Điều chỉnh mức phí giao thông đường bộ

10:00 | 01/12/2012

1,325 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Đây là nội dung được nêu trong văn bản số 16705/BC-CST của Bộ Tài chính do Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn ký ngày 30/11/2012.

Theo đó, Bộ Tài chính cho biết: Đường bộ có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước và mở rộng giao lưu quốc tế. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Nhà nước, vốn đầu tư cho việc xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống đường bộ ngày càng tăng nên kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đã được cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, hạ tầng giao thông đường bộ vẫn cần được nâng cấp để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân và bảo đảm an toàn của người tham gia giao thông.

Ngày 13/11/2008, Quốc hội đã ban hành Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12, trong đó, quy định thành lập Quỹ bảo trì đường bộ để thực hiện bảo dưỡng và sửa chữa đường bộ, Quỹ được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước phân bổ hàng năm và các nguồn thu liên quan đến sử dụng đường bộ.

Mức thu phí của nhiều loại phương tiện giao thông đã được điều chỉnh giảm.

 

Ngày 13/3/2012, Chính phủ ban hành Nghị định số 18/2012/NĐ-CP về Quỹ bảo trì đường bộ. Trong đó, có quy định về thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện, thay thế phương thức thu phí qua các trạm thu phí nộp ngân sách nhà nước hiện hành. Nghị định số 18/2012/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2012, tuy nhiên, do kinh tế-xã hội nước ta năm 2012 có nhiều khó khăn nên Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo cho lùi thời gian thu phí 07 tháng và bắt đầu thực hiện từ ngày 01/01/2013.

Triển khai thực hiện Nghị định số 18/2012/NĐ-CP và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã đề xuất phương án thu phí. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ GTVT nghiên cứu, xây dựng dự thảo Thông tư thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện. Trong quá trình soạn thảo Thông tư, Bộ Tài chính đã phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT và các bộ ngành, địa phương liên quan.

Do phạm vi tác động và đối tượng chịu sự điều chỉnh của dự thảo Thông tư khá rộng (khoảng 35 triệu xe mô tô và 1,5 triệu xe ô tô), Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo về những vấn đề cơ bản của dự thảo Thông tư và đã hoàn thiện dự thảo Thông tư, gửi xin ý kiến các Bộ, ngành, địa phương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam...

Bộ Tài chính đã nhận được ý kiến tham gia của 58/80 cơ quan, tổ chức. Trong đó, hầu hết ý kiến tham gia đều thống nhất với sự cần thiết ban hành và nội dung cơ bản của dự thảo Thông tư (có 15 cơ quan, tổ chức thống nhất hoàn toàn). Đối với một số cơ quan, tổ chức có ý kiến khác thì ý kiến chỉ tập trung vào một số nội dung cụ thể như: Về mức thu; về miễn, giảm phí; về quản lý và sử dụng số tiền phí thu được.

Sau khi lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương, Bộ Tài chính đã tổ chức họp với Bộ GTVT, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và một số đơn vị liên quan để thống nhất về việc tiếp thu và hoàn thiện dự thảo Thông tư. Theo đó, các ý kiến tham gia đã được nghiên cứu và tiếp thu nghiêm túc như:

- Điều chỉnh giảm mức thu phí đối với xe rơ moóc, sơ mi rơ moóc xuống bằng 60% mức thu đối với xe tải cùng trọng tải (dự thảo Thông tư gửi xin ý kiến quy định mức phí tương ứng bằng 70% mức thu đối với xe tải có cùng trọng tải);

- Bổ sung quy định không thu phí đối với xe máy điện;

- Bổ sung quy định miễn thu phí đối với xe mô tô của các hộ nghèo...

Về quản lý và sử dụng số tiền phí thu được: Để bảo đảm quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích, hiệu quả số tiền phí thu được, Bộ Tài chính và Bộ GTVT ban hành riêng 01 Thông tư liên tịch hướng dẫn quản lý và sử dụng Quỹ bảo trì đường bộ. Theo đó, số tiền phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện tuy nộp vào Quỹ bảo trì đường bộ nhưng cũng được quản lý, sử dụng chặt chẽ như đối với khoản thu ngân sách Nhà nước.

 

Mức thu phí đối với ô tô

Số tt

Loại phương tiện chịu phí

Mức thu (nghìn đồng)

1 tháng

3 tháng

6 tháng

12 tháng

18 tháng

24 tháng

30 tháng

1

Xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân

130

390

780

1.560

2.280

3.000

3.660

2

Xe chở người dưới 10 chỗ (trừ xe đăng ký tên cá nhân); xe tải, rơ moóc và xe ô tô chuyên dùng có trọng lượng toàn bộ dưới 4.000 kg

 

180

 

 

 

540

 

 

 

1.080

 

 

 

2.160

 

 

 

3.150

 

 

 

4.150

 

 

5.070

 

3

Rơ moóc có trọng lượng toàn bộ từ 4.000 kg đến dưới 13.000 kg

230

690

1.380

2.760

4.030

5.300

6.470

4

Xe chở người từ 10 chỗ đến dưới 25 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có trọng lượng toàn bộ từ 4.000 kg đến dưới 8.500 kg; xe đầu kéo có trọng lượng bản thân dưới 8.500 kg.

270

810

1.620

3.240

4.730

6.220

7.600

5

Rơ moóc có trọng lượng toàn bộ từ 13.000 kg đến dưới 19.000 kg

350

1.050

2.100

4.200

6.130

8.060

9.850

6

Xe chở người từ 25 chỗ đến dưới 40 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có trọng lượng toàn bộ từ 8.500 kg đến dưới 13.000 kg; xe đầu kéo có trọng lượng từ 8.500 kg trở lên

390

1.170

2.340

4.680

6.830

8.990

10.970

7

Rơ moóc có trọng lượng toàn bộ từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg; Sơ mi rơ moóc có trọng lượng toàn bộ dưới 27.000 kg

430

1.290

2.580

5.160

7.530

9.960

12.100

8

Xe chở người từ 40 chỗ trở lên; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có trọng lượng toàn bộ từ 13.000kg đến dưới 19.000 kg

590

1.770

3.540

7.080

10.340

13.590

16.600

9

Rơ moóc, sơ mi rơ moóc có trọng lượng toàn bộ từ 27.000 kg trở lên

620

1.860

3.720

7.740

10.860

14.290

17.450

10

Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có trọng lượng toàn bộ từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg

720

2.160

4.320

8.640

12.610

16.590

20.260

11

Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có trọng lượng toàn bộ từ 27.000 kg trở lên

1.040

3.120

6.240

12.480

18.220

23.960

29.260

 

Thanh Ngọc