Giáo dục sáng tạo là kỷ nguyên tiếp theo của trí tuệ

18:45 | 24/09/2021

256 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - GS.Howard Gardner; GS.Ngô Bảo Châu; nhà giáo dục, nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh, cũng như nhiều chuyên gia đa lĩnh vực, sẽ chia sẻ về sự trọng yếu của “Giáo dục sáng tạo - Kỷ nguyên tiếp theo của trí tuệ” tại Hội nghị thường niên về Tương lai giáo dục từ 2021 "The Symphony of The Mind" sẽ được tổ chức trực tuyến vào tháng 10 tới.
Giáo dục sáng tạo là kỷ nguyên tiếp theo của trí tuệ

Cuộc sống vào năm 2050 dường như sẽ nằm ngoài sức tưởng tượng của con người ở hiện tại. Sự xuất hiện của dữ liệu lớn (Big data), trí tuệ nhân tạo (AI) hay vạn vật kết nối - Internet of things (IoT) trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã cùng tác động lên nhau khiến các mô hình xã hội, chính trị, kinh tế, giáo dục cũ bị thay đổi.

Giờ đây, thế giới trở nên phẳng hơn bao giờ hết khi các cá nhân có thể liên hệ, kết nối hợp tác với nhau một cách dễ dàng, không phân biệt sắc tộc, giới tính, quốc gia hay các vùng lãnh thổ nào.

Những vấn đề cấp thiết toàn cầu đang thách thức toàn bộ kinh nghiệm của nhân loại. Những thứ mà trước đây chúng ta từng chắc chắn thì bây giờ chỉ mang ý nghĩa tham khảo nhiều hơn là việc có thể truyền đạt lại cho thế hệ sau một cách nguyên bản.

Chính vì vậy, câu hỏi cấp bách được đặt ra lúc này dành cho các bậc cha mẹ, nhà trường, những người làm công tác giáo dục hay xã hội là: Một đứa trẻ được sinh ra vào năm 2020 cần làm gì để thích ứng vào năm 2050?

Dựa trên thực tế đó, cùng khát vọng vươn tới giáo dục sáng tạo, hội nghị thường niên về tương lai giáo dục Symphony Of the mind với chủ đề “Sáng tạo là kỷ nguyên tiếp theo của trí tuệ” sẽ diễn ra đầu tháng 10 tới với sự đồng hành của nhiều cá nhân xuất sắc và đơn vị đi đầu trong ngành sáng tạo tại Việt Nam.

Đó là Giáo sư Howard Gardner: cha đẻ Thuyết Đa Trí Thông Minh, Giám đốc cấp cao của Harvard Project Zero. Ông đã xuất bản hàng trăm bài báo nghiên cứu và hơn 30 quyển sách về tâm lý học, trong đó nổi bật là thuyết đa trí tuệ (multile intelligences). Năm 2000, ông cùng đồng nghiệp thành lập chương trình học về Tâm trí, Não bộ và Giáo dục tại Đại học Harvard. Ông đã được bầu làm thành viên Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ.

Giáo sư Ngô Bảo Châu - Người Việt Nam đầu tiên giành 2 huy chương vàng Olympic Toán học Quốc tế vào các năm 1988 và 1989. Năm 2004, ông được bổ nhiệm làm giáo sư Toán học tại Trường Đại học Paris XI.

Giáo sư Trần Thanh Vân - Chủ tịch Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam. Ông là người sáng lập và Chủ tịch của Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam, hoạt động không mệt mỏi nhằm góp phần xây dựng một cộng đồng khoa học hiện đại ở Việt Nam. Phương pháp “Bàn tay nặn bột” từ Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam của ông được đưa vào giảng dạy chính thức trong trường Tiểu học và THCS tại Việt Nam từ năm 2011.

Cùng rất nhiều chuyên gia hàng đầu ở nhiều lĩnh vực cả trong và ngoài nước như: Nhà giáo dục - nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh với gần 30 năm sự nghiệp ngoại giao tại Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao và Ủy ban Đối ngoại Quốc hội - Đại sứ tại Bỉ và Trưởng Phái đoàn đại diện bên cạnh Liên minh châu Âu.

Nghệ sĩ quốc tế - Nhà giáo dục Thanh Bùi: Từ 2012 đến nay, ông trở lại Việt Nam và bắt đầu hành trình giáo dục sáng tạo tại đây thông qua các dự án tiêu biểu Học viện Âm nhạc & Trình diễn Nghệ thuật Soul (SMPAA), Tổ chức Phi chính phủ AMPA Education, Học bổng Trịnh Công Sơn... với mục tiêu mang giáo dục sáng tạo đến tất cả trẻ em Việt Nam.

Bên cạnh những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực của họ thì những tài năng trẻ đã và đang toả sáng ở đa lĩnh vực. Họ là những hạt giống tài năng có thành tích học tập và sáng tạo đầy nổi bật từ các trường đại học nổi tiếng trên thế giới.

Hội nghị được chia làm 2 tập phát sóng vào hai khung giờ: Tập 1 từ 20h - 21h thứ Sáu, ngày 8/10/2021; Tập 2 từ 20h - 21h thứ bảy, ngày 9/10/2021. Độc giả quan tâm có thể đăng ký và nhận thư mời tại website: https://embassyeducation.edu.vn/symphony/.

N.H

Hội thảo Giáo dục Chuyển đổi số - Nền tảng cải cách kinh tế 2021Hội thảo Giáo dục Chuyển đổi số - Nền tảng cải cách kinh tế 2021
Chuyển đổi số và Giáo dục đại học: Khi thách thức là cơ hộiChuyển đổi số và Giáo dục đại học: Khi thách thức là cơ hội