Giá cả lương thực trong và sau Tết chỉ tăng giảm dưới 10%
Theo báo cáo của Sở Công Thương các địa phương, giá các loại gạo tẻ chất lượng cao như tám Điện Biên, Séng Cù, Nam Hương, Gò Công... tăng khoảng 5-10% so với ngày thường và tương đương so với cùng kỳ năm trước. Giá các loại gạo nếp tăng nhẹ so với cùng kỳ Tết năm 2020, ước tăng khoảng 5-7%. So với cùng kỳ mọi năm, nhu cầu tiêu dùng các loại gạo có nguồn gốc từ Hàn Quốc, Nhật Bản... giảm nhẹ, người dân có xu hướng tiêu dùng các loại gạo chất lượng cao trong nước.
![]() |
Giá các loại gạo vẫn có độ chênh từ 3.000-5.000 đồng giữa hai miền Nam - Bắc. |
Nhằm ổn định giá cả mặt hàng gạo, hầu hết các địa phương thực hiện chương trình bình ổn thị trường đều đưa mặt hàng lương thực vào diện bình ổn giá… với giá bán ổn định và thấp hơn giá thị trường khoảng 5-10%. Tết Nguyên đán Tân Sửu năm nay diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp nhưng do đã có kế hoạch từ trước nên tình hình cung - cầu lương thực trong nước được bảo đảm, không xảy ra tình trạng “găm hàng tăng giá” hoặc mất cân đối cung cầu.
Cũng theo báo cáo của Sở Công Thương các địa phương, năm nay các lực lượng chức năng như quản lý thị trường, thanh tra thị trường tiếp tục tăng cường công tác thanh tra kiểm soát về chất lượng cũng như giá cả các loại hàng hóa trong đó có mặt hàng gạo. Cùng với đó, doanh nghiệp kinh doanh gạo cũng đã có ý thức trong việc kiểm soát an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc xuất xứ nên nhìn chung chất lượng gạo ngày càng được bảo đảm. Bên cạnh một số loại gạo bảo đảm chất lượng, sản xuất theo hướng organic hoặc hữu cơ thì một số loại gạo được tiêu dùng nhiều cũng bắt đầu đạt tiêu chuẩn gạo sạch và kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Hiện, giá một số loại gạo tẻ chất lượng cao khoảng 20.000-32.000 đồng/kg (tùy loại và địa phương). Mặc dù giá bán khá cao so với mặt bằng chung của thị trường nhưng theo đánh giá, số lượng tiêu thụ tốt và phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của một bộ phận người tiêu dùng.
Giá các loại gạo trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu diễn biến như sau: Giá các loại gạo tẻ thường nhìn chung ổn định, loại gạo phục vụ cho Tết như nếp, tám thơm và gạo đặc sản địa phương như tám Điện Biên, gạo Séng Cù Lào Cai... tăng khoảng 1.000-2.000 đ/kg, theo quy luật thị trường, tương đương 5-7% so với các tháng thường trong năm và tăng khoảng 3-5% so với cùng kỳ năm trước.
So với dịp sát Tết Nguyên đán, giá gạo tẻ và nếp tiếp tục ổn định, các loại gạo phổ biến có giá: Gạo tẻ thường, miền Bắc có giá từ 13.500-13.800 đồng/kg, miền Nam có giá từ 9.700-10.500 đồng/kg; gạo tẻ chất lượng cao, miền Bắc có giá từ 18.000-36.000 đồng/kg, miền Nam có giá từ 15.000-35.000 đồng/kg; gạo nếp, miền Bắc có giá từ 25.000-35.000 đồng/kg, miền Nam có giá từ 20.000-30.000 đồng/kg.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau Tết Nguyên đán, các địa phương khu vực phía Nam sẽ bắt đầu thu hoạch vụ Đông Xuân. Giá thóc, gạo nguyên liệu có xu hướng ổn định hoặc tăng nhẹ do nhu cầu thu mua xuất khẩu. Các loại gạo nếp và gạo tẻ chất lượng cao tiếp tục ổn định.
Tùng Dương
Giá lương thực toàn cầu đạt mức cao nhất trong 7 năm Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) của Liên Hợp Quốc đưa tin hôm thứ Năm 4/2, giá thực phẩm toàn cầu trong tháng 1/2021 đạt mức cao nhất trong gần 7 năm. FAO cho biết giá lương thực thế giới tiếp tục tăng trong tháng thứ tám liên tiếp. |
Quảng Ninh - Hải Dương - Hà Nội đủ lương thực chống dịch Trước tình hình diễn biến mới của dịch bệnh Covid-19, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), các đơn vị trực thuộc Tổng cục chủ động và phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất, vận chuyển, buôn bán các mặt hàng phục vụ phòng chống dịch như khẩu trang, nước rửa tay, thiết bị y tế... Kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định, đặc biệt tại các địa phương đang có dịch. |
FAO dự báo thiếu hụt thực phẩm giàu protein trên toàn thế giới Báo cáo mới đây của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO) dự báo tình trạng thiếu hụt thực phẩm giàu protein sẽ diễn ra trong năm nay do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và nhiều nguyên nhân khác. |
-
Tin tức kinh tế ngày 9/6: Thực phẩm Việt rộng cửa vào thị trường Singapore
-
Tin tức kinh tế ngày 17/5: Giá gạo xuất khẩu tăng trở lại
-
Tin tức kinh tế ngày 19/4: Việt Nam cần hơn 266 tỷ USD đầu tư vào ngành điện
-
Tin tức kinh tế ngày 25/3: Việt Nam xuất khẩu lô sầu riêng đông lạnh đầu tiên sang Trung Quốc
-
Tin tức kinh tế ngày 18/3: OECD hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu
-
Tin tức kinh tế ngày 5/7: Dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm đạt mục tiêu 8%
-
Trung Quốc tăng mức hoàn thuế nhập khẩu dầu nhiên liệu cho giới lọc dầu
-
Tin tức kinh tế ngày 4/7: Xuất khẩu cà phê lập kỷ lục mới về kim ngạch
-
Tổng thống Trump gửi thông báo thuế quan cho các nước
-
Tin tức kinh tế ngày 3/7: Tăng trưởng GDP quý II cao nhất trong gần 20 năm