Chính thức điều tra đường mía Thái Lan "cố tình trốn thuế"
Thời gian qua Hiệp hội mía đường Việt Nam đã thu thập hồ sơ về một số sản phẩm mía đường xuất xứ Thái Lan tìm cách nhập khẩu vào Việt Nam qua nước thứ 3 trong khối ASEAN để tránh thuế chống phá giá do Chính phủ Việt Nam áp dụng với mặt hàng này.
![]() |
Nhiều mặt hàng đường mía Thái Lan đang lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại của Việt Nam. |
Đến ngày 25/8 vừa qua, sau khi xem xét Bộ Công Thương đã chính thức tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan của Hiệp hội Mía đường Việt Nam và đại diện cho 6 công ty sản xuất đường mía trong nước.
Theo cáo buộc tại Hồ sơ yêu cầu, đã có dấu hiệu về hiện tượng các sản phẩm đường mía của Thái Lan bị áp dụng thuế chống bán phá giá (CBPG) và thuế chống trợ cấp (CTC) lẩn tránh qua một số các quốc gia ASEAN khác, bao gồm: Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia và Myanmar.
Trước đó, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1578/QĐ-BCT ngày 15/6/2021 áp dụng biện pháp CBPG và CTC chính thức đối với một số sản phẩm đường mía với mức thuế CBPG là 42,99% và mức thuế CTC là 4,65%.
Kể từ khi Việt Nam áp dụng biện pháp CBPG, CTC với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan, đã có dấu hiệu về hành vi lẩn tránh thuế CBPG, CTC thông qua một số nước ASEAN. Kim ngạch nhập khẩu đường từ các nước ASEAN (ngoại trừ Thái Lan) tăng mạnh. Bộ Công Thương (Cục PVTM và các đơn vị liên quan) đã chủ động phối hợp với Hiệp hội Mía đường Việt Nam theo dõi tình hình nhập khẩu và tích cực tham vấn, hỗ trợ Hiệp hội Mía đường Việt Nam cũng như ngành sản xuất đường mía trong nước trong việc thu thập thông tin, số liệu, xây dựng hồ sơ yêu cầu điều tra chống lẩn tránh biện pháp PVTM với sản phẩm đường mía nhằm đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật PVTM của Việt Nam.
Các hành vi lẩn tránh biện pháp PVTM thường có tính chất phức tạp, liên quan tới nhiều nội dung, quy định pháp luật và cam kết quốc tế. Các nước cũng có quy định khác nhau về vấn đề này. Trong một số trường hợp, mặc dù hàng hóa đáp ứng đầy đủ các quy định về xuất xứ nhưng vẫn có thể bị coi là lẩn tránh.
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 81 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15/1/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp PVTM (Nghị định 10/2018/NĐ-CP), Bộ Công Thương đã xác nhận Hồ sơ yêu cầu đầy đủ và hợp lệ.
Theo quy định tại Nghị định 10/2018/NĐ-CP, Bộ Công Thương sẽ tiến hành thẩm định chi tiết hồ sơ yêu cầu để xem xét khởi xướng điều tra nhằm kịp thời có những biện pháp xử lý, ngăn chặn hành vi lẩn tránh biện pháp PVTM, đảm bảo hiệu quả tổng thể của biện pháp cũng như lợi ích của ngành sản xuất đường mía và người nông dân trồng mía Việt Nam.
Đối với nhiều quốc gia trên thế giới, nếu xác định doanh nghiệp nước ngoài cố tình lẩn tránh phòng vệ thương mại, nhẹ thì bị áp thuế siêu cao (có thể hơn 100%), nặng sẽ bị buộc tội phá hoại nền kinh tế quốc gia và cho vào "danh sách đen" cấm nhập khẩu toàn bộ các sản phẩm của doanh nghiệp đó vô thời hạn.
P.V
-
Mua bán hóa đơn trái phép có thể bị phạt tù đến 7 năm, phạt tiền lên đến 10 tỷ đồng
-
Tổng cục Thuế cảnh báo những dấu hiệu nhận diện công ty “ma”
-
Cần Thơ: Chuyển sang cơ quan công an 146 hồ sơ có dấu hiệu vi phạm trốn thuế
-
Gian nan cuộc chiến chống đường lậu
-
Giải pháp nào ngăn chặn tình trạng nhà hàng, quán ăn trốn xuất hóa đơn?
-
Tin tức kinh tế ngày 18/4: Thương mại Việt Nam - Lào lập kỷ lục trong quý I/2025
-
Thị trường vàng tăng "nóng", Phó Thủ tướng chỉ đạo khẩn
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 18/4: Mỹ tiếp tục trừng phạt ngành dầu mỏ Iran
-
Kỳ vọng và lo ngại của ngành dầu khí Mỹ dưới thời ông Trump
-
Tin tức kinh tế ngày 17/4: Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trở lại vị trí số 1