Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Nhật Bản trên lĩnh vực kinh tế, khoa học - công nghệ và một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam hiện nay

10:29 | 26/06/2023

2,078 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Kể từ khi Chiến lược “Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương tự do và rộng mở” (FOIP) của Mỹ được đề cập và công bố vào các năm 2017 - 2018, nhiều nước lớn, nhất là nhóm “Bộ tứ”(1), cũng có những chính sách chiến lược đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Đối với Nhật Bản, nội hàm của FOIP đề cập tới vai trò của Nhật Bản trong khu vực cần được thúc đẩy mạnh mẽ trên các lĩnh vực kinh tế, an ninh - quân sự. Trong đó, đầu tư kết cấu hạ tầng, thúc đẩy thương mại tự do và hợp tác khoa học - công nghệ là những vấn đề cốt lõi trong lĩnh vực kinh tế mà FOIP của Nhật Bản hướng tới.

Thực trạng triển khai FOIP của Nhật Bản trên lĩnh vực kinh tế, khoa học - công nghệ

Thứ nhất, tích cực đi đầu trong hợp tác đầu tư kết cấu hạ tầng chất lượng cao. Một trong những động lực thúc đẩy Chính phủ Nhật Bản triển khai FOIP là Nhật Bản có thể mở rộng đầu tư kết cấu hạ tầng sang các nước châu Á, Trung Đông và châu Phi. Để triển khai FOIP, một trong những phương thức hiệu quả, đóng vai trò quan trọng như một nguồn “sức mạnh mềm” để tăng cường ảnh hưởng ngoại giao, phục vụ lợi ích trực tiếp của Nhật Bản trong không gian Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đó là hỗ trợ tài chính cho hàng loạt quốc gia trong khu vực như Nam Á, Đông Nam Á, châu Phi. Tháng 5-2015, Nhật Bản đã công bố kế hoạch sử dụng 110 tỷ USD cho “Hành lang tăng trưởng Á - Phi” trong 5 năm để đầu tư vào các dự án hạ tầng kết nối giữa hai lục địa.

Hiện nay, Nhật Bản là nhà viện trợ nước ngoài lớn thứ tư thế giới và lớn nhất ở khu vực châu Á(2). Đây được xem là một công cụ quan trọng của Nhật Bản khi tham gia hội nhập quốc tế, thậm chí là bộ công cụ chính trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ thế kỷ XX đến nay. Vì vậy, đối với FOIP, Nhật Bản xác định tăng cường viện trợ phát triển chính thức (ODA) ở khu vực châu Á để đạt mục tiêu lợi ích địa - chiến lược và lợi ích quốc gia của Nhật Bản, nhằm ứng phó với những thay đổi trong môi trường địa - chiến lược toàn cầu, nhất là trước sự trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc; đồng thời, cũng là sự phối hợp hiệu quả với các nước trong nhóm “Bộ tứ”. Trong triển khai FOIP, Nhật Bản chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng nhằm vừa đáp ứng nhu cầu xây dựng, phát triển dự án kết cấu hạ tầng của các nước châu Á, vừa mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp sản xuất của Nhật Bản. Các khoản cho vay phục vụ dự án kết cấu hạ tầng chiếm phần lớn số vốn ODA của Nhật Bản. Đặc biệt, kênh đầu tư kết cấu hạ tầng của nhà đầu tư Nhật Bản đặc biệt chú trọng đến các tiêu chuẩn chất lượng cao, tăng trưởng chất lượng và tuân thủ luật pháp quốc tế, thậm chí cả “quan hệ đối tác chất lượng”. Điều này tác động trở lại tính hiệu quả của các dự án kết cấu hạ tầng và uy tín của nhà đầu tư Nhật Bản. Điểm đến của nguồn ODA Nhật Bản đều hướng tới những quốc gia, khu vực có triển vọng tăng trưởng kinh tế và mở rộng thị trường, như các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Bởi những quốc gia thành viên ASEAN không chỉ có sức hút về kinh tế đối với Nhật Bản, mà còn có ý nghĩa chiến lược trong FOIP.

Đầu năm 2022, Nhật Bản đã công bố “Sáng kiến đầu tư tương lai châu Á” nhằm tiếp tục tạo động lực cho FOIP của Nhật Bản triển khai thành công tại khu vực. Một trong những nội dung trọng tâm của sáng kiến này là chú trọng đầu tư kết nối hạ tầng. Địa bàn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mà Nhật Bản ưu tiên lựa chọn là các nước ASEAN. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19 cùng những hậu quả mang tính toàn diện, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự ổn định và phát triển của Nhật Bản, song Nhật Bản vẫn tiếp tục thực hiện FOIP với quyết tâm “cùng hợp lực và tiến lên phía trước vì một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và ngày càng thịnh vượng”(3).

Thứ hai, tham gia với vai trò “đầu tàu” tại các cơ chế hợp tác thương mại tự do. Trong cơ chế hợp tác thương mại song phương tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Nhật Bản chú trọng hợp tác thương mại tự do với ASEAN. Tại Hội nghị tham vấn trực tuyến về hợp tác kinh tế lần thứ 26 giữa ASEAN và Nhật Bản, được tổ chức ở Thủ đô Hà Nội vào tháng 8-2020, Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản khẳng định, Nhật Bản đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ tư và là nhà đầu tư FDI lớn thứ hai của ASEAN. Tháng 6-2022, tại Diễn đàn ASEAN - Nhật Bản cấp Trưởng quan chức cao cấp (SOM-37), Nhật Bản tái khẳng định nỗ lực bảo đảm sự phát triển bền vững của kinh tế và tài chính cấp vĩ mô, thông qua việc mở cửa thị trường cho thương mại và đầu tư, bảo đảm sự bền vững của chuỗi cung ứng, nhất là đối với các loại hàng hóa thiết yếu đáp ứng nhu cầu phòng, chống đại dịch COVID-19 của các nước ASEAN. Nhật Bản cam kết tiếp tục đẩy mạnh hợp tác toàn diện với ASEAN trên bốn trụ cột, là “đối tác vì hòa bình và ổn định, đối tác vì sự thịnh vượng, đối tác vì chất lượng cuộc sống, đối tác từ trái tim đến trái tim”; đồng thời, tích cực tham gia, đóng góp hiệu quả vào các cơ chế do ASEAN chủ trì.

Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Nhật Bản trên lĩnh vực kinh tế, khoa học - công nghệ và một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam hiện nay
Lãnh đạo các nước ASEAN và Nhật Bản tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Nhật Bản lần thứ 25 tại Campuchia, ngày 12-11-2022_Nguồn: mfaic.gov.kh

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, mặc dù gặp không ít khó khăn, song Chính phủ Nhật Bản vẫn cam kết cấp bổ sung 1.045 tỷ yên (khoảng 9,5 triệu USD) cho Quỹ Liên kết Nhật Bản - ASEAN (JAIF); huy động 3 tỷ USD từ khu vực công - tư trong vòng ba năm, trong đó ưu tiên 1,2 tỷ USD cho các khoản vay và FDI vào ASEAN, thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)(4). Chính phủ Nhật Bản cũng tích cực ủng hộ nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Nhật Bản nhằm tránh nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Cùng với việc tiếp tục ủng hộ “vai trò trung tâm” của ASEAN, Nhật Bản đang hướng tới đa dạng hóa các chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang các nước ASEAN. Bởi bên cạnh việc kiểm soát và đẩy lùi được dịch bệnh COVID-19, hệ thống kinh tế và chính sách vĩ mô của các nước ASEAN cũng đã thích ứng với giai đoạn sau đại dịch COVID-19; hoạt động thương mại và đầu tư nội khối cũng như quốc tế của các nước ASEAN được tăng cường; đồng thời trong dài hạn, ASEAN có thể đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực trẻ và rẻ, đang được cải thiện về chất lượng. Năm 2020, tổng giá trị trao đổi thương mại giữa Nhật Bản và ASEAN đạt 204 tỷ USD(5). Bên cạnh đó, khu vực tư nhân của Nhật Bản đang thể hiện rõ chính sách ưu tiên đối với ASEAN. Nhật Bản đã chi khoảng 300 triệu USD để hỗ trợ đầu tư cho 92 doanh nghiệp tư nhân nhằm đa dạng chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp này tại ASEAN. Việc Nhật Bản củng cố chuỗi cung ứng bằng cách chuyển đổi năng lực của ASEAN trở thành một trung tâm quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu và gia tăng sức hấp dẫn của chuỗi cung ứng, cho thấy sự ủng hộ ngày càng mạnh mẽ của Nhật Bản đối với ASEAN. Trong bối cảnh sau đại dịch COVID-19, một ASEAN ổn định, coi trọng hợp tác thương mại tự do và chủ nghĩa đa phương sẽ mang lại hiệu quả cho Nhật Bản khi triển khai FOIP tại khu vực. Vì vậy, Nhật Bản tích cực cùng ASEAN thúc đẩy tiến trình hiện thực hóa các hiệp định thương mại tự do (FTA) và hiệp định đối tác kinh tế (EPA) song phương.

Trong các cơ chế hợp tác kinh tế đa phương, như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Nhật Bản hiện giữ vai trò dẫn dắt và đóng vai trò trung tâm. Là một trong những FTA đa phương đang chiếm khoảng 13,5% tổng sản phẩm nội địa (GDP) toàn cầu(6), Nhật Bản coi CPTPP là nền tảng để thiết lập sức mạnh kinh tế và ngoại giao của nước này ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nhật Bản đang cải thiện triển vọng tăng trưởng bằng cách thu hút thêm nguồn FDI vào thị trường Nhật Bản. Với tổng kim ngạch của các quốc gia thành viên CPTPP đạt khoảng 10 nghìn tỷ USD(7), Nhật Bản có điều kiện đẩy nhanh tốc độ phát triển của mình. CPTPP giúp Nhật Bản kiềm chế sự “trỗi dậy” của Trung Quốc. Với vai trò “đầu tàu” dẫn dắt cơ chế đa phương trong CPTPP, Nhật Bản xác định đây là kênh có ý nghĩa quan trọng đối với cả tăng trưởng dài hạn trong nước và ảnh hưởng chính trị quốc tế của Nhật Bản trong tương lai. Ngày 15-9-2021, Trung Quốc chính thức gửi đơn tham gia CPTPP. Tiếp đó, ngày 31-3-2023, Anh đã kết thúc quá trình đàm phán tham gia CPTPP, dự kiến sẽ trở thành thành viên chính thức vào cuối năm 2023, khiến vai trò “đầu tàu” của Nhật Bản trong cơ chế kinh tế đa phương này càng trở nên quan trọng.

Tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP), Nhật Bản luôn thể hiện là một thành viên chủ động và tích cực, khẳng định sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp Nhật Bản có thể tối đa hóa lợi ích từ hiệp định thương mại quan trọng này. Theo các chuyên gia kinh tế Nhật Bản, RCEP có hiệu lực sẽ giúp GDP của nước này tăng khoảng 15.000 tỷ yên (tương đương 132 tỷ USD), gấp hai lần so với mức tăng GDP nhờ tham gia CPTPP với khoảng 8.000 tỷ yên (tương đương 70 tỷ USD)(8). Thông qua RCEP, Nhật Bản cùng các nước ASEAN tiếp tục thúc đẩy kinh tế khu vực tự do, cởi mở và công bằng hơn.

Thứ ba, tích cực phối hợp triển khai hợp tác khoa học - công nghệ. Là quốc gia châu Á đầu tiên thành công trong thực hiện công nghiệp hóa và bắt kịp các quốc gia tiên tiến, Nhật Bản có nền kinh tế lớn thứ ba thế giới về GDP danh nghĩa, đứng thứ sáu trong bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (WEP) năm 2019, đứng thứ 16 trong bảng xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (WIPO) năm 2020. Nhật Bản cũng là quốc gia đi đầu trong ứng dụng công nghệ kỹ thuật số để mở ra các lĩnh vực tăng trưởng mới và hiện thực hóa xã hội 5.0. Với lợi thế này, Nhật Bản coi khoa học - công nghệ là một trong những trọng tâm của FOIP. Đây là xu hướng mới đang được nhiều quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương quan tâm. Theo đó, việc Nhật Bản đặc biệt quan tâm đến khu vực ASEAN được xem như một dư địa mới để hai bên phối hợp hiệu quả nhằm chia sẻ kinh nghiệm quản lý, cung cấp công nghệ và sản phẩm mới, tạo khả năng tương thích để hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt chất lượng và đem lại lợi ích cho các bên. Nhật Bản đang tích cực hỗ trợ ASEAN phát triển thành phố thông minh, kinh tế số, nông nghiệp chất lượng cao, khoa học - công nghệ, năng lượng, quản lý thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu…

Điển hình trong ứng phó với đại dịch COVID-19, Nhật Bản đã đề xuất Sáng kiến “COVAX” với mục tiêu phân phối 2 tỷ liều vaccine phòng, ngừa dịch bệnh COVID-19 trên toàn thế giới vào năm 2021. Thông qua Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Nhật Bản khẳng định sẽ cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 4,5 tỷ yên (khoảng 41 triệu USD) cho 25 quốc gia ở khu vực châu Á và các quốc đảo ở khu vực Thái Bình Dương, nhằm hỗ trợ xây dựng mạng lưới phân phối vaccine phòng, ngừa dịch bệnh COVID-19 trong những năm tới. Các khoản viện trợ không hoàn lại của Nhật Bản sẽ được sử dụng để bảo đảm duy trì hoạt động ổn định cho các cơ sở bảo quản lạnh, phương tiện vận chuyển và các thiết bị cần thiết khác phục vụ việc phân phối vaccine phòng, ngừa dịch bệnh COVID-19.

Sáng kiến “Đầu tư tương lai châu Á” của Nhật Bản cũng chú trọng, phát triển kỹ thuật số và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với xây dựng xã hội bền vững. Sáng kiến này được các nước đang phát triển ở châu Á đón nhận tích cực. Chính phủ Nhật Bản đã cung cấp khoảng 8 triệu USD cho 40 dự án mới(9) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật Bản và ASEAN đưa ra các giải pháp cho các vấn đề xã hội tại địa phương. Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) cam kết đầu tư 9 triệu USD để thực hiện 100 dự án điển hình về quản lý chuỗi cung ứng kỹ thuật số tại các quốc gia ASEAN và các nước châu Á khác(10). Về đầu tư nguồn nhân lực, Nhật Bản mở rộng chương trình liên kết đào tạo, mở ra cơ hội cho 50.000 chuyên gia châu Á có tay nghề cao làm việc ở các doanh nghiệp Nhật Bản trong vòng 5 năm tới. Hiện nay, Nhật Bản đang tích cực xúc tiến đối thoại với Thái Lan về chính sách năng lượng mới và thực hiện các dự án chung nhằm thúc đẩy giảm phát thải carbon. Cả Nhật Bản và Thái Lan cùng có mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, trong đó Thái Lan đặc biệt quan tâm vấn đề chuyển đổi năng lượng xanh và phát triển bền vững. Đối với Indonesia, Nhật Bản cam kết hợp tác xây dựng lộ trình giảm phát thải carbon, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển công nghệ. Đối với Singapore, hai bên ký kết bản ghi nhớ về hợp tác giảm phát thải carbon, cam kết ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang sử dụng năng lượng phát thải thấp.

Hàm ý chính sách đối với Việt Nam hiện nay

Một là, phát huy mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản trên tinh thần “đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á”. Kể từ khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973, Việt Nam luôn coi Nhật Bản là đối tác quan trọng trong khu vực. Năm 2009, hai nước nhất trí nâng cấp quan hệ lên “đối tác chiến lược”. Tiếp đó, hai nước nâng cấp quan hệ lên “đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” vào năm 2014. Việt Nam luôn coi trọng Nhật Bản là đối tác chiến lược quan trọng hàng đầu, lâu dài. Kết quả hợp tác song phương trong thời gian qua khẳng định quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã đạt được những tiến bộ thực chất, góp phần đưa quan hệ hai nước bước vào giai đoạn phát triển mới trên tinh thần “chân thành, tình cảm, tin cậy”.

Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Nhật Bản trên lĩnh vực kinh tế, khoa học - công nghệ và một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam hiện nay
Thiếu nhi Thủ đô tặng hoa chúc mừng Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio thăm chính thức Việt Nam, ngày 1-5-2022_Ảnh: TTXVN

Là một trong những nước đi đầu trong thúc đẩy FOIP, Nhật Bản coi Việt Nam là một đối tác quan trọng trong chiến lược này. Việt Nam luôn chủ trương hợp tác với các nước, tranh thủ sự đồng tình của bạn bè quốc tế trong các vấn đề mà Việt Nam quan tâm, bảo vệ lợi ích chính đáng của mình. Vì vậy, cả Việt Nam và Nhật Bản đều có thể tranh thủ sự ủng hộ của nhau tại các diễn đàn đa phương trong các vấn đề bảo vệ hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không và thượng tôn pháp luật trên Biển Đông, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982; thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS năm 1982, góp phần thúc đẩy đối thoại, tiến tới phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Đây là cơ sở chính trị để năm 2023, quan hệ hai nước bước vào giai đoạn phát triển mới, ghi dấu 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.

Hai là, thúc đẩy hợp tác kinh tế toàn diện, sâu rộng giữa hai nước, cũng như sự ủng hộ của Nhật Bản tại các cơ chế hợp tác kinh tế đa phương. Hiện nay, Nhật Bản tiếp tục là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là nước cung cấp ODA song phương lớn nhất, đối tác hợp tác lao động lớn thứ hai, nhà đầu tư FDI lớn thứ ba, đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam. Trong tổng số 92 dự án của Nhật Bản hỗ trợ ASEAN đa dạng hóa chuỗi cung ứng, Việt Nam đứng đầu với 39 dự án. Nhiều dự án của Nhật Bản đầu tư về kết cấu hạ tầng tại Việt Nam đang được đánh giá cao, như: dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam, hệ thống đường sắt trên cao, tàu điện ngầm ở Thành phố Hồ Chí Minh… Vì vậy, việc tiếp tục giữ vững sự ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, thực hiện các cam kết với các nhà đầu tư và kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp, các dự án hợp tác với Nhật Bản sẽ tạo thuận lợi cho sự hợp tác giữa hai nước.

Trong các cơ chế hợp tác kinh tế đa phương, nhất là những FTA chất lượng cao, Việt Nam cần sự ủng hộ và chia sẻ kinh nghiệm từ phía Nhật Bản trong bối cảnh Nhật Bản đang là đối tác hàng đầu của ASEAN về hợp tác thương mại và đầu tư. Do đó, Việt Nam cần tranh thủ những cơ hội từ các hiệp định và sáng kiến hợp tác đang được triển khai để phát triển đất nước, như: Hiệp định Đối tác kinh tế Nhật Bản - ASEAN (AJCEP) và Lộ trình 10 năm hợp tác (2016 - 2026); Kế hoạch hành động phục hồi kinh tế Nhật Bản - ASEAN và Đối thoại về tăng trưởng sáng tạo và bền vững; Sáng kiến tăng trưởng sáng tạo bền vững ASEAN - Nhật Bản… Bên cạnh đó, trong Cơ chế hợp tác Mekong - Nhật Bản, Việt Nam cũng cần sự ủng hộ của Nhật Bản để thực hiện thành công mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030.

Tại cơ chế Liên hợp quốc, Nhật Bản đang là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2024, do đó, các quốc gia ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng, cũng rất cần nhận được sự ủng hộ của Nhật Bản trong các vấn đề liên quan đến hòa bình, ổn định, an ninh khu vực. Hiện nay, Nhật Bản đang kêu gọi các bên liên quan ở Biển Đông thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC; xây dựng COC hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS năm 1982; ủng hộ “vai trò trung tâm” của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Ba là, tích cực hợp tác chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản. Hiệp định Chính phủ về hợp tác khoa học và công nghệ Việt Nam - Nhật Bản được ký kết vào năm 2006 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy hợp tác giữa các tổ chức khoa học - công nghệ của hai nước. Trong khuôn khổ này, nhiều dự án, chương trình hợp tác quan trọng về khoa học - công nghệ giữa hai nước đã và đang tích cực được triển khai thực hiện, đồng thời đạt được những kết quả tốt.

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo” (11). Do đó, khoa học - công nghệ sẽ là đòn bẩy để Việt Nam đạt được mục tiêu đến năm 2030: Việt Nam cơ bản đạt các tiêu chí của nước công nghiệp, là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; tầm nhìn đến năm 2045, trở thành nước phát triển có thu nhập cao, thuộc nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu khu vực châu Á. Để đạt mục tiêu đó, chúng ta càng cần thúc đẩy hơn nữa hợp tác khoa học - công nghệ với các nước phát triển, trong đó có Nhật Bản - một trong những quốc gia tiên phong thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.

Là quốc gia đang phát triển, cam kết thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 như các nước phát triển, Việt Nam kêu gọi cách tiếp cận thích ứng biến đổi khí hậu bảo đảm công bằng, công lý, phù hợp điều kiện, hoàn cảnh của mỗi nước. Để thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 thông qua các cơ chế hợp tác hiện có và trao đổi, triển khai hiệu quả, Việt Nam cần sự ủng hộ của Nhật Bản thông qua Sáng kiến xây dựng cộng đồng phát thải ròng bằng 0 ở khu vực châu Á và Sáng kiến chuyển đổi năng lượng châu Á của Nhật Bản, tiếp cận khoản hỗ trợ 10 tỷ USD mà Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã cam kết tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP-26), được tổ chức tại thành phố Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh).

Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả; lấy nội lực với ba thành tố chính là con người, thiên nhiên, truyền thống lịch sử - văn hóa làm cơ bản, chiến lược, quyết định, lâu dài, ngoại lực là quan trọng, đột phá; do đó, rất cần Nhật Bản hỗ trợ tham vấn chính sách, đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác công - tư, đầu tư vào các dự án chuyển đổi năng lượng xanh, sạch, phát triển năng lượng tái tạo, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, xây dựng kết cấu hạ tầng chiến lược, nhất là hạ tầng giao thông (sân bay, đường bộ, đường sắt cao tốc…), đổi mới sáng tạo, phát triển công nghiệp phụ trợ, sản xuất trang thiết bị cho ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, chuyển đổi số, xây dựng chính phủ số, kinh tế số, xã hội số…

Việc Nhật Bản triển khai FOIP trên lĩnh vực kinh tế, khoa học - công nghệ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ngày càng khẳng định vị thế của nước này trong khu vực. Trong dòng chảy của xu hướng hội nhập quốc tế và phát triển, Việt Nam cần phát huy hơn nữa mối quan hệ hữu nghị, truyền thống tốt đẹp giữa hai nước trong thế kỷ XXI nhằm đạt được nhiều thành công trên tất cả các lĩnh vực hợp tác, nhất là kinh tế, khoa học - công nghệ, hướng tới tăng trưởng bền vững, gắn kết chặt chẽ chính phủ cũng như nhân dân hai nước đúng với tinh thần “đối tác vì hòa bình và ổn định, đối tác vì sự thịnh vượng, đối tác vì chất lượng cuộc sống, đối tác từ trái tim đến trái tim”.

TS ĐINH THANH TÚ - TRẦN THỊ THẢO

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Học viện Chính trị Công an nhân dân

-------------------------

(1) Bao gồm: Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia

(2) Purnendra Jain: “Japan’s Foreign Aid and ‘Quality’ Infrastructure Projects: The Case of the Bullet Train in India” (Tạm dịch: Viện trợ nước ngoài của Nhật Bản và các dự án kết cấu hạ tầng ‘chất lượng’: Trường hợp tàu cao tốc ở Ấn Độ), JICA Research Institude, tháng 3-2019, https://www.jica.go.jp/jica-ri/publication/workingpaper/l75nbg0000153t43-att/JICA_RI_WP_No.184.pdf

(3) Xem: “Bài phát biểu của Thủ tướng Suga Yoshihide tại Trường Đại học Việt - Nhật: “Cùng xây dựng tương lai của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương””, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, ngày 19-10-2020, https://www.vn.emb- japan.go.jp/itpr_ja/20201019PM_vju.html

(4) Mạnh Hùng: “Nhật Bản hiện là đối tác thương mại lớn thứ tư của ASEAN”, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 12-3-2020, http://dangcongsan.vn/thoi-su/nhat-ban-hien-la-doi-tac-thuong-mai-lon-thu-tu-cua-asean-550242.html

(5) TTXVN/Vietnam+: “ASEAN và Nhật Bản là đối tác thương mại quan trọng của nhau”, Vietnam+, ngày 27-10-2021, https://www.vietnamplus.vn/asean-va-nhat-ban-la-doi-tac-thuong-mai-quan-trong-cua-nhau/749304.vnp

(6) Xem: Bộ Công Thương: “CPTPP - Hiệp định đầu tiên được thực thi của thế kỷ 21”, ngày 11-1-2022, https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/cptpp-hiep-dinh-dau-tien-duoc-thuc-thi-cua-the-ky-21.html

(7) Xem: Bộ Công Thương: “CPTPP - Hiệp định đầu tiên được thực thi của thế kỷ 21”, Tlđd

(8) Phạm Tuấn: “Kinh tế Nhật Bản kỳ vọng khởi sắc sau khi RCEP có hiệu lực”, Thông tấn xã Việt Nam, ngày 8-11-2021, https://baotintuc.vn/the-gioi/kinh-te-nhat-ban-ky-vong-khoi-sac-sau-khi-rcep-co-hieu-luc-20211108111751153.htm

(9) Hải Anh: “Nhật Bản công bố sáng kiến đầu tư mới vào ASEAN”, Báo Lao động điện tử, ngày 12-1-2022, https://laodong.vn/the-gioi/nhat-ban-cong-bo-sang-kien-dau-tu-moi-vao-asean-994147.ldo

(10) Long Nguyễn: “Nhật Bản công bố “Sáng kiến đầu tư tương lai châu Á””, Báo điện tử Đài Truyền hình Việt Nam, ngày 11-1-2022, https://vtv.vn/the-gioi/nhat-ban-cong-bo-sang-kien-dau-tu-tuong-lai-chau-a-20220111132541137.htm

(11) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t. I, tr. 122

Theo Tạp chí Cộng sản

Thủ tướng kêu gọi doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào năng lượng mới, năng lượng tái tạoThủ tướng kêu gọi doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào năng lượng mới, năng lượng tái tạo
Nhật Bản và OPEC sẽ thiết lập đối thoại cấp caoNhật Bản và OPEC sẽ thiết lập đối thoại cấp cao

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,600 84,800
AVPL/SJC HCM 82,600 84,800
AVPL/SJC ĐN 82,600 84,800
Nguyên liệu 9999 - HN 74,250 ▼250K 75,250 ▼200K
Nguyên liệu 999 - HN 74,150 ▼250K 75,150 ▼200K
AVPL/SJC Cần Thơ 82,600 84,800
Cập nhật: 27/04/2024 20:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.800 75.600
TPHCM - SJC 83.000 85.200
Hà Nội - PNJ 73.800 75.600
Hà Nội - SJC 83.000 85.200
Đà Nẵng - PNJ 73.800 75.600
Đà Nẵng - SJC 83.000 85.200
Miền Tây - PNJ 73.800 75.600
Miền Tây - SJC 83.000 85.200
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.800 75.600
Giá vàng nữ trang - SJC 83.000 85.200
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.800
Giá vàng nữ trang - SJC 83.000 85.200
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.800
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 73.700 74.500
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.630 56.030
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.330 43.730
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.740 31.140
Cập nhật: 27/04/2024 20:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,385 7,590
Trang sức 99.9 7,375 7,580
NL 99.99 7,380
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,360
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,450 7,620
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,450 7,620
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,450 7,620
Miếng SJC Thái Bình 8,320 8,520
Miếng SJC Nghệ An 8,320 8,520
Miếng SJC Hà Nội 8,320 8,520
Cập nhật: 27/04/2024 20:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 83,000 85,200
SJC 5c 83,000 85,220
SJC 2c, 1C, 5 phân 83,000 85,230
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,800 75,500
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,800 75,600
Nữ Trang 99.99% 73,700 74,700
Nữ Trang 99% 71,960 73,960
Nữ Trang 68% 48,451 50,951
Nữ Trang 41.7% 28,803 31,303
Cập nhật: 27/04/2024 20:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,121.66 16,284.50 16,820.26
CAD 18,077.48 18,260.08 18,860.83
CHF 27,068.64 27,342.06 28,241.61
CNY 3,423.46 3,458.04 3,572.35
DKK - 3,577.18 3,717.11
EUR 26,475.36 26,742.79 27,949.19
GBP 30,873.52 31,185.37 32,211.36
HKD 3,153.19 3,185.04 3,289.82
INR - 303.14 315.51
JPY 156.74 158.32 166.02
KRW 15.92 17.69 19.31
KWD - 82,091.26 85,440.87
MYR - 5,259.06 5,378.02
NOK - 2,255.10 2,352.71
RUB - 262.74 291.09
SAR - 6,734.96 7,009.77
SEK - 2,276.86 2,375.42
SGD 18,143.91 18,327.18 18,930.14
THB 605.58 672.87 699.19
USD 25,088.00 25,118.00 25,458.00
Cập nhật: 27/04/2024 20:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,236 16,256 16,856
CAD 18,226 18,236 18,936
CHF 27,195 27,215 28,165
CNY - 3,427 3,567
DKK - 3,544 3,714
EUR #26,239 26,449 27,739
GBP 31,092 31,102 32,272
HKD 3,107 3,117 3,312
JPY 155.83 155.98 165.53
KRW 16.19 16.39 20.19
LAK - 0.69 1.39
NOK - 2,215 2,335
NZD 14,779 14,789 15,369
SEK - 2,245 2,380
SGD 18,035 18,045 18,845
THB 632.42 672.42 700.42
USD #25,060 25,060 25,458
Cập nhật: 27/04/2024 20:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,158.00 25,458.00
EUR 26,649.00 26,756.00 27,949.00
GBP 31,017.00 31,204.00 32,174.00
HKD 3,173.00 3,186.00 3,290.00
CHF 27,229.00 27,338.00 28,186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16,234.00 16,299.00 16,798.00
SGD 18,295.00 18,368.00 18,912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18,214.00 18,287.00 18,828.00
NZD 14,866.00 15,367.00
KRW 17.65 19.29
Cập nhật: 27/04/2024 20:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25135 25135 25455
AUD 16392 16442 16947
CAD 18369 18419 18874
CHF 27560 27610 28172
CNY 0 3461.3 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26970 27020 27722
GBP 31472 31522 32177
HKD 0 3140 0
JPY 159.97 160.47 164.98
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0325 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14907 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18437 18487 19040
THB 0 645.7 0
TWD 0 779 0
XAU 8270000 8270000 8460000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 27/04/2024 20:00