Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý phát triển tín dụng xanh, trái phiếu xanh

06:43 | 10/04/2024

175 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Để đạt được các mục tiêu về tăng trưởng xanh, Việt Nam cần nguồn lực rất lớn, theo ước tính của ADB khoảng 368 tỷ USD cho cả giai đoạn đến 2040, tương đương 20 tỷ USD mỗi năm. Điều này đòi hỏi phải có các cơ chế, chính sách và giải pháp huy động nguồn vốn trong và ngoài nước, thúc đẩy phát triển thị trường tài chính xanh, khuyến khích dòng vốn tư nhân đầu tư vào các lĩnh vực xanh bao gồm cả thị trường tín dụng xanh và trái phiếu xanh. Tuy nhiên, lĩnh vực này lại đang gặp nhiều vướng mắc về mặt pháp lý khiến việc tìm giải pháp thúc đẩy thị trường tài chính xanh phát triển tương xứng với tiềm năng và nhu cầu của nền kinh tế trở thành vấn đề rất cấp bách.

Yếu tố cốt lõi của quá trình cơ cấu lại nền kinh tế

Trên thế giới và khu vực, thị trường tín dụng xanh và trái phiếu xanh đã phát triển nhanh trong những năm gần đây với các dự án tiết kiệm năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo và công nghệ sạch cùng các dự án có gắn các mục tiêu môi trường nhằm hướng đến mục tiêu “kép” là tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Riêng khu vực ASEAN + 3, theo Báo cáo của ADB, thị trường trái phiếu bền vững đạt quy mô gần 800 tỷ USD năm 2023, gấp hơn 7 lần so với 2017.

Tại Việt Nam, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững là chủ trương lớn và nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Từ năm 2012, Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011 - 2020. Tiếp đó, vào tháng 10/2021 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050” hướng tới mục tiêu đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050. Mới đây, tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF 2024), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính một lần nữa tái khẳng định: Tăng trưởng xanh là một trong hai yếu tố cốt lõi của quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và phát triển nhanh, bền vững.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý phát triển tín dụng xanh, trái phiếu xanh
Toàn cảnh Hội thảo "Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý phát triển tín dụng xanh, trái phiếu xanh: Vấn đề cấp bách"

Đến nay, Việt Nam đã ban hành nhiều chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về chuyển đổi xanh như: Chiến lược về biến đổi khí hậu; Kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh; Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí methane; Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững; Quy hoạch điện VIII…. Đồng thời, Việt Nam đã tham gia tích cực, có trách nhiệm cùng cộng đồng quốc tế trong chống biến đổi khí hậu như: Cam kết tại COP26 về phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050; tham gia Sáng kiến Phát thải ròng bằng 0 châu Á (AZEC); Tuyên bố Chính trị thiết lập Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP)…

Hoàn thiện pháp lý là vấn đề cấp bách

Tại Việt Nam, từ năm 2017 đến nay, thị trường tín dụng xanh đã có tốc độ phát triển hơn 20%/năm, cao hơn hẳn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế; một số trái phiếu xanh chính quyền địa phương, trái phiếu xanh doanh nghiệp được phát hành thí điểm, đặc biệt phát hành trái phiếu cho các dự án xanh có quy mô lớn như năng lượng tái tạo, vận tải xanh, bất động sản xanh. Theo Bộ Tài chính, trong giai đoạn 2019 - 2023, Việt Nam đã phát hành khoảng 1,16 tỷ USD trái phiếu xanh.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, thị trường tín dụng xanh, trái phiếu xanh của Việt Nam phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và với nhu cầu huy động vốn cho chuyển đổi xanh. Một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của thị trường tín dụng xanh, trái phiếu xanh là khuôn khổ pháp lý chưa hoàn thiện, nhất là còn thiếu các quy định, tiêu chí môi trường, Danh mục phân loại xanh ở cấp quốc gia.

Tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức xây dựng Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh trước ngày 31/12/2022. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã khẩn trương nghiên cứu, xây dựng Dự thảo Danh mục Phân loại xanh trình Chính phủ. Tuy nhiên, do một số nội dung còn có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan chức năng, đến nay Danh mục Phân loại xanh vẫn chưa được ban hành, gây khó khăn cho việc thiết kế và thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi xanh, cũng như hoạt động tín dụng xanh, trái phiếu xanh.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý phát triển tín dụng xanh, trái phiếu xanh
Tiến sĩ Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV thẳng thắn chỉ ra những khó khăn tại Hội thảo

Tiến sĩ Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV cho rằng: Việt Nam hiện đang đi cùng với thế giới về mặt tư duy về tăng trưởng xanh, quan trọng là chúng ta đã có hệ thống văn bản, khung pháp lý, chiến lược hành động khá đầy đủ đây là tín hiệu và nhận thức đáng mừng. Tuy nhiên theo ông Lực, quy mô tín dụng xanh chỉ chiếm 4,4% tổng dư nợ, trong khi trái phiếu xanh chỉ đạt 1,16 tỷ USD trong vòng 5 năm qua - con số nhỏ bé so với nhu cầu vốn khoảng 20 tỷ USD/năm để thực hiện các mục tiêu chuyển đổi xanh.

Ông Lực cũng cho biết thêm việc triển khai tín dụng xanh còn nhiều khó khăn vì thiếu khung pháp lý, chính sách tổng thể trong khi các nguồn vốn cho vay của các tổ chức tín dụng (TCTD) thường là vốn huy động ngắn, trung hạn và bên vay đòi hỏi lãi suất ưu đãi…Với trái phiếu xanh, còn thiếu các hướng dẫn chi tiết của các cơ quan chức năng ; cơ chế quản lý, giám sát việc sử dụng nguồn vốn, khung pháp lý, hạ tầng công nghệ thông tin trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn chưa hoàn thiện; chưa có các chính sách khuyến khích doanh nghiệp phát hành và đầu tư trái phiếu xanh…

Ngân hàng chung tay tháo gỡ điểm nghẽn

Về phía ngành ngân hàng, với chức năng là một trong những kênh dẫn vốn của nền kinh tế, với tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam luôn dao động ở mức cao, hoạt động tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ tích cực cho phát triển kinh tế và giải quyết một số vấn đề an sinh xã hội. Vì vậy, việc triển khai các giải pháp từ ngành ngân hàng sẽ góp phần định hướng dòng vốn tín dụng đầu tư vào các dự án xanh, thân thiện với môi trường, từ đó góp phần thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, phát triển bền vững của quốc gia.

Bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết: Trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ và thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng, NHNN cũng đã chủ động lồng ghép, xây dựng các Đề án, Chương trình tín dụng góp phần tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các dự án góp phần bảo vệ môi trường, hỗ trợ tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Cụ thể là cần bổ sung, hoàn thiện các quy định, định hướng về ngân hàng xanh và tín dụng xanh phù hợp với những mục tiêu tăng trưởng xanh; triển khai các giải pháp nhằm hỗ trợ các TCTD đa dạng sản phẩm ngân hàng - tín dụng xanh, góp phần thực hiện tăng trưởng xanh và phải thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường năng lực cho hệ thống ngân hàng trong thực hiện tín dụng – ngân hàng xanh.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý phát triển tín dụng xanh, trái phiếu xanh
Bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN.

Là Ngân hàng thương mại lớn nhất (NHTM) Việt Nam về quy mô, phạm vi hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, Agribank xác định việc cam kết tăng trưởng xanh và phát triển bền vững là nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược cốt yếu trong giai đoạn tới. Trên cơ sở đó, Agribank đã xây dựng các gói tín dụng xanh, chương trình tín dụng xanh phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh, chuyển đổi xanh trên cơ sở tăng cường đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng.

Với vai trò chủ lực cung ứng vốn và dịch vụ tài chính cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, Agribank cam kết triển khai tiêu chí môi trường đồng bộ trong toàn bộ hoạt động, góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh, quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. Đặc biệt, trong nhiều năm qua, Agribank đã và đang tập trung ưu tiên nguồn vốn đối với tín dụng xanh, mở rộng cho vay có hiệu quả các dự án, chương trình phát triển sản xuất, kinh doanh, nhất là các chương trình, dự án tạo ra giá trị tăng thêm, năng lượng sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Trong khuôn khổ Hội thảo “Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý phát triển tín dụng xanh, trái phiếu xanh: Vấn đề cấp bách” của Tạp chí Nhà Đầu tư được tổ chức ngày 03/4/2024, tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Thu Hà – Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo và triển khai ESG trong hệ thống Agribank chia sẻ: Agribank đã và đang triển khai nhiều giải pháp như hoàn thiện cơ chế, chính sách, cơ cấu tổ chức để triển khai ngân hàng xanh hiệu quả; Triển khai các hoạt động về tín dụng xanh, hướng tới chuẩn mực quốc tế; Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin phục vụ ngân hàng xanh; phát triển các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tiêu chuẩn xanh, phát triển bền vững; tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế; Hoàn thiện các tiêu chí về xã hội của Agribank; Thường xuyên thực hiện tuyên truyền và đào tạo sâu, rộng trong nội bộ và đến khách hàng Agribank về phát triển bền vững; Hướng tới xây dựng báo cáo độc lập về phát triển bền vững, ESG và kiểm toán báo cáo ESG… để công tác được thực hiện đồng bộ, hiệu quả và hạn chế được khó khăn, vướng mắc trong thực hiện ESG cũng như hướng đến các mục tiêu tăng trưởng xanh.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý phát triển tín dụng xanh, trái phiếu xanh
Bà Nguyễn Thị Thu Hà – Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo triển khai ESG trong hệ thống Agribank.

Để chung tay tháo gỡ điểm nghẽn cho thị trường tín dụng xanh, trái phiếu xanh, Agribank cùng nhất trí quan điểm về một Danh mục Phân loại xanh và bộ tiêu chí xác định dự án xanh phù hợp với từng lĩnh vực, từng ngành kinh tế của Việt Nam làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng có căn cứ thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh; Xây dựng lộ trình thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ các ngành xanh (thuế, phí, vốn, kỹ thuật, thị trường, đến quy hoạch, chiến lược phát triển…) của từng ngành/lĩnh vực một cách đồng bộ nhằm thu hút và phát huy hiệu quả của nguồn vốn tín dụng xanh; Nghiên cứu có hướng dẫn chung về ESG giúp các doanh nghiệp có cơ sở thực hiện chuyển đổi xanh; Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển thị trường vốn, thị trường trái phiếu xanh, tạo kênh huy động vốn cho các chủ đầu tư có thêm nguồn lực triển khai các dự án xanh.

Việc Chính phủ, các bộ, ngành và NHNN ban hành, hướng dẫn, tuyên truyền khung pháp lý cụ thể và rõ ràng hơn về tiêu chí xã hội và quản trị đối với doanh nghiệp và NHTM sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng xu hướng hội nhập của nền kinh tế, quốc tế; có chính sách ưu đãi về thuế, phí, cơ chế bảo hiểm, lãi suất, dự trữ bắt buộc đối với doanh nghiệp, NHTM chủ động triển khai thực thi ESG hiệu quả. Bà Nguyễn Thị Thu Hà cũng đề xuất sự hỗ trợ của Chính phủ với hệ thống Ngân hàng và các TCTD trong nước để ngày càng tiếp cận được nhiều hơn các quỹ tài chính, gói tài trợ đối với tín dụng xanh của các Tổ chức trên Thế giới.

Hồ Minh Nguyệt

Agribank dành 15.000 tỷ đồng tài trợ các dự án đầu tư thuộc 6 ngành trọng điểm và dự án thuộc lĩnh vực xanhAgribank dành 15.000 tỷ đồng tài trợ các dự án đầu tư thuộc 6 ngành trọng điểm và dự án thuộc lĩnh vực xanh
Agribank sẽ là ngân hàng chủ lực cung ứng vốn cho Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng caoAgribank sẽ là ngân hàng chủ lực cung ứng vốn cho Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao
Ngân hàng làm gì để khơi thông tín dụng?Ngân hàng làm gì để khơi thông tín dụng?
36 năm tô đậm dấu ấn vì 36 năm tô đậm dấu ấn vì "Tam nông"
Phê duyệt 14 ngân hàng quan trọng nhất hệ thống năm 2024Phê duyệt 14 ngân hàng quan trọng nhất hệ thống năm 2024
Agribank tiếp tục triển khai 8.000 tỷ đồng vốn tín dụng ưu đãi dành cho lĩnh vực lâm sản, thủy sảnAgribank tiếp tục triển khai 8.000 tỷ đồng vốn tín dụng ưu đãi dành cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
  • bao-hiem-pjico
  • rot-von-duong-dai-agri
  • vpbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,000 84,000
AVPL/SJC HCM 82,000 84,000
AVPL/SJC ĐN 82,000 84,000
Nguyên liệu 9999 - HN 82,750 83,000
Nguyên liệu 999 - HN 82,650 82,900
AVPL/SJC Cần Thơ 82,000 84,000
Cập nhật: 05/10/2024 00:02
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 82.800 83.600
TPHCM - SJC 82.000 84.000
Hà Nội - PNJ 82.800 83.600
Hà Nội - SJC 82.000 84.000
Đà Nẵng - PNJ 82.800 83.600
Đà Nẵng - SJC 82.000 84.000
Miền Tây - PNJ 82.800 83.600
Miền Tây - SJC 82.000 84.000
Giá vàng nữ trang - PNJ 82.800 83.600
Giá vàng nữ trang - SJC 82.000 84.000
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 82.800
Giá vàng nữ trang - SJC 82.000 84.000
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 82.800
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 82.700 83.500
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 82.620 83.420
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 81.770 82.770
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 76.090 76.590
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 61.380 62.780
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 55.530 56.930
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 53.030 54.430
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 49.690 51.090
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 47.600 49.000
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 33.490 34.890
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 30.060 31.460
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 26.310 27.710
Cập nhật: 05/10/2024 00:02
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 8,190 8,360
Trang sức 99.9 8,180 8,350
NL 99.99 8,230
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 8,210
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 8,280 8,370
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 8,280 8,370
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 8,280 8,370
Miếng SJC Thái Bình 8,200 8,400
Miếng SJC Nghệ An 8,200 8,400
Miếng SJC Hà Nội 8,200 8,400
Cập nhật: 05/10/2024 00:02
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 82,000 84,000
SJC 5c 82,000 84,020
SJC 2c, 1C, 5 phân 82,000 84,030
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 82,000 83,300
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 82,000 83,400
Nữ Trang 99.99% 81,950 83,000
Nữ Trang 99% 80,178 82,178
Nữ Trang 68% 54,096 56,596
Nữ Trang 41.7% 32,264 34,764
Cập nhật: 05/10/2024 00:02

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,496.82 16,663.45 17,198.73
CAD 17,792.83 17,972.56 18,549.89
CHF 28,322.35 28,608.43 29,527.42
CNY 3,438.59 3,473.32 3,584.90
DKK - 3,591.92 3,729.62
EUR 26,595.63 26,864.28 28,055.04
GBP 31,727.06 32,047.54 33,077.00
HKD 3,107.70 3,139.09 3,239.92
INR - 294.09 305.86
JPY 163.16 164.81 172.66
KRW 15.98 17.76 19.27
KWD - 80,714.67 83,944.94
MYR - 5,807.27 5,934.16
NOK - 2,286.11 2,383.26
RUB - 248.41 275.00
SAR - 6,574.00 6,837.09
SEK - 2,356.01 2,456.14
SGD 18,604.97 18,792.89 19,396.58
THB 661.99 735.55 763.75
USD 24,550.00 24,580.00 24,940.00
Cập nhật: 05/10/2024 00:02
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 24,570.00 24,590.00 24,930.00
EUR 26,777.00 26,885.00 28,005.00
GBP 31,882.00 32,010.00 33,001.00
HKD 3,122.00 3,135.00 3,241.00
CHF 28,507.00 28,621.00 29,526.00
JPY 164.72 165.38 173.02
AUD 16,633.00 16,700.00 17,213.00
SGD 18,748.00 18,823.00 19,380.00
THB 727.00 730.00 763.00
CAD 17,927.00 17,999.00 18,547.00
NZD 15,124.00 15,632.00
KRW 17.78 19.64
Cập nhật: 05/10/2024 00:02
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 24600 24600 24940
AUD 16586 16686 17259
CAD 17914 18014 18565
CHF 28664 28694 29487
CNY 0 3493.5 0
CZK 0 1028 0
DKK 0 3644 0
EUR 26849 26949 27822
GBP 32080 32130 33242
HKD 0 3180 0
JPY 166.18 166.68 173.19
KHR 0 6.032 0
KRW 0 18.3 0
LAK 0 1.0501 0
MYR 0 6104 0
NOK 0 2325 0
NZD 0 15159 0
PHP 0 420 0
SEK 0 2395 0
SGD 18716 18846 19577
THB 0 694.9 0
TWD 0 768 0
XAU 8200000 8200000 8400000
XBJ 7700000 7700000 8100000
Cập nhật: 05/10/2024 00:02