Hương vị Tây Ninh giữa lòng Sài Gòn

16:51 | 19/03/2012

929 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Tìm về thị trấn Trảng Bàng, “sưu khảo” và “lục lọi” nhiều nguồn tài liệu từ những người cố cựu mới vỡ ra một thông tin khá thú vị về nguồn gốc của cái nghề nổi danh...

Khách sành điệu ở Sài Gòn thường giờ không phải cất công “lặn lội” mấy chục cây số đến tận Trảng Bàng để thưởng thức món "đặc sản" này

Mỗi khi có dịp đi ngang Tây Ninh, hầu như… 99,9 % du khách đều phải dừng chân để thưởng thức bằng được món bánh canh Trảng Bàng. Giới thực khách sành điệu ở Sài Gòn cũng không thích những quán “Bánh canh Trảng Bàng” tại… thành phố mà thường cất công “lặn lội” mấy chục cây số đến tận Trảng Bàng thưởng thức. Nhưng giờ thì không cần đi đâu xa nữa, vì mới đây, đã có một “hậu duệ” của gia tộc họ Bùi – người khai sinh ra món bánh canh Trảng Bàng truyền thống đặc sản Tây Ninh chính thức mở quán tại Sài Gòn. Đó là nhà hàng Bánh canh Trảng Bàng Ba Xi, toạ lạc trên đường Võ Văn Tần (quận 3, TP HCM).

Vinh quang của một gia tộc

Tìm về thị trấn Trảng Bàng, “sưu khảo” và “lục lọi” nhiều nguồn tài liệu từ những người cố cựu mới vỡ ra một thông tin khá thú vị về nguồn gốc của cái nghề nổi danh – và cũng là một thương hiệu bánh canh nức tiếng Việt Nam – mà không nhiều người biết: đó là nguồn gốc cái nghề bánh canh Trảng Bàng xuất phát từ một gia tộc họ Bùi.

Theo lời kể của bà Ba Xi, chủ Nhà hàng bánh canh Trảng Bàng Ba Xi (TP HCM), thì thời đó, từ khi còn tuổi niên thiếu bà đã thấy bà nội gánh bánh canh đi bán. Thời đó, khi thực hiện các chuyến giao thương và vận chuyển hàng hoá qua lại giữa Sài Gòn – Tây Ninh và khu vực biên giới Campuchia, những đoàn xe của Pháp thường đậu ở thị trấn Trảng Bàng để nghỉ. Cánh tài xế và những người áp tải hàng hoá hay tìm đến những quán ăn trong vùng. Ông nội của bà đã nghĩ ra cách nấu món bánh canh thịt heo nước lèo để đáp ứng nhu cầu của những người này… Mỗi đêm, ông nội của bà cùng những người lớn trong nhà thường gánh nước lèo, thịt heo và rau sống tới tận các đoàn xe để nấu và bán.

Rồi đến khi ông bà nội qua đời, cha mẹ bà Ba Xi (là ông Bùi Văn Sử và bà Nguyễn Thị Xét) vẫn tiếp tục kế thừa cái nghề bánh canh truyền thống của gia đình với quanh gánh đặt trên vai những người phụ nữ tần tảo. Việc buôn bán tuy cực nhọc, vất vả nhưng khá phát đạt. Từ đó, gia đình họ gắn bó luôn với… nghiệp bánh canh. Thế hệ của bà Ba Xi tính ra là đời thứ 3 kế nghiệp.

Bánh canh khô - biến tấu từ bánh canh truyền thống được xem là món "độc" của nhà hàng

Món đặc sản đúng chất Tây Ninh nhất tại Sài Gòn

Không giống các quán bánh canh khác chúng tôi từng ghé, nhà hàng bánh canh Trảng Bàng Ba Xi có khá nhiều sự… lạ như món bánh canh và cả món bánh tráng phơi sương cuốn thịt luộc, lúc mới dọn ra, chủ quán chỉ bưng lên độc 1 món nước chấm là nước mắm chua ngọt pha bằng giấm – y như thuở sơ khai của món ăn này. Khi khách có yêu cầu, người ta mới bổ sung thêm những loại nước chấm… biến tấu! Nhiều khách hàng sành ăn rất thích, vì theo họ thì cái hồn quê của món bánh canh Trảng Bàng chính là ở điểm này!

Lạ còn ở chỗ, quán này không có một menu… đại trà với quá nhiều món “chẳng dính dáng gì” tới Trảng Bàng hay Tây Ninh như một số quán bánh canh Trảng Bàng khác. Thực đơn tại quán này chỉ “focus” vào 2 món chính là bánh canh và bánh tráng phơi sương Trảng Bàng. Ngoài ra, đáp ứng nhu cầu khá đa dạng của khách, quán chỉ có thêm vài món khác để phục vụ như gỏi cuốn, bì cuốn…

Đáng để ý, quán có món bánh canh khô – biến tấu từ món bánh canh truyền thống. Một món khá “độc” của nhà hàng vì chưa thấy xuất hiện tại các quán “Trảng Bàng” khác.

Món ăn được chế biến theo công thức gia truyền, hương vị đậm đà nhưng có cái gì đó còn có vẻ… thôn quê! Cọng bánh canh ở đây cũng nhiều gạo nên ăn không… dai như các quán khác tại Sài Gòn. Song, nhiều khách khi trò chuyện thì lại bảo thích vì thấy nó giống với các quán ở… Tây Ninh hơn.

Nguyên liệu, trong đó có những loại rau rừng, rau sông và rau nhà đặc trưng của món bánh canh và bánh tráng phơi sương Trảng Bàng được chở thẳng từ… “đất gốc” xuống.

Có thể kể “sơ sơ” như là: đọt lụa, đọt bời lời, đọt bí bái, đọt trâm móc, đọt dừng, đọt xộp, lá cách, lá cóc, săng dẻ, sao nhái, quế vị, đọt xoài non, lộc vừng, săng máu, bằng lăng… được mang từ Tây Ninh xuống Sài Gòn ngày 2 chuyến nên luôn đảm bảo tươi, mới và đúng hương vị Tây Ninh.

Không chỉ phục vụ thực khách yêu mến hương vị bánh canh Trảng Bàng và món bánh tráng phơi sương cuốn thịt luộc với hương vị chính gốc đích thực của Tây Ninh ngay giữa lòng thành phố, nhà hàng còn có một “góc hàng rong” khá lạ mắt với các món đặc sản của Tây Ninh như các loại muối xả, muối tôm, bánh tráng, dưa kiệu… để thực khách có thể mua làm quà biếu hay dùng tại nhà.

 Diễm Phúc