GS. TS Nguyễn Minh Thuyết: "Xã hội ta đừng sính bằng cấp nữa!"

07:00 | 26/07/2015

2,003 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Cuối năm 2015, Việt Nam sẽ gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN. Nhiều ý kiến cho rằng việc hội nhập này sẽ thay đổi được “vận mệnh” cho rất nhiều các “ông cử” đang thất nghiệp. Thế nhưng, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội lại cho rằng với trình độ người lao động của Việt Nam như hiện nay thì con số thất nghiệp e rằng sẽ còn tăng thêm.

Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam (Quý I/2015) được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội công bố mới đây thông tin: Riêng 3 tháng đầu năm 2015, cả nước có 1.159.800 người thất nghiệp, tăng 114.200 người so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, có đến gần 280.000 người có trình độ đại học, trên đại học và cao đẳng chuyên nghiệp.

Dù ngẫu nhiên nhưng con số gần 280 nghìn lao động có trình độ nhưng thất nghiệp được công bố đúng vào thời điểm các thí sinh đang mong ngóng điểm thi THPT Quốc gia 2015 để xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng đã không khỏi khiến tâm trạng của nhiều thí sinh chùng xuống.

Việt Nam đã có Luật Việc làm Việt Nam đã có Luật Việc làm
Con số “giời ơi”? Con số “giời ơi”?
Cử nhân thất nghiệp, Bộ Giáo dục nhận trách nhiệm Cử nhân thất nghiệp, Bộ Giáo dục nhận trách nhiệm

Việc “cử nhân” thất nghiệp đã không còn là chuyện mới. Nhưng trong bản tin của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội công bố thì không chỉ riêng đối tượng cử nhân. So với mọi năm, hiện tượng sinh viên tốt nghiệp đại học ra trường thất nghiệp nhức nhối nhất, thì năm nay, nhóm thất nghiệp nhiều nhất rơi vào lực lượng lao động tốt nghiệp cao đẳng nghề và lao động không có bằng cấp, chứng chỉ.

Cụ thể so với cùng kỳ năm 2014 thì: Số lao động tốt nghiệp đại học, trên đại học thất nghiệp tăng từ 165.600 người lên 177.700 người. Số lao động tốt nghiệp cao đẳng thất nghiệp tăng từ 74.700 người lên 100.600 người. Số lao động không có bằng cấp, chứng chỉ thất nghiệp tăng từ 600.500 người lên 726.100 người. Ngoài ra, nhóm lao động tốt nghiệp các trường trung cấp nghề, sơ cấp nghề… cũng tăng.

Theo ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: Số lao động thất nghiệp ở nhóm có trình độ đại học, sau đại học và cao đẳng nghề chủ yếu là mới tốt nghiệp. Lực lượng này gia nhập thị trường lao động khá khó khăn.

Mặc dù tỷ lệ này chưa phải là chỉ số phản ánh hết được tình trạng lao động của đất nước khi đánh giá còn phải dựa trên nhiều yếu tố. Nhưng rõ ràng, so với các năm trước thì những tháng đầu năm 2015, nền kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu hồi phục. Vậy mà, tỷ lệ người thất nghiệp gia tăng thì dường như đây là một nghịch lý?

Nếu như mọi năm thực trạng lao động ở nước ta là “thừa thầy, thiếu thợ” thì giờ đây là: Thừa cả thầy lẫn… thợ. Chất lượng thầy và thợ này đến đâu? Ai cũng rõ. Bởi thực chất thì số lượng lao động đáp ứng được thị trường lao động hiện tại không nhiều.

GS. TS Nguyễn Minh Thuyết:
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết

Nhận định về nguyên nhân dẫn đến việc quá nhiều lao động có trình độ ở Việt Nam thất nghiệp, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội cho rằng: Nguyên nhân chính yếu vẫn là nền kinh tế của Việt Nam phát triển còn yếu. Thị trường lao động phổ thông chưa mạnh để thu hút lao động, đặc biệt là thời kỳ kinh tế khủng hoảng như vừa qua. Đầu năm nay, nền kinh tế mới có dấu hiệu khôi phục nhưng chưa có gì đáng kể. Vì vậy, cả những người có trình độ đại học, cũng như những người học nghề ra khó kiếm việc làm là đương nhiên.

Cuối năm 2015, Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN. Nhiều người kỳ vọng sự kiện này sẽ mang đến những “điểm sáng” mới cho thị trường lao động Việt Nam. Nhưng GS.TS Nguyễn Minh Thuyết lại lo ngại con số thất nghiệp sẽ còn tăng lên khi chúng ta bước vào “cuộc chiến” mới.

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết nhận định: Tôi lo ngại rằng, con số cử nhân và lao động có tay nghề thất nghiệp sẽ còn tăng cao nữa và điều này có thể xảy ra vào cuối năm nay. Bởi khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN thì thị trường kinh tế của nước ta phải “mở tung” cho doanh nghiệp, hàng hóa… và lao động các nước vào. Khi đó, thật khó cho thị trường lao động của nước ta vì đánh giá chung thì chất lượng người lao động của ta không thể bằng các nước trong khu vực.

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết phân tích: Lao động của các nước trong khu vực có ưu thế hơn lao động của nước ta rất nhiều. Hơn là ở chỗ họ có trình độ hơn, được đào tạo tốt hơn, họ có tiếng Anh… Và điều cơ bản là họ có kỷ luật cao hơn hẳn công nhân Việt. Đơn cử như lao động của Philippines, trình độ của họ có khi chỉ tương đương mình thôi nhưng người ta nói được tiếng Anh tốt hơn, kỷ luật lao động của họ lại rất tốt. Tôi đã đi một số nước châu Âu và thấy rằng họ rất khen ngợi tinh thần kỷ luật lao động của người Philippines. Thậm chí những doanh nghiệp đóng tại Việt Nam họ cũng muốn chọn lao động nước khác vào làm vì họ có tiếng Anh và kỷ luật lao động tốt hơn mình.

Nên nếu không thay đổi thì lao động trong nước rất khó cạnh tranh được.

Theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết thì cần phải thay đổi: Xã hội ta đừng có “sính” bằng cấp nữa. Đã một thời vì chạy theo bằng cấp quá mà vô hình trung thúc đẩy một lứa thanh niên chỉ chạy theo bằng cấp thôi chứ không theo nghề. Còn những người theo nghề thì lại không được đào tạo đến nơi, đến chốn. Đặt câu hỏi là: Chúng ta đã chú trọng nghề chưa? Rõ ràng là chưa. Cách đào tạo nghề của Việt Nam hiện còn lạc hậu khi tách biệt với các cơ sở sử dụng lao động, trong khi phải nhận ra rằng gắn với các cơ sở là điều cần thiết.

Cũng có những trường đào tạo nghề dám đầu tư trang thiết bị tốt nhưng lại không thu hút được những thanh niên ưu tú vào học, hoặc do kinh phí quá cao không phù hợp với đại bộ phận học nghề. Hậu quả là năng lực thực hành nghề của ngay cả những người đào tạo cũng rất bị hạn chế. Không có thực tế sản xuất thì rất khó, lượng lao động này khi đưa qua kiểm định khó “lọt” lắm. Như ngành Sư phạm học cả mấy năm nhưng kiến tập được khoảng 1-2 tháng thì lấy đâu ra kinh nghiệm đứng lớp.

Và thế rồi ra trường lại phải đào tạo lại từ đầu.

Để cải thiện tình hình này, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng trách nhiệm không chỉ ở Bộ Giáo dục và Đào tạo mà cần có sự hành động của cả Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phải đổi mới nội dung đào tạo, gắn dạy nghề với thực hành, với các đơn vị sự nghiệp và thị trường nhiều hơn.

Không thể đợi lâu được nữa vì trước mắt chúng ta đã phải chuẩn bị tốt lực lượng cho cuộc hội nhập thị trường kinh tế ASEAN sắp tới. “Tôi rất sốt ruột, bởi có cảm giác rằng chúng ta vẫn bình chân như vại, chưa thấy có sự chuẩn bị nào nổi trội trước sự kiện này. Chậm nhưng chưa muộn nên chuẩn bị các biện pháp để đẩy mạnh kinh tế mới giải quyết được việc làm cho dân” - GS.TS Nguyễn Minh Thuyết nói.

Việt Nam: Kinh tế thị trường chưa rõ nét Việt Nam: Kinh tế thị trường chưa rõ nét
Nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao trong năm 2015? Nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao trong năm 2015?
Các chuyên gia nói về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2015 Các chuyên gia nói về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2015

Huyền Anh

Năng lượng Mới

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc