Công ty Đức hứng chỉ trích khi mua LNG của Nga

08:07 | 25/09/2023

3,930 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Chính phủ Đức đang phải đối mặt với những lời chỉ trích về mối quan hệ về năng lượng khi một công ty do nhà nước quản lý tái tham gia giao thương khí đốt hóa lỏng (LNG) với Nga, Bloomberg đưa tin.
Cách thức mới trong việc Đức mua khí đốt của NgaCách thức mới trong việc Đức mua khí đốt của Nga
LNG rất quan trọng đối với chiến lược năng lượng của ĐứcLNG rất quan trọng đối với chiến lược năng lượng của Đức
Công ty Đức hứng chỉ trích khi mua LNG của Nga
Ảnh minh họa

Securing Energy for Europe GmbH (SEFE) - một đơn vị cũ của tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom PJSC của Nga - có kế hoạch mua LNG do nhà máy Yamal ở Siberia sản xuất vào đầu tháng tới. Đức đã quốc hữu hóa công ty SEFE vào năm ngoái vào thời điểm cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu lên đến đỉnh điểm.

Mặc dù chuyến hàng này đang hướng tới Ấn Độ nhưng việc một công ty nhà nước của Đức vẫn đang thực hiện các giao dịch với Nga đang gây ra một số cảnh báo. Các nhà phê bình cho rằng điều này đi ngược lại cam kết của Đức về việc tránh xử lý LNG của Nga sau cuộc xung đột của Điện Kremlin ở Ukraine.

Ông Christian Leye, một thành viên quốc hội thuộc nhóm Đảng cánh tả cho biết: “Điều này mâu thuẫn với hầu hết những gì Chính phủ Đức đã nói về chủ đề này trước đây. Những vướng mắc kinh tế với Nga rõ ràng không dễ giải quyết như các chính trị gia muốn chúng ta tin tưởng”.

Bộ kinh tế Đức đã nhận được yêu cầu bình luận của Bloomberg và cho biết họ đang xem xét vấn đề.

Lô hàng này nêu bật sự phức tạp và tính chất toàn cầu của hoạt động buôn bán LNG mà Liên minh châu Âu (EU) ngày càng dựa vào sau khi Nga cắt giảm nghiêm trọng nguồn cung cấp khí đốt qua đường ống cho khu vực vào năm ngoái. Một số quốc gia EU - không bao gồm Đức - đã thực sự tăng nhập khẩu LNG từ Nga khi khu vực này cải tạo cơ sở hạ tầng năng lượng.

Đức đã phản đối nhưng không cấm việc mua LNG từ Nga. Vào tháng 1, Berlin đã thông báo cho các công ty “rằng họ sẽ thực hiện các biện pháp thích hợp để loại trừ việc mua LNG của Nga nếu có thể”.

SEFE, từng được gọi là Gazprom Germania, đã phải đối mặt với các vấn đề tài chính do mối quan hệ với gã khổng lồ khí đốt Nga trong những tháng đầu của cuộc xung đột năm ngoái, khiến Berlin phải vào cuộc để ngăn chặn sự sụp đổ của công ty. Hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu được thực hiện bởi các thương nhân có trụ sở tại London và Singapore.

Sau khi Đức tiếp quản công ty này, Moscow đã áp dụng các biện pháp trừng phạt của riêng mình đối với công ty này, ngăn chặn việc tiếp cận LNG của Nga. Vào tháng 6, Nga đã nới lỏng lệnh cấm vận chuyển LNG cho đơn vị cũ của Gazprom.

Các nhà phê bình hiện muốn biết tại sao Đức lại cho phép việc vận chuyển nếu quan điểm của nước này trong nhiều tháng là tránh LNG của Nga.

Đỗ Khánh

Bloomberg