Công bố tóm tắt nội dung Hiệp định TPP
![]() |
TPP đã thành hiện thực |
Có cơ chế đặc biệt cho các nước phát triển thấp hơn
Nhìn tổng thể, Hiệp định TPP có những đặc điểm khác biệt về tiếp cận thương mại toàn diện, hơn hẳn, theo tiêu chuẩn cao hơn so với các Hiệp định thương mại tự do khác (FTAs) khác.
Bên cạnh việc nâng cấp cách tiếp cận truyền thống đối với những vấn đề đã được điều chỉnh bởi các hiệp định FTAs trước đó, Hiệp định TPP còn đưa vào những vấn đề thương mại mới và đang nổi lên như các nội dung liên quan đến Internet và nền kinh tế số, sự tham gia ngày càng tăng của các doanh nghiệp Nhà nước vào thương mại và đầu tư quốc tế, khả năng của các doanh nghiệp nhỏ trong việc tận dụng các hiệp định thương mại...
Ngoài ra, điều mà nhiều người lo ngại là khoảng cách năng lực cạnh tranh của Việt Nam và các quốc gia thành viên TPP khá lớn.
Các nước thành viên Hiệp định TPP khác nhau về cả quy mô và mức độ phát triển. Vì vậy, các nước TPP có yêu cầu sự hợp tác chặt chẽ, xây dựng năng lực cho các nước TPP có trình độ phát triển thấp hơn. Một số trường hợp, TPP cho phép có giai đoạn chuyển đổi và cơ chế đặc biệt cho phép một số thành viên một khoảng thời gian bổ sung cần thiết để nâng cao năng lực thực thi các nghĩa vụ mới.
Những ảnh hưởng của TPP Hầu hết chúng ta chỉ biết TPP - Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương như là một hiệp định thương mại sẽ thúc đẩy và mở rộng thị trường quốc tế của các nước thành viên. Vậy những ảnh hưởng của TPP là gì? |
10 kiến thức cơ bản về hiệp định TPP Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam và 9 quốc gia khác đang hy vọng sẽ hoàn thành ký kết hiệp định TPP trong năm 2015. Theo Ezlaw, TPP sẽ là một sự kiện lớn nhất xảy ra với Việt Nam trong 20 năm nay (kể từ thời điểm Việt Nam và Mỹ bình thường quan hệ hóa vào năm 1995). Bạn có biết hiệp định TPP là gì? |
Dệt may sẽ hưởng lợi lớn
TPP có một chương riêng về Dệt may và một chương về Quy tắc xuất xứ.
Hầu hết thuế quan sẽ được xóa bỏ ngay lập tức mặc dù thuế quan đối với một số mặt hàng nhạy cảm sẽ được xóa bỏ với lộ trình dài hơn do các bên thống nhất.
Chương Dệt may cũng bao gồm các quy tắc xuất xứ cụ thể yêu cầu việc sử dụng sợi và vải từ khu vực TPP. Điều này sẽ thúc đẩy việc thiết lập các chuỗi cung ứng và đầu tư khu vực trong lĩnh vực này, cùng với cơ chế “nguồn cung thiếu hụt” cho phép việc sử dụng một số loại sợi và vải nhất định không có sẵn trong khu vực.
Ngoài ra, chương này còn bao gồm các cam kết về hợp tác và thực thi hải quan nhằm ngăn chặn việc trốn thuế, buôn lậu và gian lận cũng như cơ chế tự vệ đặc biệt đối với dệt may để đối phó với thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ bị thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước trong trường hợp có sự gia tăng đột biến về nhập khẩu.
Về Quy tắc xuất xứ, để gỡ rối tình trạng “bát mỳ ống” của quy tắc này gây trở ngại cho doanh nghiệp trong việc tận dụng các FTA trước đó trong khu vực, thúc đẩy chuỗi cung ứng khu vực, đồng thời bảo đảm các nước TPP sẽ là những người hưởng lợi chính của Hiệp định hơn là các nước không phải là thành viên, 12 nước Thành viên TPP đã thống nhất về một bộ quy tắc xuất xứ chung để xác định một hàng hóa cụ thể “có xuất xứ” để được hưởng thuế quan ưu đãi trong TPP.
Quy tắc xuất xứ cụ thể theo mặt hàng này được quy định kèm theo lời văn của Hiệp định.
Hiệp định TPP quy định về “cộng gộp” để các nguyên liệu đầu vào từ một bên TPP được đối xử như những nguyên liệu từ một Bên khác nếu được sử dụng để sản xuất ra một sản phẩm tại bất kỳ một Bên TPP.
Các Bên tham gia TPP cũng đưa ra các quy tắc để bảo đảm rằng doanh nghiệp có thể hoạt động một cách dễ dàng xuyên khu vực TPP thông qua việc thiết lập một hệ thống chung trên toàn TPP về chứng minh và kiểm tra xuất xứ của hàng hóa TPP. Các nhà nhập khẩu sẽ có thể yêu cầu được hưởng ưu đãi về xuất xứ với điều kiện họ có các chứng từ chứng minh. Ngoài ra, Chương này cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền công cụ cần thiết để xác minh các yêu cầu về hưởng ưu đãi một cách có hiệu quả.
TPP không chỉ là cơ hội Theo nhận định của các chuyên gia, khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được triển khai, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội đa dạng hóa nền kinh tế Việt Nam, mở rộng thị trường xuất khẩu, giảm phụ thuộc kinh tế vào một hay một số đối tác nhất định, đảo ngược tình trạng nhập siêu khá lớn mà Việt Nam đang phải đối mặt từ một số thị trường. Nhưng ở chiều hướng ngược lại, Việt Nam cũng sẽ chịu sự xâm nhập, cạnh tranh gay gắt từ các nước đối tác trong TPP. |
Doanh nghiệp nước ngoài “đổ vốn” vào ngành dệt may Đầu tư nước ngoài vào các khu chế xuất, khu công nghiệp (KCX – KCN) trên địa bàn TP HCM tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm, trong đó hơn 80% là đầu tư vào ngành dệt may cao cấp. |
Gia tăng áp lực cạnh tranh bình đẳng ở khu vực DNNN
Một chương riêng về DNNN là điểm rất khác biệt ở TPP.
Tất cả các Thành viên TPP đều có DNNN (SOEs), thường đóng vai trò cung cấp dịch vụ công và các hoạt động khác. Các Thành viên TPP đã nhất trí bảo đảm các SOEs của mình sẽ tiến hành các hoạt động thương mại trên cơ sở tính toán thương mại, trừ trường hợp không phù hợp với nhiệm vụ mà các SOEs đó đang phải thực hiện để cung cấp các dịch vụ công.
Các Thành viên cũng đồng ý bảo đảm các SOEs hoặc đơn vị độc quyền sẵn có không có những hoạt động phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp, hàng hóa, dịch vụ của các Thành viên khác.
Các Thành viên đồng ý trao cho tòa án quyền tài phán đối với các hoạt động thương mại của các SOEs nước ngoài và bảo đảm rằng các cơ quan hành chính quản lý cả các SOEs và doanh nghiệp tư nhân cũng làm như vậy một cách công bằng.
TPP hay cú phản đòn của Mỹ với Trung Quốc Nếu như việc ra mắt Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Cơ sở châu Á (AIIB) là cú knock out của Trung Quốc với Mỹ thì việc hoàn tất đàm phán Hiệp định TPP được coi là đòn đánh trả ngọt ngào của Washingtong dành cho Bắc Kinh trên võ đài kinh tế. |
TPP: ‘Không để TQ viết luật chơi mậu dịch’ ung QTPP cắt giảm thuế quan thương mại và thiết lập các tiêu chuẩn chung trong dậu dịch cho 12 nước trong khu vực vành đai Thái Bình Dương, trừ Trung Quốc |
Các Thành viên TPP đồng ý sẽ không tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với lợi ích của các Thành viên TPP khác khi cung cấp hỗ trợ phi thương mại cho các SOEs, hay làm tổn hại đến ngành trong nước của Thành viên khác thông qua việc cung cấp các hỗ trợ phi thương mại cho SOEs sản xuất và bán hàng hóa trên lãnh thổ của SOE khác đó. Các Thành viên TPP đồng ý chia sẻ danh sách các SOEs với các Thành viên khác và khi được yêu cầu sẽ cung cấp các thông tin bổ sung về mức độ sở hữu hoặc kiểm soát của chính phủ và những hỗ trợ phi thương mại cung cấp cho các SOEs.
Chương này cũng tạo ra các trường hợp ngoại lệ cho các SOEs không có ảnh hưởng trên thị trường TPP, cũng như những ngoại lệ cụ thể theo từng nước, được quy định trong các phụ lục, gắn liền với Hiệp định TPP.
(theo Vietnamnet)
-
Tin tức kinh tế ngày 19/4: Việt Nam cần hơn 266 tỷ USD đầu tư vào ngành điện
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 14/4 - 19/4
-
Tin tức kinh tế ngày 18/4: Thương mại Việt Nam - Lào lập kỷ lục trong quý I/2025