Điên đầu tìm cách dạy vợ... tiêu tiền

15:08 | 17/05/2015

1,009 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Anh không hiểu, đến lúc vợ chồng ốm đau nằm đấy, thì lấy tiền đâu ra nếu cứ tiêu hôm nay mà không biết đến ngày mai như vợ. Thực sự anh chỉ muốn bỏ quách người vợ chỉ biết lo cho bản thân như thế này.

Lấy vợ từng là hoa khôi của cơ quan, đưa vợ đi đâu ai cũng khen anh T.A khéo tán lấy được vợ đẹp, ăn mặc có gu, giao tiếp tốt. Những lúc như vậy, tôi tự hào lắm nhưng ở với nhau được ít tháng sự tự hào đó làm anh thấy khốn khổ, bất an vì thói quen tiêu tiền không tiếc tay của vợ.

Chuyện này có vẻ rất ngược đời nhưng là bài học cần có trong đời sống hôn nhân. Bởi không phải người vợ nào cũng biết căn ke, tính toán trong chi tiêu. Họ có thể hoang phí, hoặc không nhưng vì đầu óc quá hồn nhiên, vô tư mà vấn đề tài chính trong gia đình không tuân theo nguyên tắc nào. Trong khi đó, nhiều ông chồng muốn phó mặc chuyện tiền bạc cho vợ, nhiều ông chồng quá chiều vợ hoặc sợ mang tiếng "đo lọ nước mắm" mà không dám đứng ra lo toan, "dạy bảo" vợ.

Anh T.A chia sẻ: “Ngày yêu nhau, rồi mới cưới tôi tự hào vì vợ không chỉ xinh đẹp, cá tính mà rất biết cách trang điểm, chăm chút bản thân mình. Chúng tôi đều là dân ngoại tỉnh lên Hà Nội lập nghiệp, căn phong đi thuê chật chội, nhưng đầy đủ tiện nghi từ tủ lạnh, lò vi sóng, nồi nướng, điều hòa, máy giặt, nấu bếp từ, chiếc tủ ba buồng lúc nào cũng đầy úp quần áo dù vợ tôi liên tục soạn đồ cũ mang cho”.

Điên đầu tìm cách dạy vợ... tiêu tiền

(Ảnh minh họa).

Niềm vui của vợ T.A là mua sắm, từ những đồ gia dụng đến quần áo, giầy dép, túi sách ngoại để vận cho sành điệu... Lúc đầu anh kệ vì cho cô ấy niềm vui làm tân nương được chiều chuộng và hy vọng cuộc sống vợ chồng trẻ lại chưa có nhà, cô ấy sẽ biết cách tiết kiệm. Không ngờ đó là thú vui khó bỏ của vợ anh.

Tháng lương đầu tiên sau ngày cưới, cô ấy nói khao bạn bè vì đã có cồng, anh đồng ý vì đó cũng là điều khiến anh thấy tự hào, vì nghĩ vợ muốn có “lối rẽ” sống cuộc sống gia đình thay vì thường xuyên tụ tập như trước đây. 7 triệu đồng tiền lương cũng đi hết veo sau lần khao đấy. Nhưng không ngờ tháng lương thứ hai cô ấy giành hết cho quần áo rồi nói: “Dù lấy chồng phải ở trọ nhưng em muốn bạn bè nó tiếp em rất đầy đủ”. Rồi tháng lương thứ 3, thứ 4 cũng vậy vợ đều tiêu hết trong vòng nửa tháng, sau đó lại kêu hết tiên đi vay tiền bạn hoặc nói Vinh đưa tiền tiêu xài không đưa thì cô ấy giận dỗi.

Anh góp ý thì cô ấy bảo, bố mẹ hai bên đều có lương nên chẳng phải lo cho các cụ, còn trẻ cứ phóng tay không già lại hối hận ngày đó không cho mình đẹp, sung sướng.

Ngoài ra, vợ anh thường xuyên không đi chợ mua đồ ăn về nhà chế biến như đa số những phụ nữ khác, vì cho rằng không có thời gian mà đa số toàn mua đồ ăn sẵn về ăn, nên vừa đắt, vừa không ngon lại không đảm bảo sức khỏe. Cô ấy cũng có tư tưởng ở nhà nhưng vẫn phải đẹp nên thích là mua sắm quần áo, cho mẹ, cho con. Nhiều bộ cánh mua về để đấy nhưng cô ấy vẫn không ngừng sưu tập…

Mặc dù đã nhiều lần ngọt nhạt, quát tháo hay nặng lời, vợ anh T.A vẫn cứ chứng nào tật ấy. Có bao nhiêu tiền, cô đều “nướng” hết vào quần áo hoặc tụ tập bạn bè. Đỉnh điểm là vừa rồi, con sốt nằm viện cả tuần trời, đồng tiền cuối cùng trong nhà anh đều vét sạch để lo cho con. Nhưng vợ anh vẫn “mạnh tay” quẹt thẻ cho chiếc túi order bên Pháp.

Anh không hiểu, đến lúc vợ chồng ốm đau nằm đấy, thì lấy tiền đâu ra nếu cứ tiêu hôm nay mà không biết đến ngày mai như vợ. Thực sự anh chỉ muốn bỏ quách người vợ chỉ biết lo cho bản thân như thế này. 

Mai Lan