Dầu thô bị áp giá trần, Nga có thể vẫn thắng G7 trong cuộc chiến năng lượng

21:54 | 10/12/2022

8,494 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Các chuyên gia cho rằng, cơ chế áp trần giá dầu của G7 không những không khiến Nga bị tổn hại mà còn đẩy nhanh lạm phát và suy thoái ở phương Tây.
Dầu thô bị áp giá trần, Nga có thể vẫn thắng G7 trong cuộc chiến năng lượng - 1
Một nhà máy lọc dầu của Nga ở vùng Amur (Ảnh: Tass).

Mức giá trần 60 USD mà nhóm các nước G7 áp dụng đối với dầu thô của Nga chính thức bắt đầu có hiệu lực từ ngày 5/12, động thái đẩy giá dầu tăng 3%.

Tuy nhiên, các chuyên gia năng lượng cho rằng đây mới chỉ là khởi đầu của việc tăng giá xăng dầu.

"Việc phương Tây áp giá trần đối với dầu thô của Nga là không khả thi. Vì vậy, cơ chế này chắc chắn sẽ thất bại thảm hại", tiến sĩ Mamdouh G. Salameh, một nhà kinh tế học chuyên về ngành dầu quốc tế và chuyên gia năng lượng toàn cầu nhận định. "Cả Nga, thị trường dầu mỏ toàn cầu và OPEC+ sẽ phản đối cơ chế này".

Ông Salameh cho biết, Nga đã nhiều lần tuyên bố sẽ ngừng xuất khẩu dầu mỏ sang bất kỳ quốc gia hoặc nhóm quốc gia nào thực hiện giới hạn giá. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt năng lượng trên thị trường và giá dầu tiếp tục tăng. Giá dầu Brent có thể tăng lên 100-110 USD/thùng trước cuối năm nay.

Tương tự, giá dầu thô Brent được Ngân hàng Mỹ (BofA) dự đoán sẽ lên mức 110 USD/thùng vào năm 2023. BofA đã cảnh báo về những rủi ro có thể gây sức ép lên giá năng lượng.

BofA lý giải việc Nga từ chối bán dầu cho bất kỳ bên tham gia áp giá trần có thể dẫn đến việc xuất khẩu dầu thô giảm tới một triệu thùng mỗi ngày. Rõ ràng, điều này có thể làm chi phí xăng dầu tăng, khiến 1 thùng dầu Brent đắt thêm 20-25 USD.

Tình trạng gián đoạn nguồn cung có thể xảy ra khi các quốc gia OPEC hoặc OPEC+ quyết định cắt giảm sản lượng chung, từ đó khiến mọi việc nghiêm trọng hơn và có thể nhấn chìm thị trường năng lượng thế giới.

Theo chuyên gia Salameh, các thành viên OPEC+ đều mong chờ việc giá dầu Brent tăng từ 100 USD trở lên, ngoại trừ Nga. Họ cần giá dầu tăng để cân bằng ngân sách. Ông dự báo nhóm này sẽ đánh giá phản ứng của thị trường đối với mức giá trần và sau đó hành động.

Trước đó, câu lạc bộ gồm 23 nhà sản xuất dầu mỏ đã nhóm họp vào ngày 4/12 để thảo luận về hướng đi của chính sách sản lượng. Họ đã nhất trí tuân thủ chính sách hiện tại là giảm sản lượng dầu 2 triệu thùng/ngày cho đến cuối năm 2023.

"Trong trường hợp không thể tưởng tượng được là thị trường không phản ứng với mức trần, thì OPEC+ sẽ cắt giảm sản lượng để đảm bảo sự ổn định của giá cả và nguồn cung", chuyên gia năng lượng này dự đoán.

Trong khi đó, Tom Luongo, nhà bình luận tài chính và chính trị, cho rằng giá dầu chắc chắn tăng. "Vì vậy, vào năm 2023, hãy chờ đợi một làn sóng lạm phát lớn khác do giá năng lượng tăng, tình trạng thiếu lương thực thực phẩm và Trung Quốc mở cửa lại nền kinh tế gây sức ép lên giá kim loại", chuyên gia này nói.

Lý giải tại sao cơ chế áp giá trần của phương Tây đối với dầu Nga sẽ thất bại, ông Salameh cho rằng Nga không thiếu khách mua dầu. "Nếu mục đích của việc áp mức trần là buộc giảm doanh thu xuất khẩu dầu mỏ của Nga thì nó sẽ thất bại hoàn toàn".

Ngoài ra, Nga cũng đang sở hữu đội tàu chở dầu hùng mạnh đến mọi nơi trên thế giới và không cần sử dụng các công ty vận tải cũng như công ty bảo hiểm của phương Tây.

"Khách hàng của Nga sẽ tự chi trả phí bảo hiểm cho những chuyến hàng nhập khẩu dầu. Ngay cả khi Nga bán ít dầu hơn, doanh thu của nước này cũng không bị suy giảm vì giá dầu đã tăng cao hơn", ông nói thêm.

Kế hoạch của G7 phần lớn phụ thuộc vào việc cấm vận các công ty vận tải và bảo hiểm cung cấp dịch vụ cho Nga trừ khi Moscow đồng ý bán dầu thô với giá 60 USD/thùng hoặc thấp hơn.

Tuy nhiên, Moscow đã nói rõ sẽ không khuất phục trước các yêu cầu của G7 và tự dùng đội tàu chở dầu và các công ty bảo hiểm của riêng mình.

Hồi tháng 5, Rosneft và Gazprom Neft - hai nhà sản xuất dầu lớn của Nga - bắt đầu tăng các đơn đặt hàng trước từ tàu chở dầu của Sovcomflot, công ty vận tải biển lớn nhất của Nga.

Hơn nữa, các phương tiện truyền thông phương Tây đều đồng loạt đưa tin về việc Nga cũng yêu cầu mua thêm 100 tàu. Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Nga (RNRC) và IPJSC Ingosstrakh được cho là sẽ trở thành những nhà bảo hiểm chính cho các hãng vận tải dầu của Nga.

Kế hoạch của G7 và lệnh cấm vận của EU đối với nhập khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển, cũng có hiệu lực vào ngày 5/12, sẽ không ngăn cản Nga xuất khẩu hoặc vận chuyển dầu theo bất kỳ cách nào, ông Luongo nhấn mạnh.

"Điều sẽ xảy ra là bản đồ phân phối dầu trên toàn thế giới sẽ thay đổi", chuyên gia này lưu ý.

"Năng lượng chảy về phía tây giờ sẽ chảy về phía đông và nam. Đường ống ESPO sẽ được sử dụng hết công suất khi nhu cầu từ Đông Nam Á tăng lên... Trung Quốc và Ấn Độ đã lấp đầy khoảng trống. Dầu của Nga sẽ được trộn ở Bahamas hoặc các cảng lưu trữ khác và sau đó được gửi trở lại các nhà máy lọc dầu của EU", ông nói thêm.

G7 có thể lĩnh hậu quả?

Theo chuyên gia Salameh, Nga có thể trở thành người chiến thắng cuối cùng trong khi EU có nguy cơ thua cuộc trong cuộc chiến năng lượng "khi cuộc sống của người dân châu Âu đang trên đà lao dốc và nền kinh tế của khối trên bờ vực suy thoái nghiêm trọng".

Cuối cùng, EU đã trở thành con mồi cho kế hoạch địa chính trị của Washington. Ông chỉ ra Mỹ châm ngòi cho cuộc xung đột Nga - Ukraine, không những âm mưu làm suy yếu Moscow, phá vỡ quan hệ song phương Nga - Trung, mà còn "phá hủy EU với tư cách là một liên minh và biến các thành viên riêng lẻ của khối này thành các con rối".

"EU sẽ phải đối mặt với giá năng lượng tiếp tục cao, dòng vốn ròng chảy ra ngoài do thiếu đầu tư và đồng tiền giảm giá khi khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường toàn cầu sụp đổ", ông Luongo liên tục cảnh báo.

"Họ cũng sẽ bị đánh giá là một đối tác thương mại không đáng tin cậy vì liên tục thay đổi các điều khoản hợp đồng trong khi vẫn đang còn hiệu lực", ông nói thêm.

Suranjali Tandon, trợ lý giáo sư tại Viện Chính sách và Tài chính Công Quốc gia có trụ sở tại Delhi (Ấn Độ), cho rằng sáng kiến áp giá trần của G7 có thể có tác động tiêu cực hơn nữa đối với nền kinh tế toàn cầu.

Theo bà, giá dầu tăng cao có thể dẫn đến những khó khăn chính trị cho các quốc gia đang đối phó với sự gia tăng bất bình đẳng và cũng có thể cản trở sự phục hồi kinh tế toàn cầu.

Đồng thời, hệ thống tài chính toàn cầu hiện nay vốn lấy phương Tây làm trung tâm có thể khiến các nước thứ 3 rời xa tiền tệ của các nước G7 hơn nữa do các dịch vụ vận chuyển và bảo hiểm từ các nước thứ ba tăng giá, bà cảnh báo.

Theo nữ học giả Ấn Độ, sự chia rẽ trong khối châu Âu cũng có thể sẽ gia tăng.

Các chính trị gia ở mỗi quốc gia châu Âu cũng sẽ đối mặt với những nghi vấn từ các cử tri khi chính sách năng lượng không nhất quán, đặc biệt trong bối cảnh suy thoái và khủng hoảng năng lượng bủa vây Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).

Những rạn nứt đầu tiên đã xuất hiện tại EU khi các cuộc biểu tình lẻ tẻ nổ ra gần đây trên khắp "lục địa già" nhằm kêu gọi chính phủ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt năng lượng đối với Nga.

Theo các nhà quan sát, Mỹ cũng có khả năng bị ảnh hưởng bất lợi. Chuyên gia Salameh cho rằng, vì Mỹ sẽ phải trả giá cao hơn cho lượng dầu nhập khẩu hơn 9 triệu thùng dầu mỗi ngày, nên sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách và đẩy nhanh lạm phát và do đó là suy thoái.

Nói chung, các nước G7 có thể phải trả giá đắt cho chủ nghĩa phiêu lưu năng lượng và đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng tồi tệ, chuyên gia năng lượng trên cảnh báo.

Theo Dân trí

Áp trần giá dầu Nga, Mỹ và EU Áp trần giá dầu Nga, Mỹ và EU "thích đủ thứ"
Lệnh cấm vận dầu Nga sắp có hiệu lực, thị trường dầu mỏ sẽ ra sao?Lệnh cấm vận dầu Nga sắp có hiệu lực, thị trường dầu mỏ sẽ ra sao?
Trung Quốc lên tiếng sau khi phương Tây áp giá trần với dầu NgaTrung Quốc lên tiếng sau khi phương Tây áp giá trần với dầu Nga
Tàu chở dầu cũ Tàu chở dầu cũ "hái ra tiền" nhờ lệnh trừng phạt dầu Nga
Xuất khẩu dầu Nga đã giảm mạnh sau vòng trừng phạt mớiXuất khẩu dầu Nga đã giảm mạnh sau vòng trừng phạt mới
Bloomberg: Doanh nghiệp Trung Quốc mua dầu Nga trên giá trần của phương TâyBloomberg: Doanh nghiệp Trung Quốc mua dầu Nga trên giá trần của phương Tây

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 118,700 ▲1200K 120,700 ▲1200K
AVPL/SJC HCM 118,700 ▲1200K 120,700 ▲1200K
AVPL/SJC ĐN 118,700 ▲1200K 120,700 ▲1200K
Nguyên liệu 9999 - HN 10,940 ▲110K 11,240 ▲110K
Nguyên liệu 999 - HN 10,930 ▲110K 11,230 ▲110K
Cập nhật: 01/07/2025 21:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 114.500 ▲700K 117.000 ▲700K
TPHCM - SJC 118.700 ▲1200K 120.700 ▲1200K
Hà Nội - PNJ 114.500 ▲700K 117.000 ▲700K
Hà Nội - SJC 118.700 ▲1200K 120.700 ▲1200K
Đà Nẵng - PNJ 114.500 ▲700K 117.000 ▲700K
Đà Nẵng - SJC 118.700 ▲1200K 120.700 ▲1200K
Miền Tây - PNJ 114.500 ▲700K 117.000 ▲700K
Miền Tây - SJC 118.700 ▲1200K 120.700 ▲1200K
Giá vàng nữ trang - PNJ 114.500 ▲700K 117.000 ▲700K
Giá vàng nữ trang - SJC 118.700 ▲1200K 120.700 ▲1200K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 114.500 ▲700K
Giá vàng nữ trang - SJC 118.700 ▲1200K 120.700 ▲1200K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 114.500 ▲700K
Giá vàng nữ trang - Vàng Kim Bảo 999.9 114.500 ▲700K 117.000 ▲700K
Giá vàng nữ trang - Vàng Phúc Lộc Tài 999.9 114.500 ▲700K 117.000 ▲700K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 113.900 ▲900K 116.400 ▲900K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 113.780 ▲890K 116.280 ▲890K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 9920 113.070 ▲890K 115.570 ▲890K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 112.840 ▲890K 115.340 ▲890K
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 79.950 ▲670K 87.450 ▲670K
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 60.740 ▲520K 68.240 ▲520K
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 41.070 ▲370K 48.570 ▲370K
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 104.220 ▲820K 106.720 ▲820K
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 63.650 ▲540K 71.150 ▲540K
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 68.310 ▲580K 75.810 ▲580K
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 71.800 ▲610K 79.300 ▲610K
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 36.300 ▲340K 43.800 ▲340K
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 31.060 ▲290K 38.560 ▲290K
Cập nhật: 01/07/2025 21:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 11,230 ▲90K 11,680 ▲90K
Trang sức 99.9 11,220 ▲90K 11,670 ▲90K
NL 99.99 10,870 ▲75K
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 10,870 ▲75K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 11,440 ▲90K 11,740 ▲90K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 11,440 ▲90K 11,740 ▲90K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 11,440 ▲90K 11,740 ▲90K
Miếng SJC Thái Bình 11,870 ▲120K 12,070 ▲120K
Miếng SJC Nghệ An 11,870 ▲120K 12,070 ▲120K
Miếng SJC Hà Nội 11,870 ▲120K 12,070 ▲120K
Cập nhật: 01/07/2025 21:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng TCB
AUD 16672 16941 17521
CAD 18682 18960 19578
CHF 32497 32881 33533
CNY 0 3570 3690
EUR 30234 30508 31537
GBP 35190 35584 36522
HKD 0 3198 3400
JPY 175 180 186
KRW 0 18 20
NZD 0 15660 16253
SGD 20015 20298 20826
THB 720 784 838
USD (1,2) 25865 0 0
USD (5,10,20) 25905 0 0
USD (50,100) 25933 25967 26310
Cập nhật: 01/07/2025 21:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng BIDV
USD 25,957 25,957 26,307
USD(1-2-5) 24,919 - -
USD(10-20) 24,919 - -
GBP 35,496 35,592 36,476
HKD 3,271 3,280 3,378
CHF 32,604 32,705 33,515
JPY 178.69 179.01 186.5
THB 765.65 775.1 828.67
AUD 16,917 16,978 17,447
CAD 18,900 18,961 19,509
SGD 20,153 20,215 20,888
SEK - 2,717 2,810
LAK - 0.92 1.28
DKK - 4,058 4,196
NOK - 2,551 2,638
CNY - 3,600 3,696
RUB - - -
NZD 15,586 15,731 16,181
KRW 17.8 18.56 20.03
EUR 30,360 30,385 31,606
TWD 808.24 - 978.11
MYR 5,824.69 - 6,569.36
SAR - 6,852.24 7,209.1
KWD - 83,354 88,588
XAU - - -
Cập nhật: 01/07/2025 21:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,950 25,960 26,300
EUR 30,205 30,326 31,455
GBP 35,265 35,407 36,404
HKD 3,264 3,277 3,382
CHF 32,381 32,511 33,456
JPY 177.47 178.18 185.60
AUD 16,831 16,899 17,436
SGD 20,182 20,263 20,818
THB 783 786 821
CAD 18,860 18,936 19,468
NZD 15,653 16,163
KRW 18.49 20.33
Cập nhật: 01/07/2025 21:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25945 25945 26305
AUD 16853 16953 17524
CAD 18861 18961 19515
CHF 32749 32779 33666
CNY 0 3612.6 0
CZK 0 1190 0
DKK 0 4120 0
EUR 30506 30606 31392
GBP 35500 35550 36658
HKD 0 3330 0
JPY 179.29 180.29 186.81
KHR 0 6.267 0
KRW 0 18.8 0
LAK 0 1.152 0
MYR 0 6400 0
NOK 0 2590 0
NZD 0 15775 0
PHP 0 438 0
SEK 0 2760 0
SGD 20175 20305 21038
THB 0 750.8 0
TWD 0 900 0
XAU 11600000 11600000 12050000
XBJ 10200000 10200000 12050000
Cập nhật: 01/07/2025 21:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng OCB
USD100 25,958 26,008 26,260
USD20 25,958 26,008 26,260
USD1 25,958 26,008 26,260
AUD 16,903 17,053 18,117
EUR 30,494 30,644 31,811
CAD 18,813 18,913 20,222
SGD 20,254 20,404 20,890
JPY 179.66 181.16 185.78
GBP 35,555 35,705 36,600
XAU 11,868,000 0 12,072,000
CNY 0 3,498 0
THB 0 785 0
CHF 0 0 0
KRW 0 0 0
Cập nhật: 01/07/2025 21:00