[Chùm ảnh] Bên trong các xưởng may bóc lột trẻ em ở Bangladesh

14:55 | 02/12/2015

1,793 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ở Bangladesh, mỗi ngày đang có hàng ngàn trẻ em bị vắt kiệt sức lao động một cách không thương tiếc trong các xưởng may. Chúng phải làm việc quần quật từ mờ sáng cho đến tối mịt với rất nhiều loại công việc khác nhau nhưng ngược lại chỉ nhận được những đồng lương vô cùng bèo bọt. Và tất nhiên việc được đi học là một  ước mơ xa vời...  

Nhiếp ảnh gia Claudio Montesano mới đây có một tiết lộ gây “sốc” về sự tồi tàn bên trong các xưởng sản xuất quần áo “chui” ở Bangladesh. Cô cũng có những bức ảnh chụp lại cuộc sống vô cùng tạm bợ của những “công nhân nhí” làm việc ở đây.

Ban đầu Claudio Montesano chỉ đến thăm quan các xưởng may như một phần của chuyến du lịch tới Old Dhaka, nhưng sau đó cô đã thực sự “bị” chú ý bởi môi trường làm việc mất an toàn ở đây.

chum anh ben trong cac xuong may boc lot tre em o bangladesh
Rất nhiều xưởng may "chui" ở Bangladesh sử dụng lao động trẻ em

Bên trong các xưởng may là rất nhiều máy móc, vải vóc… nhưng lại không hề có lối thoát hiểm hay bất kỳ dụng cụ phòng cháy chữa cháy nào.

Các “công nhân nhí” ở đây phải làm rất nhiều các công việc khác nhau từ may, gắn mác, nhuộm vải, lau máy... Chúng rời quê hương đến thành phố để tìm kiếm công việc, mong có cơ hội được đổi đời.

Claudio Montesano cho biết, các công nhân phải làm việc từ 6 đến 6,5 ngày mỗi tuần, mỗi ngày làm việc bắt đầu từ mờ sáng đến tối mịt. Vì vậy những công nhân này thường ăn ngủ luôn tại nhà máy hoặc thuê nhà trọ gần đó. Tuy nhiên họ lại chỉ nhận được những đồng lương rất ít ỏi. Người có thể kiếm nhiều nhất một tháng là khoảng 16 Bảng (hơn 500 nghìn đồng) còn không chỉ là 6,5 Bảng (hơn 200 nghìn đồng).

Theo thống kê của UNICEF, Bangladesh đang có khoảng một triệu lao động trẻ em trong độ tuổi từ 10-14. Tuy nhiên con số này trên thực tế còn lớn hơn rất nhiều.

Bangladesh hiện là nước có ngành công nghiệp dệt may xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới, sau Trung Quốc nhưng điều kiện làm việc và phương tiện lao động trong các xưởng may lại vô cùng tồi tàn. Hiện có khoảng 7.000 xưởng may ở Bangladesh không đủ điều kiện an toàn lao lộng.

D.Quỳnh

Tổng hợp