Khởi động đàm phán lương tối thiểu 2024, nhìn lại mức tăng qua các năm

13:30 | 15/12/2023

52 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Việt Nam tăng lương tối thiểu ổn định và nhất quán, giai đoạn 2015-2022 từ mức 119 USD/tháng lên 168 USD/tháng.
Bảo đảm mức lương đủ sống cho người lao độngBảo đảm mức lương đủ sống cho người lao động
Quy định lương tối thiểu giờ chưa phù hợp với thực tếQuy định lương tối thiểu giờ chưa phù hợp với thực tế
6 lần thay đổi mức lương cơ sở6 lần thay đổi mức lương cơ sở
Đề xuất tăng 5-6% lương tối thiểuĐề xuất tăng 5-6% lương tối thiểu

Theo báo cáo về đánh giá về tiền lương tối thiểu các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và khu vực Đông Nam Á (ASEAN) giai đoạn 2015-2022 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ở khu vực ASEAN, giai đoạn từ năm 2015 tới nay, tiền lương tối thiểu các nước đều điều chỉnh tăng.

Cụ thể, Việt Nam tăng lương tối thiểu ổn định và nhất quán, từ mức 119 USD/tháng (năm 2015) lên 168 USD/tháng; Campuchia tăng từ 128 USD/tháng lên 194 USD/tháng; trong khi Malaysia tăng mạnh từ mức 230 USD/tháng lên 341 USD/tháng (tăng gần 50%).

Trong khi đó, mức lương tối thiểu của Thái Lan tăng từ 228 USD/tháng lên 252 USD/tháng; Philippines từ 151 USD/tháng lên 177 USD/tháng...

Việt Nam tăng lương tối thiểu ổn định và nhất quán (Ảnh minh họa: Nguyễn Sơn).
Việt Nam tăng lương tối thiểu ổn định và nhất quán (Ảnh minh họa: Nguyễn Sơn).

Theo ILO, chính sách lương tối thiểu khác nhau giữa các quốc gia trong khu vực dẫn đến sự đa dạng về mức lương tối thiểu.

Một số nước đạt được tăng lương tối thiểu làm tăng giá trị thật như Malaysia tăng hơn 29%, Trung Quốc tăng hơn 5,6%, Philippines tăng hơn 4%, Việt Nam tăng 0,7%.

Trong khu vực, Campuchia và Việt Nam có phương thức và thời điểm tăng lương tối thiểu gần như tương đồng.

Việt Nam tăng lương tối thiểu là vào tháng 7/2022, tính chung giai đoạn 2015-2022 lương tối thiểu tại Việt Nam tăng tổng 19,8%.

Mức lương tối thiểu tháng đang được áp dụng tại Việt Nam từ 1/7/2022 đến hết ngày 30/12/2023 theo 4 vùng gồm: Vùng 1 là 4,68 triệu đồng/tháng; vùng 2 là 4,16 triệu đồng/tháng; vùng 3 là 3,64 triệu đồng/tháng và vùng 4 là 3,25 triệu đồng/tháng.

Về mức lương tối thiểu giờ, vùng 1 là 22.500 đồng/giờ, vùng 2 là 20.000 đồng/giờ, vùng 3 là 17.500 đồng/giờ, vùng 4 là 15.600 đồng/giờ.

ILO khuyến nghị, lương tối thiểu cần phải được bảo vệ để người lao động không bị trả lương quá thấp, tránh họ rơi vào cảnh nghèo khó. Cần duy trì mức đảm bảo cuộc sống của người lao động, kể cả khi lạm phát.

Theo ILO, lạm phát đang tác động làm giảm lương và thu nhập của khoảng 186 triệu người lao động khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Do đó, cần điều chỉnh lương tối thiểu theo kịp lạm phát để giữ giá trị thật của tiền lương cho người lao động.

Hội đồng Tiền lương quốc gia dự kiến khởi động lại thương lượng tăng lương tối thiểu vùng phiên thứ hai vào ngày 20/12 tới đây.

Theo thông lệ, mỗi kỳ họp hội đồng tiền lương diễn ra 2-3 phiên. Phương án và thời điểm tăng lương thường được chốt trong phiên họp thứ ba, nhanh nhất vào phiên thứ hai khi các bên tìm được tiếng nói chung.

Tại phiên họp đầu tiên vào đầu tháng 8, Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất hoãn thương lượng tăng lương tối thiểu đến cuối năm nay mới bàn thảo tiếp về thời điểm và mức tăng. Nguyên nhân là kinh tế sụt giảm khiến hơn nửa triệu lao động mất việc, giảm giờ làm, CPI 6 tháng đầu năm tăng 3,29% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát tăng 4,74%.

Phía Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị tăng khoảng 6%, còn Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng tìm kiếm đơn hàng, giữ được việc cho lao động cấp thiết hơn tăng lương.

Theo Dân trí