USD20 24,910 24,960 25,614
USD1 24,910 24,960 25,614
AUD 15,390 15,540 16,625
EUR 25,733 25,883 27,085
CAD 17,116 17,216 18,546
SGD 18,253 18,403 18,892
JPY 160.37 161.87 166.65
GBP 30,905 31,055 31,875
XAU 8,758,000 0 9,012,000
CNY 0 3,308 0
THB 0 0 0
CHF 0 0 0
KRW 0 0 0
Cập nhật: 05/02/2025 11:00