Chây ì giá cước vận tải sẽ bị xử lý như thế nào?
![]() |
Ảnh minh hoạ. |
Theo giá xăng, cước vận tải giảm bao nhiêu là hợp lý? | |
Giá vận tải và hàng tiêu dùng “ngó lơ” với giá xăng | |
Hiệp hội Vận tải làm được tích sự gì? |
Thời gian gần đây, việc giá xăng dầu được điều chỉnh giảm liên tục nhưng giá cước vật tải lại không giảm đang gây bức xúc trong dư luận xã hội. Là nguyên liệu đầu vào chiếm tới 25 – 45% chi phí của ngành vận tải nhưng khi giá xăng dầu, giá cước vận tải vẫn “án binh bất động”.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) khi đề cập tới câu chuyện này đã thẳng thắn nêu quan điểm: Người tiêu dùng đang chịu thiệt không nhỏ từ mức cước vận tải bất hợp lý và quá cao. Xăng dầu giảm sâu, lẽ ra cước vận tải cũng phải giảm tương ứng thì mới đảm bảo công bằng với người tiêu dùng bởi chính họ đã chấp nhận việc cước vận tải tăng khi giá xăng dầu tăng.
Doanh nghiệp vận tải đang cố chây ì trục lợi từ giá xăng dầu giảm và đáng lo ngại hơn khi Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải dù đã có văn bản đề nghị giảm giá cước, yêu cầu doanh nghiệp đăng ký giảm giá cước... nhưng số lượng doanh nghiệp giảm giá cước rất khiêm tốn, và nếu có giảm thì lại giảm không tương xứng.
Dưới một góc độ khác, ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho hay: Theo quy định của Luật giá thì một trong những nguyên tắc quản lý giá là Nhà nước thực hiện quản lý giá theo cơ chế thị trường, tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Vì vậy, theo ông Tuấn, trong bối cảnh nhiên liệu là một yếu tố cấu thành chính của giá thành vận tải có xu hướng giảm, các đơn vị kinh doanh vận tải phải điều chỉnh giảm giá cước vận tải theo quy luật của thị trường. Trong trường hợp một số doanh nghiệp chưa giảm giá cước, cơ quan có thẩm quyền tại địa phương cần rà soát các đơn vị kinh doanh vận tải bằng ô tô trên địa bàn, căn cứ chênh lệch giá nhiên liệu thực tế và phương án giá các đơn vị đã kê khai liền kề để yêu cầu các đơn vị kê khai lại giá cước vận tải phù hợp với xu hướng giảm giá nhiên liệu từ đầu năm 2015 đến nay, đặc biệt là những đơn vị kinh doanh vận tải bằng ô tô đã kê khai tăng giá tại thời điểm giá xăng, dầu tăng trong những tháng đầu năm 2015 phải xem xét giảm ngay.
“Trường hợp những đơn vị này cố tình chây ì không giảm giá cước, để đảm bảo minh bạch, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra ngay, xử lý nghiêm theo quy định và công bố công khai để toàn xã hội và người tiêu dùng biết” – ông Tuấn nói.
Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay: Tính từ đầu năm 2015 đến nay, giá xăng Ron 92 được điều chỉnh tăng 4 lần với tổng mức tăng là 5.040 đồng/lít và điều chỉnh giảm 7 lần với tổng mức giảm 5.590 đồng/lít; dầu điêzen 0,05S điều chỉnh tăng 2 lần với tổng mức tăng 1.210 đồng/lít và điều chỉnh giảm 9 lần với tổng mức giảm 4.890 đồng/lít. Trong đó, kể từ tháng 7/2015 đến nay, giá xăng, dầu có xu hướng giảm khá rõ rệt (từ 04/7 đến nay, giá xăng, dầu được điều chỉnh giảm 5 đợt, xăng giảm 3.380 đ/lít, dầu điêzen 0,05S giảm 2.760 đ/lít). Như vậy, so với thời điểm đầu năm 2015 thì giá xăng Ron 92 giảm 550 đ/lít, điêzen 0,05S giảm 3.680 đ/lít. |
-
Chuyển đổi phương tiện giao thông xanh: Cần giải pháp mạnh mẽ
-
Tìm giải pháp chuyển đổi xanh trong ngành hàng hải Việt Nam
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao quyết định bổ nhiệm và giao nhiệm vụ cho 2 tân Bộ trưởng
-
Bộ trưởng Bộ GTVT được phê chuẩn giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính
-
Từ ngày 1/7, tổng kiểm tra và xử lý bến thủy nội địa không phép trên toàn quốc
-
Phân tích diễn biến thị trường dầu mỏ thế giới tuần qua
-
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Thiết lập cơ chế hỗ trợ và giám sát rõ ràng
-
Quy định mới về cơ chế phát triển các dự án nhiệt điện khí
-
Tin tức kinh tế ngày 10/5: Ngân hàng tích cực “bơm” vốn
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 5/5 - 10/5