Crimea thà thiếu điện chứ không muốn “dây” với Ukraina

16:36 | 02/01/2016

10,870 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Một cuộc khảo sát gần đây được thực hiện theo lệnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin cho thấy, phần lớn người dân Crimea không muốn tiếp tục ký hợp đồng cung cấp điện mới với Ukraina khi hợp đồng hiện tại hết hạn, cho dù điều đó đồng nghĩa với việc họ sẽ phải chịu cảnh thiếu điện trong hàng tháng trời tới đây.
tin nhap 20160102161439
Người Crimea đã phải sống trong cảnh thiếu điện, tối tăm này đã nhiều tháng qua 

Trong cuộc thăm dò được tiến hành bởi Trung tâm nghiên cứu ý kiến công chúng toàn Nga (VTsIOM), hơn 93% số người được hỏi đã bỏ phiếu chống việc ký kết một hợp đồng cung cấp điện mới với Ukraina khi hợp đồng hiện tại hết hạn. Người đứng đầu trung tâm, ông Valery Fydorov đã công bố kết quả trên hôm qua (1/1/2016).

Các từ ngữ sử dụng trong hợp đồng đề nghị của Kiev, trong đó mô tả bán đảo Crimea như một phần của Ukraina, là nguyên nhân chính dẫn đến việc người Crimea không muốn tiếp tục hợp tác với họ.

Ngoài ra, 94% người được hỏi nói rằng, họ sẵn sàng chịu đựng những sự gián đoạn về điện trong khi Nga đang làm việc để cung cấp 100% điện năng cho Crimea trong những tháng tới. Trước khi Crimea sáp nhập vào Nga (tháng 3/2014) và bị Ukraina cắt điện sau đó, Kiev đã cung cấp gần 3/4 nhu cầu tiêu thụ điện cho Crimea.

“Chỉ có 6,5% số người được hỏi ủng hộ ký tiếp hợp đồng với Ukraina, trong khi 92,6% người được hỏi phản đối hợp đồng do phía Kiev đề nghị, trong đó viết Crimea và thành phố Sevastopol là bộ phận của Ukraina”, ông Fyodorov cho biết.

Cũng theo ông Fyodorov, khoảng 2.500 người ở Crimea và 500 người ở Sevastopol đã tham gia cuộc khảo sát nói trên, nghĩa là biên độ lỗi thống kê không vượt quá 4,5%.

Người trả lời phải trả lời 2 câu hỏi. Câu thứ nhất là “Bạn có ủng hộ ký hợp đồng mô tả Crimea và Sevastopol như bộ phận không tách rời của Ukraina không?”. Nếu câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên là “không” thì người được hỏi sẽ trả lời tiếp câu hỏi thứ hai là “Liệu bạn đã sẵn sàng để chịu đựng tình trạng thiếu điện trong 3 – 4 tháng tới không?”.

Theo Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov, Tổng thống Putin đã được báo cáo về kết quả của cuộc khảo sát. Ông cho biết thêm rằng, nếu Ukraina không thay đổi từ ngữ trong hợp đồng bán điện cho Crimea, Nga rất có thể sẽ hủy hợp đồng.

Ông Putin đã yêu cầu thực hiện cuộc khảo sát trên sau khi các nguồn cung ứng điện từ Ukraina vào Crimea bị ngắt hoàn toàn.

Trước đó, hồi tháng 11/2015 những người chủ nghĩa dân tộc cực đoan Ukraina thuộc nhóm Cánh Hữu đã phá hoại một cột điện cao thế và ngăn cản các đội cứu hộ đến sửa chữa nó. Kể từ sau hành động phá hoại đó, Crimea đã bị mất điện liên tục, khiến Nga phải tăng nguồn cung cấp điện riêng và chạy các máy phát điện khẩn cấp cho bán đảo này.

Không dừng lại ở việc cắt điện, phe cực đoan ở Ukraina còn kêu gọi thực hiện chiến dịch “phong tỏa Crimea” để cô lập toàn diện bán đảo này, từ năng lượng, đến lương thực, văn hóa…

Trong bức thư gửi Ban Thư ký Liên Hợp Quốc ngày 29/12, Phó Chủ tịch Quốc hội khu tự trị Crimea Remzi Ilyasov đã bày tỏ quan ngại trước hành động phong tỏa bán đảo này và đề nghị Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc lưu ý tới hành động này của các nhóm cực đoan suốt hơn hai tháng qua, đồng thời kêu gọi mở một cuộc điều tra quốc tế độc lập về hành vi làm nổ các trạm điện cao thế trên bán đảo Crimea .

Ông Ilyasov nêu rõ, chính sách bao vây phong tỏa Crimea “vi phạm trắng trợn các nguyên tắc và quy định được công nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, cho thấy chính quyền Ukraine không đếm xỉa đến các quyền của con người như y tế, giáo dục, lao động, tiếp cận các sản phẩm văn hóa cũng như các quyền khác của con người về kinh tế, xã hội và văn hóa”.

tin nhap 20160102161439

Crưm sắp “có biến”?

Việc Nga rút lực lượng thủy quân lục chiến của Hạm đội Biển Đen từ Syria về Crưm trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ vừa thông báo sẽ giúp Ukraina phong tỏa Crưm, khiến nhiều người nghi ngờ rằng bán đảo này sắp có biến.

tin nhap 20160102161439

Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục “đâm sau lưng” Nga?

Sau sự cố bắn rơi Su-24 của Nga gần biên giới Syria, Thổ Nhĩ Kỳ lại đang tiếp tục có những động thái “đâm sau lưng” Moskva khi hứa hẹn viện trợ quân sự  cho một tiểu đoàn tình nguyện tham gia cái gọi là “chiến dịch phong tỏa Crimea” - nhằm cô lập, ngăn chặn mọi cung cấp cho vùng lãnh thổ thuộc Nga từ những nhu cầu cơ bản nhất như điện, nước, lương thực…

tin nhap 20160102161439

Kế hoạch B chống lại Nga?

Sau khi thất bại trong kế hoạch A - gây áp lực ngoại giao và áp đặt trừng phạt để buộc Nga phải ngừng hỗ trợ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad ở Syria, phương Tây có lẽ đang khởi động kế hoạch B chống lại Moskva, mở đầu bằng màn liên thủ tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraina.

 

 

 

Linh Phương