Giá vận tải và hàng tiêu dùng “ngó lơ” với giá xăng
Vận tải container phải kê khai giá cước Ngày 3/2, Bộ Tài chính đã công bố kết quả sơ bộ công tác kiểm tra, nắm bắt tình hình giá cước vận tải ở một số tỉnh phía Nam, đồng thời yêu cầu các địa phương tiếp tục tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm. |
Trước tình hình xăng dầu nhiều lần điều chỉnh giảm mạnh trong thời gian qua, Sở Giao thông Vận tải TP HCM đã có văn bản yêu cầu các hãng taxi hoạt động trên địa bàn giảm giá cước. Tuy nhiên, mới đây Hiệp hội Taxi TP HCM mới thống nhất được sẽ giảm giá cước taxi
500 đồng/km bắt đầu từ ngày 8-9.
Khi các hãng taxi giảm giá cước nhỏ giọt thì cước vận tải hàng hóa và vận tải hành khách vẫn còn đang “trì hoãn” việc giảm giá. Anh Huỳnh Minh Thắng, chủ cửa hàng rau quả đường Lê Đức Thọ, quận Gò Vấp chia sẻ, xăng dầu nhiều lần giảm giá nhưng giá cước vận tải vẫn không đổi, mức trung bình vẫn là 800.000 đồng/tấn hàng từ Đà Lạt về TP HCM. “Khi giá xăng giảm tôi đã đề nghị hãng vận tải hàng cho mình giảm giá nhưng họ đưa ra nhiều lý do để không giảm, trong khi đó các hãng vẫn tải khác cũng giữ giá nên tôi đành chấp nhận giá cũ vì thuê ở đâu giá cũng vậy!” - anh Thắng bức xúc.
![]() |
Cước taxi tại TP HCM sẽ giảm 500 đồng/km từ ngày 8-9 |
Còn các hãng vận tải hành khách thì đưa ra lý do không giảm giá ngay được là do còn phải tính toán kỹ bởi giá cước không chỉ phụ thuộc vào giá xăng dầu mà còn nhiều chí phí khác như: phí bảo trì đường bộ, khấu hao xe, phí phục vụ…
Trong khi cước vận tải vẫn “cố thủ” thì hàng hóa tiêu dùng hầu như “thờ ơ” với giá xăng. Ghi nhận của phóng viên tại một số chợ trên địa bàn TP HCM như: chợ Nguyễn Tri Phương (quận 10), chợ Thiếc (quận 11)… giá cả các mặt hàng thực phẩm tươi sống hầu như không biến động. Cụ thể: Thịt lợn ba chỉ ở mức 90.000-95.000 đồng/kg, thịt lợn đùi 90.000 đồng/kg, cá bạc má 50.000-55.000 đồng/kg; các loại rau củ vẫn giữ nguyên giá.
Các tiểu thương lý giải, do cước vận tải không giảm nên hầu như giá xăng dầu không tác động đến các mặt hàng thiết yếu tại chợ. Giá cả hàng hóa lên, xuống chủ yếu do biến động của mùa vụ chứ ít khi ảnh hưởng bởi giá xăng dầu. Đồng thời, do sức mua yếu nên nếu giảm giá tiểu thương sẽ càng khó khăn hơn.
Chị Hiền, bán thịt lợn tại chợ Nguyễn Tri Phương cho hay, trước đây sức mua giảm cho nên giá thịt lợn cũng đã giảm khá sâu. Mức giá hiện nay là hợp lý để tiểu thương có lãi. Việc giảm giá cũng khó làm sức mua tăng lên nên giá cả hàng hóa hiện nay rất khó giảm.
Tương tự với tình trạng tại chợ truyền thống, hàng hóa trong hệ thống siêu thị cũng có phần dửng dưng với việc đi xuống của giá xăng dầu. Ông Hồ Quốc Nguyên, Giám đốc Quan hệ Công chúng hệ thống siêu thị Big C khẳng định: Ngoài hoạt động khuyến mại từ nhà cung cấp thì các mặt hàng tại siêu thị chưa có kế hoạch giảm theo giá xăng dầu. Một số siêu thị khác như: Maximax, Saigon Co.op cũng cho hay, chưa nhận được kế hoạch giảm giá hàng hóa theo giá xăng dầu từ các nhà phân phối. Và cơ cấu giá xăng dầu trong giá đầu vào sản phẩm tương đối nhỏ nên không ảnh hưởng lớn đến giá cả hàng hóa.
Bên cạnh đó, giá các mặt hàng ăn uống và dịch tại TP HCM lại đang tăng. Theo Cục Thống kê TP HCM, dù giá xăng, giá gas trên địa bàn giảm nhưng nhóm hàng ăn và dịch vụ vẫn giữ nguyên giá. Từ tháng 7 đến tháng 8, nhóm hàng này lại tiếp tục tăng giá thêm 0,1%.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhận định: Trước đây chỉ cần giá xăng dầu tăng thì ngay lập tức hàng hóa tăng theo với lý do chi phí hàng vận chuyển về các chợ tăng, nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng dựa vào đó tăng theo và đưa ra các lý do rất chính đáng! Tuy nhiên, khi giá xăng giảm liên tục thì tất cả đều im lặng, phải chờ các cơ quan ban ngành nhắc nhở nhiều lần mới nhúc nhắc giảm giá, thiếu sự chia sẻ với người tiêu dùng
Mai Phương
Năng lượng Mới 455
-
[E-Magazine] Giải pháp nào để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP trong các quý tiếp theo?
-
Giá dầu thế giới có thể giảm tới mức nào?
-
Tin tức kinh tế ngày 19/4: Việt Nam cần hơn 266 tỷ USD đầu tư vào ngành điện
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng