“Khoác áo mới” cho huyện nghèo (kỳ 2)

07:00 | 03/04/2022

1,996 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Thực hiện Chương trình 30A, trong giai đoạn từ 2009 đến nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã giành khoản kinh phí lên tới gần 1.000 tỷ đồng để hỗ trợ 3 huyện Than Uyên, Tân Uyên và Phong Thổ. Thông qua sự hỗ trợ này, bộ mặt kinh tế - xã hội tại 3 huyện đã có sự thay đổi mạnh mẽ, trong đó Than Uyên, Tân Uyên đã được Thủ tướng Chính phủ đưa ra danh các huyện nghèo của cả nước.

1. Rời Phong Thổ, tôi tìm về huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu, 1 trong những 2 huyện nhờ có sự hỗ trợ của EVN đã được đưa ra danh sách các huyện nghèo của cả nước.

“Khoác áo mới” cho huyện nghèo (kỳ 2)
Chị Lò Thị Sam bên căn nhà được xây dựng kiên cố tại bản Phiêng Phát, xã Trung Đồng, huyện Tân Uyên

Gia đình chị Lò Thị Sam, dân tộc Mông, nhà ở bản Phiêng Phát, xã Trung Đồng, huyện Tân Uyên là một trong rất nhiều hộ gia đình nhận được sự hỗ trợ trực tiếp từ Chương trình 30A. Theo chị Sam, trước kia, gia đình chị là một trong những hộ nghèo, khó khăn nhất xã. Vì thói quen canh tác lạc hậu cộng với nhiều hủ tục đeo bám, dù tất tả quanh năm nhưng cuộc sống vẫn thiếu thốn đủ đường. Phải đến mãi năm 2008, khi điện lưới quốc gia được kéo về xã, được tuyên truyền, phổ biến kiến thức mới, cuộc sống của gia đình chị mới bắt đầu có sự thay đổi. Chị đã biết làm cái lò sấy nông sản để bảo quản và bán lúc giá lên cao. Rồi mua cái tivi, đài cát-sét để học cách làm ăn kinh tế mới.

Đặc biệt, năm 2014, theo Chương trình 30A, được EVN tăng cho cái máy cày để phục vụ sản xuất, giúp quá trình canh tác, sản xuất được hiệu quả hơn, gia đình chị Sam bắt đầu có của ăn của để. Và đến năm 2018, gia đình chị chính thức thoát nghèo. Chị cũng đã xây dựng được ngôi nhà kiên cố, trong nhà đã trang bị được cái tivi, chiếc tủ lạnh phục sinh hoạt hàng ngày. Con cái được học hành, chăm sóc đầy đủ hơn.

Nói đến ý nghĩa của việc đưa điện lưới quốc gia về các thôn, bản ở tỉnh Lai Châu nói chung và huyện Tân Uyên nói chung, anh Nguyễn Xuân Khá, chủ cơ sở sản xuất tư nhân Đức Hạnh (Tổ dân phố số 5, thị trấn Tân Uyên) cho rằng đó chính là yếu tố căn bản đã tạo ra bước đột phá, chuyển mình mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lai Châu nói chung và Tân Uyên nói riêng.

Gia đình anh Nguyễn Xuân Khá đã có thâm niên gần 20 năm làm nghề sao chè. Trước kia, khi chưa có điện lưới quốc gia, mọi việc phải làm bằng thủ công, hiệu quả kinh tế rất thấp. Với mỗi 20 -25 tấn chè tươi phải xử lý trong ngày, cơ sở của anh cần tới hàng chục công nhân. Nhưng nay, vẫn với khối lượng như vậy, từ khi có điện lưới, anh đầu tư hệ thống máy móc sao chè tự động, thì chỉ cần 1 – 2 người để vận hành. Hiệu quả kinh tế lên cao rõ rệt. Thu nhập bình quân của gia đình mỗi năm được khoảng 1 tỷ đồng.

“Khoác áo mới” cho huyện nghèo (kỳ 2)
Dây chuyền sao chè tự động của họ gia đình anh Nguyễn Xuân Khá

2. Nghị quyết 30A/2008/NQ-CP của Chính phủ với mục tiêu tổng quát: Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, bảo đảm đến năm 2020 ngang bằng các huyện khác trong khu vực. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hóa, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù với đặc điểm của từng huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng.

Thực hiện chương trình này, EVN đã phối hợp với UBND tỉnh Lai Châu, UBND các huyện Tân Uyên, Than Uyên, Phong Thổ phát triển mở rộng lưới điện nông thôn; Hỗ trợ cấp điện đấu nối cho các hộ dân; Xây dựng trường nội trú huyện Tân Uyên, Than Uyên, Trường PTDT bán trú Tiểu học Mù Sang, Nhà trẻ nhà mẫu giáo, Xây dựng "Nhà bán trú dân nuôi"; Hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho các em học sinh; Hỗ trợ sản xuất các mô hình sản xuất nông nghiệp; Hỗ trợ xóa nhà tạm cho các hộ chính sách, hỗ trợ xây dựng nhà 3 cứng cho các hộ nghèo; Hỗ trợ đào tạo, bố trí việc làm cho các con em hộ nghèo, đào tạo khuyến nông khuyến lâm.

“Khoác áo mới” cho huyện nghèo (kỳ 2)
Máy cày do EVN hỗ trợ cho người dân (ảnh tư liệu)

“Chương trình 30A được tổ chức từ 2009 đến 2021 đã góp phần phát đổi kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo cho 3 huyện... nói riêng và cả tỉnh Lai Châu nói chung. Đặc biệt là tại 2 huyện Than Uyên và Tân Uyên, nhờ sự hỗ trợ tích cực, hiệu quả của ngành Điện trong công tác xoá đói giảm nghèo, năm 2018, 2 huyện này đã được Thủ tướng Chính phủ chấp nhận và đưa ra khỏi các huyện nghèo của cả nước”, ông Bùi Xuân Thành, Giám đốc Công ty Điện lực Lai Châu chia sẻ.

Theo ông Thành, việc cấp điện tới các xã, thôn bản, hộ dân khu vực nông thôn có ý nghĩa xã hội rất to lớn, mang lại hiệu quả thiết thực cho các địa phương và đơn vị hưởng lợi, đã góp phần rất lớn trong việc cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt của nhân dân khu, đặc biệt các hộ nghèo khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Các công trình lưới điện đưa vào vận hành đã phát huy được hiệu quả, được nhân dân đánh giá cao, hoạt động sản xuất của người dân nông thôn chuyển dần sang sản xuất hàng hóa, dịch vụ đã góp phần xóa đói, giảm nghèo và thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Từ khi các công trình điện đưa vào sử dụng, nhờ đó con em đồng bào các dân tộc có đủ ánh sáng và các điều kiện khác để học tập, chất lượng dạy và học ở tất cả các cấp học tại các địa phương được tăng lên. Mạng lưới y tế cơ sở, mở rộng các dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tốt hơn. Các hoạt động văn hóa thông tin truyền thông, dân trí được mở mang góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, người dân có thể yên tâm đầu tư máy móc chế biến, phát triển sản xuất theo hướng phi nông nghiệp, tăng thu nhập cho gia đình, xóa đói giảm nghèo bền vững, do đó góp phần to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt là phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, gắn với chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo bền vững mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ đang quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.

Đánh giá về hiệu quả của Chương trình 30A, ông Trần Tiến Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu cho biết: Chương trình 30A được EVN triển khai tại tỉnh Lai Châu rất thành công. Tập đoàn đã hỗ trợ 3 huyện Than Uyên, Tân Uyên, Phong Thổ rất nhiều nội dung như phát triển lưới điện nông thôn; xóa nhà tạm; xây dựng nhà bán trú dân nuôi, nhà trẻ, nhà mẫu giáo, trường học nội trú, bán trú; hỗ trợ đào tạo và bố trí việc làm; hỗ trợ xi măng cứng hóa đường giao thông nông thôn; đào tạo khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ các mô hình sản xuất nông nghiệp…

“Sự đồng hành hơn 10 năm qua của EVN đã góp phần cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nâng cao chất lượng giáo dục; củng cố niềm tin vững chắc của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng. Những kết quả trong giai đoạn vừa qua là một trong những tiền đề, động lực quan trọng để tỉnh Lai Châu thực hiện thành công các mục tiêu trong giai đoạn tới”, ông Dũng nhấn mạnh.

Thanh Ngọc

“Khoác áo mới” cho huyện nghèo (kỳ 1)“Khoác áo mới” cho huyện nghèo (kỳ 1)
Tâm sự nghề “Cảnh sát điện”Tâm sự nghề “Cảnh sát điện”
Lặng thầm những công nhân xử lý sự cốLặng thầm những công nhân xử lý sự cố
Công nhân ngành điện và những niềm riêng trong đại dịchCông nhân ngành điện và những niềm riêng trong đại dịch
Vì nhiệm vụ, riêng tư đành gác lại...Vì nhiệm vụ, riêng tư đành gác lại...
Những thợ điện giữ ánh sáng cho buôn làngNhững thợ điện giữ ánh sáng cho buôn làng
Mường Cai đổi đời nhờ... điệnMường Cai đổi đời nhờ... điện