Công nghiệp thời trang Việt vẫn yếu, bất chấp những nỗ lực

14:09 | 17/05/2019

344 lượt xem
|
(PetroTimes) - Ngành công nghiệp dệt may nước ta có tuổi đời hơn trăm năm, và hiện đã giữ vị trí đồng hạng 2 thế giới về kim ngạch xuất khẩu (KNXK), nhưng ngành công nghiệp thời trang thì vô cùng yếu bất chấp những nỗ lực…    

Ngành Dệt May Việt Nam (DMVN) khao khát “đổi đời” suốt hai thập kỷ nay và đây được coi là thời điểm quyết liệt dịch chuyển từ vị trí gia công, làm thuê lên vị trí ông chủ, sở hữu thực sự những thương hiệu thời trang của chính mình. Nhưng dịch chuyển thế nào quả thực vô cùng gian nan.

cong nghiep thoi trang viet van yeu bat chap nhung no luc
Công nghiệp thời trang Việt vẫn yếu, bất chấp những nỗ lực

Cuộc chơi không dành cho người yếu tim

Ngành DMVN năm qua đã xuất khẩu tới hơn 36 tỷ USD. Tuy nhiên, ngoài ý nghĩa thắng lợi về số tăng trưởng xuất khẩu, thì nghĩ sâu xa hơn, vẫn có nỗi ngậm ngùi khi thực sự số giá trị ở lại cho Việt Nam quá ít, mà chủ yếu lại nằm ở khâu gia công. Thực tế, chúng ta đang làm chủ những nhà máy lớn, những doanh nghiệp lớn, nhưng nhà máy, doanh nghiệp ấy lại đang làm thuê là chủ yếu, doanh thu có được là từ nguồn sức lao động làm thuê. Sản phẩm thực sự mà doanh nghiệp may Việt Nam sản xuất ra, những mặt hàng quần áo, được gắn thương hiệu thuộc về khách hàng của chúng ta.

Trong khi đó, ngành viễn thông và nông sản đều đã có thương hiệu Việt tiến ra thị trường ngoại. Còn hàng may mặc mang thương hiệu Việt ra được thị trường quốc tế còn rất hiếm hoi. Các thương hiệu lớn như Việt Tiến mới chỉ có hàng sơ mi bán tại Campuchia, May Nhà Bè còn chưa hề khai thác thị trường nước ngoài. Riêng May 10 đang thử nghiệm việc đưa hàng sơ mi, quần âu và veston thương hiệu của May 10 lên bán online trên kênh Amazon, nhưng vẫn rất hạn chế về mẫu mã chào bán.

“Thông thường các thương hiệu khác khi bán trên Amazon, họ cập nhật mẫu mới hàng tuần, với đa dạng mẫu, nhưng May 10 chưa làm được như vậy, do thiếu nhân sự thiết kế, khâu quản lý kênh bán hàng này cũng thiếu nhân sự. Kết quả doanh thu từ bán hàng qua Amazon của May 10 chẳng đáng là bao. Cuối năm 2018, chúng tôi có tuyển nhà thiết kế người Hàn Quốc vào làm việc, đảm nhiệm khâu thiết kế mẫu chào bán trên Amazon để dần cải thiện việc bán hàng May 10 trên kênh này” - đại diện marketing May 10 cho biết.

Bên cạnh đó, một nhà phân phối hàng may mặc là M2 cũng đã mở một showroom tại Moscow (Nga) để bán một số mặt hàng may mặc mang thương hiệu Việt Nam. Tuy nhiên, hơn năm qua cửa hàng này vẫn đang bị lỗ.

Phương thức thiết kế, thực hiện sản phẩm theo yêu cầu (ODM) cũng được một số doanh nghiệp may mặc Việt Nam tính đến. Tư nhân có thương hiệu Luv’n Gear làm theo phương thức ODM cho khách hàng Anh và Úc, nhưng số lượng rất khiêm tốn. Sau hai thập kỷ, thương hiệu này cũng đóng cửa. Mới đây, một thương hiệu non trẻ là Padu được ra đời năm 2018, sau một thời gian ngắn, ngoài việc tiếp tục phát triển thị trường nội địa, cũng bắt đầu chuyển hướng làm ODM với thị trường quốc tế. Tuy vậy, thách thức mà thương hiệu may mặc này gặp phải là tìm kiếm nguồn khách hàng, cũng như vốn đầu tư vào nhân sự và nguồn nguyên liệu.

“Mặc dù các nhà máy của chúng tôi đã sản xuất được hàng cung ứng cho châu Âu, Mỹ, Nhật với chất lượng cao. Nhưng khi sản xuất hàng cho thương hiệu riêng của mình, thì chất lượng vẫn không thể ngang bằng hàng gia công xuất khẩu, một mặt do chúng tôi chưa đủ điều kiện để đầu tư tìm kiếm nguồn nguyên phụ liệu cho đúng chuẩn với từng mã hàng, mặt khác, do tâm lý người lao động cứ nghĩ hàng nội địa thì không cần chất lượng cao lắm. Đội ngũ thiết kế, thị trường của chúng tôi cũng chưa được đầu tư đầy đủ” - đại diện thiết kế May Hồ Gươm chia sẻ.

Để xây dựng thương hiệu may mặc riêng của Việt Nam, là một cuộc chơi vô cùng khó khăn. Nếu không có nhân lực tài năng và tâm huyết, cùng nguồn vốn tài chính, quan hệ dày dặn, thì tỷ lệ thất bại có thể lên tới 90%.

“Chúng tôi đã phải dùng lãi từ gia công may, để bù lỗ cho việc xây dựng thương hiệu thời trang riêng trong cả chục năm qua. Sau đó, nhờ phân khúc thiết kế và may đồng phục có lãi, lại lấy lãi từ đó bù cho thương hiệu thời trang. Cho đến nay, sau hơn chục năm, thì thương hiệu thời trang của chúng tôi đã đến điểm hòa vốn, tự nuôi mình mà không cần “bầu sữa mẹ” - một chủ doanh nghiệp may thuộc loại lớn tại Việt Nam bộc bạch.

Như vậy, việc bù lỗ cả một thập kỷ có thể quá sức chịu đựng đối với bất cứ ai. Nhưng khi coi lỗ là sự đầu tư cần thiết thì câu chuyện xem ra bớt nặng nề. Và như vậy, chúng ta mới có thể hy vọng rằng Việt Nam sẽ có thương hiệu thời trang lớn, cạnh tranh được trên thị trường thời trang thế giới, ghi danh Việt Nam vào bản đồ thời trang thế giới, cũng như ngành công nghiệp may gia công đã làm được, để dần dần, chúng ta có thể thoát kiếp gia công, lớn lên thành những ông chủ thực sự của thương hiệu thời trang, tham gia cuộc chơi cao cấp hơn.

Tạo động lực, ý chí và tầm nhìn

Nhìn ra thị trường, chúng ta có thể thấy một hiện tượng đáng chú ý. Đó là có những doanh nghiệp may mặc thuộc loại lớn, quy mô hàng chục ngàn công nhân, tuổi đời cả nửa thập kỷ, vốn tích lũy đã khá, nhưng không đầu tư để tạo nên thương hiệu may mặc của chính mình. Hình như họ chỉ muốn tập trung vào việc gia công, có đủ công ăn việc làm cho đông đảo người lao động là đạt mục tiêu.

Trong khi đó, có những doanh nghiệp may mặc non trẻ hơn, quy mô cũng nhỏ hơn, mọi điều kiện về nhân sự, nguồn vốn, thiết bị còn nhiều hạn chế, đã nghiêm túc xây dựng chiến lược và sớm có thương hiệu may mặc của riêng mình, bên cạnh việc gia công. Đơn cử, Dobico là một thương hiệu may mặc Việt Nam của công ty may Đông Bình, có đăng ký thương hiệu cho mặt hàng quần áo, túi xách, giày dép. Tuy hiện nay mới chỉ sản xuất sơ mi và quần thương hiệu Dobico, nhưng chiến lược lâu dài là phát triển mạnh thương hiệu này cả nội địa và quốc tế.

Chỉ có điều, với những doanh nghiệp may mặc quy mô nhỏ, dù họ có ước vọng lớn, thì khâu chuẩn bị để “đứa con đẻ” của mình được ra đời cũng vô cùng gian nan. “Công ty chúng tôi đã đăng ký thương hiệu hàng may mặc riêng, nhưng 2 năm nay vẫn chưa thể sản xuất và đưa hàng ra thị trường, vì điều kiện chưa chuẩn bị cho đủ. Chúng tôi vẫn đang trong giai đoạn đào tạo đội ngũ nhân sự về thiết kế, kỹ thuật, quản lý đơn hàng… Và một điều quan trọng không kém là tích lũy đủ vốn. Vẫn biết rằng nên có thương hiệu hàng may mặc của riêng mình, nhưng đầu tư vào lĩnh vực này rủi ro cao hơn nhiều so với gia công thuần túy” -bà Phạm Lan Hương, Giám đốc Công ty CP May xuất khẩu Ninh Bình cho biết.

Hơn 2 thập kỷ qua, ước mơ Việt Nam trở thành một trung tâm thời trang của Thế giới, cỡ như Milan, Paris hay New York vẫn chỉ là ước mơ. Có vị lãnh đạo ngành DMVN từng kêu gọi, thúc đẩy các doanh nghiệp may mặc hoặc nhóm các doanh nghiệp may mặc khởi sự bằng việc xây dựng trung tâm thiết kế, trình diễn, phát triển dòng thời trang Việt, nhưng chưa đạt được thành công đáng kể. Nhỏ lẻ, tự phát và loay hoay vẫn là nét chung của bức tranh phát triển thương hiệu may mặc Việt Nam. Chúng ta chưa có một thương hiệu thời trang nào tầm cỡ quốc tế như Uniqlo của Nhật Bản. Phải chăng ngành may mặc Việt còn thiếu một nhạc trưởng đủ tầm, tâm huyết và biết huy động các nguồn lực, các doanh nghiệp, biết tạo động lực đủ để các doanh nghiệp này quyết tâm dấn bước vào con đường làm chủ? Bởi chỉ có cách xây dựng thương hiệu thời trang riêng đủ mạnh, thì chúng ta mới phát triển để đưa thương hiệu thời trang nội địa Việt Nam ra thị trường quốc tế, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh và giá trị của ngành thời trang Việt Nam.

Đặng Thanh

cong nghiep thoi trang viet van yeu bat chap nhung no lucDạo chơi với những vì sao
cong nghiep thoi trang viet van yeu bat chap nhung no lucBắt đầu tuần lễ thời trang Việt Nam Xuân - Hè 2019

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 79,400 ▲100K 81,400 ▲100K
AVPL/SJC HCM 79,400 ▲100K 81,400 ▲100K
AVPL/SJC ĐN 79,400 ▲100K 81,400 ▲100K
Nguyên liệu 9999 - HN 67,350 ▲50K 67,850 ▲50K
Nguyên liệu 999 - HN 67,250 ▲50K 67,750 ▲50K
AVPL/SJC Cần Thơ 79,400 ▲100K 81,400 ▲100K
Cập nhật: 19/03/2024 17:45
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 67.400 ▲100K 68.600 ▲100K
TPHCM - SJC 79.500 ▲100K 81.500 ▲100K
Hà Nội - PNJ 67.400 ▲100K 68.600 ▲100K
Hà Nội - SJC 79.500 ▲100K 81.500 ▲100K
Đà Nẵng - PNJ 67.400 ▲100K 68.600 ▲100K
Đà Nẵng - SJC 79.500 ▲100K 81.500 ▲100K
Miền Tây - PNJ 67.400 ▲100K 68.600 ▲100K
Miền Tây - SJC 79.500 ▲100K 81.500 ▲100K
Giá vàng nữ trang - PNJ 67.400 ▲100K 68.600 ▲100K
Giá vàng nữ trang - SJC 79.500 ▲100K 81.500 ▲100K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 67.400 ▲100K
Giá vàng nữ trang - SJC 79.500 ▲100K 81.500 ▲100K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 67.400 ▲100K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 67.300 ▲100K 68.100 ▲100K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 49.830 ▲80K 51.230 ▲80K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 38.590 ▲60K 39.990 ▲60K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 27.080 ▲40K 28.480 ▲40K
Cập nhật: 19/03/2024 17:45
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 6,725 ▲20K 6,880 ▲20K
Trang sức 99.9 6,715 ▲20K 6,870 ▲20K
NT, 3A, ĐV Thái Bình 6,790 ▲20K 6,910 ▲20K
NT, 3A, ĐV Nghệ An 6,790 ▲20K 6,910 ▲20K
NT, 3A, ĐV Hà Nội 6,790 ▲20K 6,910 ▲20K
NL 99.99 6,720 ▲20K
Nhẫn tròn ko ép vỉ TB 6,720 ▲20K
Miếng SJC Thái Bình 7,965 ▲10K 8,150 ▲10K
Miếng SJC Nghệ An 7,965 ▲10K 8,150 ▲10K
Miếng SJC Hà Nội 7,965 ▲10K 8,150 ▲10K
Cập nhật: 19/03/2024 17:45
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 79,500 ▲100K 81,500 ▲100K
SJC 5c 79,500 ▲100K 81,520 ▲100K
SJC 2c, 1C, 5 phân 79,500 ▲100K 81,530 ▲100K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 67,450 ▲200K 68,650 ▲200K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 67,450 ▲200K 68,750 ▲200K
Nữ Trang 99.99% 67,350 ▲200K 68,150 ▲200K
Nữ Trang 99% 65,975 ▲198K 67,475 ▲198K
Nữ Trang 68% 44,497 ▲136K 46,497 ▲136K
Nữ Trang 41.7% 26,571 ▲83K 28,571 ▲83K
Cập nhật: 19/03/2024 17:45

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 15,687.11 15,845.56 16,354.58
CAD 17,765.99 17,945.45 18,521.92
CHF 27,163.16 27,437.54 28,318.93
CNY 3,366.94 3,400.95 3,510.73
DKK - 3,533.13 3,668.58
EUR 26,153.22 26,417.39 27,588.37
GBP 30,568.76 30,877.53 31,869.43
HKD 3,083.72 3,114.87 3,214.93
INR - 297.34 309.24
JPY 159.36 160.97 168.67
KRW 15.97 17.74 19.35
KWD - 80,288.35 83,501.61
MYR - 5,176.56 5,289.68
NOK - 2,265.01 2,361.27
RUB - 255.28 282.60
SAR - 6,581.15 6,844.54
SEK - 2,308.40 2,406.50
SGD 17,960.45 18,141.87 18,724.65
THB 605.97 673.30 699.11
USD 24,560.00 24,590.00 24,910.00
Cập nhật: 19/03/2024 17:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 15,856 15,956 16,406
CAD 17,980 18,080 18,630
CHF 27,417 27,522 28,322
CNY - 3,398 3,508
DKK - 3,548 3,678
EUR #26,364 26,399 27,659
GBP 30,974 31,024 31,984
HKD 3,089 3,104 3,239
JPY 160.91 160.91 168.86
KRW 16.68 17.48 20.28
LAK - 0.89 1.25
NOK - 2,273 2,353
NZD 14,697 14,747 15,264
SEK - 2,309 2,419
SGD 17,978 18,078 18,678
THB 632.88 677.22 700.88
USD #24,505 24,585 24,925
Cập nhật: 19/03/2024 17:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 24,550.00 24,560.00 24,880.00
EUR 26,323.00 26,429.00 27,594.00
GBP 30,788.00 30,974.00 31,925.00
HKD 3,099.00 3,111.00 3,212.00
CHF 27,288.00 27,398.00 28,260.00
JPY 161.63 162.28 169.90
AUD 15,895.00 15,959.00 16,446.00
SGD 18,115.00 18,188.00 18,730.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 17,917.00 17,989.00 18,522.00
NZD 14,768.00 15,259.00
KRW 17.70 19.32
Cập nhật: 19/03/2024 17:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 24545 24595 25015
AUD 15897 15947 16358
CAD 18020 18070 18483
CHF 27647 27697 28121
CNY 0 3402.1 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3490 0
EUR 26561 26611 27132
GBP 31157 31207 31679
HKD 0 3115 0
JPY 162.23 162.73 167.33
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 18.4 0
LAK 0 1.0293 0
MYR 0 5337 0
NOK 0 2330 0
NZD 0 14731 0
PHP 0 370 0
SEK 0 2360 0
SGD 18266 18266 18634
THB 0 645.6 0
TWD 0 777 0
XAU 7970000 7970000 8120000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 19/03/2024 17:45