Doanh nghiệp điện tử nội địa bao giờ có thể “bước chân” ra thế giới?

16:59 | 13/07/2019

153 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Giá trị xuất khẩu của ngành công nghiệp điện tử chủ yếu đều nằm trong tay các doanh nghiệp FDI (Samsung, Canon…). Các doanh nghiệp trong nước thì không đủ sức để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và chưa biết bao giờ có thể tham gia được.    
cac doanh nghiep cong nghiep dien tu noi dia viet nam bao gio co the buoc chan ra the gioiTP. Hồ Chí Minh - Tìm hướng đột phá cho ngành công nghiệp điện tử
cac doanh nghiep cong nghiep dien tu noi dia viet nam bao gio co the buoc chan ra the gioiCông nghiệp điện tử ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam
cac doanh nghiep cong nghiep dien tu noi dia viet nam bao gio co the buoc chan ra the gioiNhường sân cho doanh nghiệp ngoại?

Đó là vấn đề đặt ra tại Diễn đàn điện tử Việt Nam 2019 “Kết nối và đối thoại cùng doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng toàn cầu” được tổ chức mới đây. Các chuyên gia nhận định ngành công nghiệp điện tử, vi mạch của Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, thách thức.

Hiện phần lớn giá trị xuất khẩu (lên đến 95%) đều nằm trong tay doanh nghiệp thuộc khu vực FDI (như Samsung, Canon…), trong khi sức tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp nội địa vẫn còn rất hạn chế, có đến 77% giá trị sản phẩm là hoàn toàn phải nhập khẩu.

cac doanh nghiep cong nghiep dien tu noi dia viet nam bao gio co the buoc chan ra the gioi
Giá trị xuất khẩu công nghiệp điện tử Việt Nam nằm chủ yếu ở các doanh nghiệp FDI

Một trong những nguyên nhân chủ yếu theo các chuyên gia là do các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành điện tử tại Việt Nam phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh rất hạn chế.

Dù vậy, nhìn nhận ở chiều hướng tích cực, các chuyên gia cũng cho rằng từ đầu năm 2019 đến nay, thực tế đã có những thay đổi nhất định, mở ra cơ hội mới cho ngành công nghiệp điện tử Việt Nam cũng như doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

Cụ thể, đó là xu hướng chuyển đổi hoạt động sản xuất linh kiện điện tử từ các thị trường quốc tế sang Việt Nam, thỏa thuận ký kết Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA) hay sự xuất hiện của doanh nghiệp như Vingroup tham gia sản xuất điện thoại… đang hứa hẹn mở ra nhiều cánh cửa mới cho ngành công nghiệp điện tử Việt Nam.

Bà Đỗ Thị Thúy Hương, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam nhận định quá trình toàn cầu hoá đang được đẩy lên nhanh chóng tại khắp các quốc gia đã dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt.

Tại Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều các nhà cung cấp phụ trợ cho ngành công nghiệp điện tử, công nghiệp ô tô, hàng không, kỹ thuật cơ khí... Do đó, cần chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghỉệp trong ngành điện tử - một trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế.

Bà Nguyễn Thị Xuân Thúy, Phó Giám đốc Trung tâm IPS, Cục Công nghiệp - Bộ Công thương cho rằng, sự kiện Việt Nam ký Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu và Hiệp định Bảo hộ đầu tư với Liên minh châu Âu vào ngày 30/6 vừa qua tại Hà Nội là cơ hội “vàng” cho hợp tác kinh tế giữa tất cả doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp điện tử nói riêng với các nước trong Liên minh châu Âu - thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam.

“Khi ngành điện tử Việt Nam xây dựng được mạng lưới các nhà cung cấp trong nước có năng lực cạnh tranh toàn cầu sẽ giúp giảm rủi ro về chuỗi cung ứng, thời gian giao hàng cũng như chi phí”, bà Thúy bày tỏ quan điểm.

Cũng tại diễn đàn, ông Savi Phan Ngân, Giám đốc dự án Công ty Reed Tradex khuyến cáo: Để có đủ sức cạnh tranh với các công ty nước ngoài tại sân chơi mang tầm khu vực, doanh nghiệp nhỏ và vừa cần nắm bắt cơ hội trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, chiến lược tiếp cận thị trường quốc tế hiệu quả và phù hợp.

Tại diễn đàn, một thông tin cũng gây chú ý đó là hiện nay Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (USAID) đang thực hiện dự án liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn 2018 - 2023 với tổng ngân sách dự kiến 22,1 triệu USD nhằm củng cố mối quan hệ nhà cung cấp với bên mua, nhằm giúp các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Do đó, các doanh nghiệp tại Việt Nam có thể tìm hiểu để mở ra cơ hội nâng cao năng lực, triển vọng phát triển mới trong tương lai.

Nguyễn Hưng

Giá vàng

Tỉ giá