Khủng hoảng người tị nạn:

Châu Âu tự đưa mình vào tròng

07:00 | 09/04/2016

1,298 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Châu Âu đã sai lầm khi quyết định trao hết gánh nặng mang tên “người tị nạn” cho Thổ Nhĩ Kỳ vào thời điểm tổng thống nước này Recep Tayyip Erdoğan đang chẳng mặn mà gì với những lý tưởng của châu Âu.

Mới khi trước, các anh còn ra vẻ ta đây, giờ đây thì các anh lại quay ngoắt 180 độ nhờ vả vào chúng tôi, bọn tôi thừa nước đục thả câu thì có gì lạ đâu cơ chứ”- một nhà chức trách Thổ chẹp miệng cười và bảo tôi vậy khi chúng tôi đang trò chuyện.

Trong không gian êm đềm của một quán cà phê tại Paris, cuộc chuyện trò này khiến tôi nhớ lại một kỷ niệm thời xa xưa. Đó là vào mùa hè năm 1970, tại một khu chợ trời tại Istanbul, tôi bắt gặp một cuốn Kinh Coran cổ mà tôi rất muốn có và rồi sau đó, ngày qua ngày, tôi kỳ kéo trả giá với người bán đồ cổ vì tôi thật sự rất thích quyển kinh này. Đó là một quyển kinh không rõ nơi xuất xứ, rất bí ẩn với bìa sách còn tốt, chữ viết trên kinh là chữ viết tay với một nét bút rất đỗi thanh lịch. Cuối cùng thì tôi cũng mua được quyển kinh, tuy nhiên với cái giá không thấp hơn giá ban đầu là mấy.

Ngẫm nghĩ một chút về vấn đề, không khó để nhận ra rằng không thể nào có một cuộc thương lượng, mua bán sòng phẳng khi mà một bên, ở đây là tôi, lại tự đặt mình vào cái thế bị động và để cho bên còn lại nắm đằng chuôi như thế.

chau au tu dua minh vao trong
Hàng rào ngăn người di cư ở Áo

Lại nói về châu Âu, nếu như tôi để cho tình yêu món đồ cổ làm mờ mắt thì ở đây, người châu Âu lại vướng vào tình trạng tương tự: vấn đề người tị nạn, một vấn đề mà họ không biết, không muốn và không thể giải quyết được, một vấn đề mà họ tự tạo ra và giờ đây lại muốn “nhường” cho Thổ giải quyết, tự đặt mình vào thế dựa dẫm vào Thổ.

Liệu sau này, các nhà ngoại giao trong tương lai có nhớ về câu chuyện này để mà rút kinh nghiệm hay không? Một câu chuyện về một Liên minh châu Âu (EU) và một chuỗi những quyết định và cách hành xử sai lầm trong những tình huống tồi tệ nhất. Trước hết ta phải bàn về việc từ chối “nhìn nhận vấn đề” của các quốc gia phương Tây: một EU nổi tiếng là hòa đồng và giúp đỡ lẫn nhau, ấy thế mà chỉ mới 1 năm về trước thôi, lãnh đạo của một quốc gia vùng Ban-tích lại có thể thốt lên câu nói “Vấn đề người di cư không phải là chuyện của chúng tôi”. Vậy ý của họ thì đây là vấn để của riêng nước Ý và Hy Lạp mà thôi và để diễn đạt một cách thẳng thắn ý kiến của họ thì : “Chúng tôi cần các vị để chống đỡ nước Nga, song đừng trông mong gì ở chúng tôi về vấn đề người tị nạn”.

Olympic Rio 2016 sẽ có sự góp mặt của những người tị nạn

Những người tị nạn sẽ tham gia Thế vận hội mùa hè 2016 diễn ra tại Rio de Janeiro và sẽ diễu hành sau lá cờ thế vận hội tại lễ khai mạc. Thông báo trên đến từ Thomas Bach, Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC), sau chuyến thăm một trại tị nạn tại Athen của ông này.

Cụ thể: phái đoàn sẽ bao gồm khoảng 5-10 vận động viên cấp cao được chọn bởi IOC từ những người tị nạn. Tại lễ khai mạc Olympic, đội tuyển này sẽ diễu hành đi trước đội tuyển Brazil.

Mục đích của sự kiện là để “tạo niềm tin và hy vọng cho những người tị nạn và khiến thế giới phải chú ý hơn với số phận của 60 triệu người tị nạn trên toàn thế giới”, theo như lời của Chủ tịch IOC trong một cuộc họp báo.

Chỉ mới ngày hôm qua thôi người dân lục địa già còn chờ đợi trong hồi hộp sự dỡ bỏ của bức tường Berlin, họ vui mừng vì châu Âu cuối cùng đã nhập làm một thì “châu Âu bị chia cắt” của ngày hôm qua, theo như câu nói ví von của Milan Kundera, ngày hôm nay lại phải đối mặt với một vấn nạn mới, một sự chia cắt nội bộ mà người châu Âu đang áp đặt lên nhau vì quyền lợi cá nhân. Phải chăng vì muốn giống với người anh em Hungary của mình mà Áo, ngày qua ngày, đang dần thay đổi chương trình cứu trợ người tị nạn của mình sao cho giống với Hungary, sao cho cánh cổng đón chào người tị nạn phải càng ngày càng được khép lại.

Phải chăng các quốc gia châu Âu ngày nay chỉ biết ganh đua nhau xem ai là quốc gia sẽ tìm ra được giải pháp tối ưu hơn để hạn chế số lượng người tị nạn và qua đó càng ngày càng đi xa khỏi khuôn khổ luật lệ quốc tế?

Đã 71 năm kể từ ngày cơn ác mộng mang tên Thế chiến thứ II tan đi, ngày nay châu Âu phải đối đầu với

cơn bão người tị nạn lớn hơn bao giờ hết, một cơn bão đủ sức đánh tan lớp bụi dày trên bề mặt và phô ra cho toàn thế thế giới thấy những điểm yếu kém của chúng ta.

Ở Pháp, người ta không nhìn nhận vào sự thật đang diễn ra trước mắt họ: ở các vùng ngoại ô, trong khi hàng nghìn người tị nạn đang phải đối mặt với nắng, mưa và không có ai để yêu cầu sự giúp đỡ thì tại các thành phố lớn ta lại bắt gặp rất nhiều người trẻ tuổi trên khắp các tuyến phố dương cao lá cờ công đoàn và các khẩu hiệu để bảo vệ quyền lợi của cá nhân, một hành động hết sức vô bổ kèm theo đó là những chủ trương đáng chỉ trích. Lời hứa đón nhận 30.000 người tị nạn của nước Pháp liệu có phải chỉ là lời nói dối hay đơn giản là vì Pháp vẫn chưa tích cực suy nghĩ sâu về vấn đề này?

Vì quá ích kỷ và toan tính nên châu Âu đã tự đặt mình vào tròng. Dĩ nhiên là nước Đức của bà Merkel không phải là không đáng trách nhưng chúng ta cũng không thể thụ động và suốt ngày chỉ trích người khác không thôi. Cũng phải nhắc lại rằng, ý đồ “đổ hết công việc” lên đầu Thổ của EU là hết sức đáng lo ngại vì đây là một hành động bộc phát và thiếu suy nghĩ. Bài toán của EU với lời giải đáp đơn giản là Thổ Nhĩ Kỳ: EU đã bất lực trước cơn bão người tị nạn, thế nên chúng ta hãy “thuê” Thổ Nhĩ Kỳ gánh vác hết trọng trách, chúng ta sẽ trả lương hậu hĩnh, đáp ứng hết mọi yêu cầu của Thổ và ngoảnh mặt làm ngơ trước mọi nước đi của Thổ ?!

Trước đây, Thổ Nhĩ Kỳ cố gắng gia nhập EU và chúng ta lại đóng sầm cánh cửa với người hàng xóm này, hôm nay châu Âu lại hé mở cánh cổng này trước một Thổ Nhĩ Kỳ được lãnh đạo bởi một Recep Tayyip Erdoğan hiện đang chán ngắt lý tưởng của các nước EU. Giờ đây vị tống thống Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn có khả năng quay sang và nói với người dân của mình: “Các vị có lẽ không ưa gì tôi, các vị chê bai sự độc tài của tôi nhưng các vị nhìn mà xem, có ai khiến châu Âu phải quỵ lụy mình như tôi không?”.

Ngày 18-3-2016, EU và Thổ Nhĩ Kỳ nhất trí về một thỏa thuận “lịch sử” để hạn chế dòng người di cư đổ về châu Âu. Theo đó, toàn bộ người di cư “bất thường” từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Hy Lạp bắt đầu từ ngày 20-3 sẽ bị trục xuất ngược lại. Để đổi lại việc Ankara trở thành bức tường chặn dòng người từ Syria cùng nhiều nơi khác đổ về châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận hàng loạt sự nhượng bộ về tài chính và chính trị.

Theo đó, quá trình xem xét để Ankara trở thành thành viên EU được tăng tốc, khoản tiền hỗ trợ người tị nạn tăng gấp đôi lên 6,8 tỉ USD và miễn thị thực đi lại cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ đến khu vực Schengen ở châu Âu từ tháng 6-2016.

S.Phương

Năng lượng Mới 512