Giải ngân vốn đầu tư công và vốn vay ODA quá chậm
Cụ thể, từ tháng 1 - 8 thì vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài, mới giải ngân được 6.480 tỉ đồng, chỉ đạt 10,7% kế hoạch vốn do Quốc hội giao (60.000 tỉ đồng) và 15,7% kế hoạch do Bộ KH-ĐT thông báo (40.735 tỉ đồng). Chi thường xuyên từ nguồn vốn nước ngoài đạt 862 tỉ đồng, bằng 8,5% dự toán Quốc hội phê duyệt. Trong đó có 35 bộ, ngành, địa phương từ đầu năm 2019 đến nay chưa có giải ngân.
![]() |
Giải ngân vốn đầu tư công và vốn vay ODA quá chậm |
Nhiều bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân rất thấp, như: Bộ Y tế 4,8%, Bộ GD-ĐT 25% kế hoạch giải ngân vốn ODA…
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, nguyên nhân từ vướng mắc trong giao kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn chậm, thiếu so với nhu cầu; phân bổ vốn chưa sát với thực tế; điều chỉnh kế hoạch chậm, thủ tục kéo dài…
Đặc biệt, tình trạng hồ sơ rút vốn sai, thiếu thủ tục vẫn còn phát sinh, điển hình như: đơn đề nghị rút vốn các khoản chi không đúng chế độ; chi tư vấn quản lý dự án, thực hiện dự án, chi mua ô tô khi chưa được Thủ tướng cho phép; tạm ứng khi chưa có quyết định giao dự toán vốn...
Ông Dũng đề nghị các bộ ngành, địa phương cần rút kinh nghiệm, nghiên cứu lại vốn đối ứng vì lúc lập, xem xét dự án đơn vị nào cũng cam kết hoàn thành, nhưng khi đi vào thực hiện thì mới bí bách, khó khăn.
Nguyễn Hưng
-
Tin tức kinh tế ngày 29/4: Giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm ước đạt hơn 14%
-
P4G 2025: Việt Nam khẳng định vai trò tiên phong trong chuyển đổi tài chính xanh
-
Doanh nghiệp nhà nước nộp gần 400 nghìn tỷ đồng vào ngân sách năm 2024, đẩy mạnh chuyển đổi số
-
Nghiên cứu, sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách nhà nước
-
Tin tức kinh tế ngày 6/5: Vốn FDI vào Việt Nam tăng gần 40%
-
Quốc hội thảo luận tại tổ về 3 dự án Luật quan trọng
-
Quyết định tăng sản lượng của OPEC+ có tác động gì đến thị trường dầu mỏ toàn cầu?
-
CPI tháng 4/2025 tăng 0,07%
-
Thủ tướng: Triển khai hiệu quả "bộ tứ chiến lược", thực hiện bằng được các mục tiêu lớn