Cấp bách ban hành Luật xử lý nợ xấu

09:05 | 21/05/2023

61 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Nếu Luật về xử lý nợ xấu không được ban hành kịp thời sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tiến độ, hiệu quả xử lý nợ xấu, đồng thời sẽ kéo dài tiến trình cơ cấu lại các TCTD yếu kém.

Nhiều vướng mắc chưa được giải quyết

Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các Tổ chức tín dụng (TCTD) đã tạo ra hành lang pháp lý cho công tác xử lý nợ xấu của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Cấp bách ban hành Luật xử lý nợ xấu | DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH
Mặc dù Nghị quyết 42 đã đạt được những kết quả tích cực và góp phần quan trọng cơ cấu lại hệ thống các TCTD, nhưng đến nay thực tiễn đòi hỏi cần ban hành Luật về xử lý nợ xấu (ảnh: Quốc Tuấn)

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tôi, còn nhiều vướng mắc và nguyên nhân dẫn đến một số nhóm giải pháp xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 chưa được sử dụng, hoặc sử dụng hạn chế đó là:

Thứ nhất, về qui định hoàn trả vật chứng trong vụ án hình sự là tài sản bảo đảm (TSBĐ) của khoản nợ xấu, phụ thuộc nhiều vào quan điểm của cơ quan tiến hành tố tụng, dẫn đến các tổ chức tín dụng rất chậm nhận được tài sản bảo đảm để xử lý, thu hồi nợ đối với các khoản nợ xấu.

Thứ hai, về quy định thu giữ TSBĐ của khoản nợ xấu. Tại Điều 7 Nghị quyết 42 quy định: “Tại hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm đồng ý cho tổ chức tín dụng có quyền thu giữ tài sản bảo đảm…”. Nhưng các hợp đồng bảo đảm được ký kết trước thời điểm Nghị quyết số 42 có hiệu lực đều không quy định trực tiếp nội dung này (vì tại thời điểm hợp đồng được ký kết thì Nghị định 163/2006/NĐ-Chính phủ không quy định nội dung này).

Do vậy, để đủ điều kiện áp dụng quyền thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định trên, các tổ chức tín dụng phải đàm phán lại với bên vay, bên bảo đảm để ký lại hợp đồng bảo đảm có điều khoản thu giữ. Song, khách hàng thường không hợp tác nên các tổ chức tín dụng rất khó để thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm.

Thứ ba, về qui định bán, chuyển nhượng TSBĐ của khoản nợ xấu. Để bán, chuyển nhượng TSBĐ là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, dự án bất động sản thì việc đăng ký thay đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, dự án bất động sản là rất quan trọng.

Tuy nhiên trong quá trình xử lý nợ xấu, hầu hết các chủ tài sản đều không hợp tác... Do đó, TCTD đề xuất sử dụng Biên bản thu giữ thay cho văn bản về việc bàn giao tài sản thế chấp/văn bản về việc bàn giao tài sản mua bán nợ nhưng không được Văn phòng đăng ký đất đai chấp thuận. Từ đó dẫn đến các bên liên quan không thực hiện được việc chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản cho bên mua tài sản.

Thứ, quy định về áp dụng thủ tục rút gọn. Hiện nay, số lượng các vụ việc xử lý nợ xấu thông qua thủ tục rút gọn tại Tòa án rất hạn chế, điều này phần nào ảnh hưởng đến kết quả xử lý nợ xấu nói chung.

Thứ năm, quy định về nộp thuế khi chuyển nhượng. Việc phải nộp các khoản thuế trước khi thực hiện nghĩa vụ ưu tiên thanh toán cho bên nhận bảo đảm là TCTD đã làm giảm số tiền thu hồi nợ của TCTD, nhiều trường hợp số tiền bán TSBĐ không đủ thu hồi nợ cho TCTD nhưng TCTD vẫn phải nộp thuế, gây khó khăn cho cả bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi chủ nợ có bảo đảm là TCTD.

Thứ sáu, về cơ chế tiếp cận thông tin về tình trạng TSBĐ (quy định tại Điều 7 Nghị quyết số 42). Hiện nay Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự không có hệ thống dữ liệu cho phép các TCTD trích xuất, tra cứu thông tin tài sản có liên quan đến vụ việc đang được thụ lý giải quyết.

Đồng thời, cũng chưa có hướng dẫn về cơ chế xác định tài sản nào đang tranh chấp, tài sản nào đang phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, dẫn đến cách hiểu về tài sản tranh chấp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng tại nhiều nơi, nhiều cấp khác nhau, gây khó khăn khi áp dụng các biện pháp xử lý tài sản.

Thứ bảy, quy định về cơ chế thẩm định giá TSBĐ. Việc thẩm định giá khoản nợ đang được các tổ chức thẩm định giá áp dụng theo Hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam (được áp dụng chung cho thẩm định giá các loại tài sản) nên khi định giá các khoản nợ, đôi khi việc vận dụng của các tổ chức thẩm định giá là khác nhau, gây khó khăn cho các bên trong việc lựa chọn mức giá tham khảo làm cơ sở xác định mức giá khởi điểm trong giao dịch mua bán nợ.

Thứ tám, về cơ chế phối hợp khi thực thi Nghị quyết 42. Mặc dù đã có Quy chế phối hợp giữa NHNN và Bộ Tư pháp về hoạt động thi hành án dân sự, song tại một số địa phương do nhiều nguyên nhân khác nhau, hoạt động thi hành án ngân hàng còn chưa thật sự hiệu quả, nhiều vụ việc kéo dài… phát sinh nhiều chi phí cho TCTD xử lý nợ.

Thứ chín, xung đột với một số luật khác hay thiếu văn bản pháp lý có liên quan như Luật Khoáng sản, quy định cụ thể về định giá khoản nơ trên thị trường mua bán nợ, quy định của pháp luật về thi hành án ở các địa phương khác nhau, hay vướng mắc về thực hiện thu giữ TSBĐ là nhà ở hoặc công trình gắn liền với đất (nhà xưởng, nhà kho, máy móc, thiết bị)...

Khuyến nghị giải pháp

Mặc dù Nghị quyết 42 đã đạt được những kết quả tích cực và góp phần quan trọng cơ cấu lại hệ thống các TCTD, nhưng đến nay thực tiễn đòi hỏi cần ban hành Luật về xử lý nợ xấu; hoặc đưa vào một số điều khoản trong Luật sửa đổi, bổ sung Luật các TCTD năm 2010. Nếu Luật không được ban hành kịp thời sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tiến độ, hiệu quả xử lý nợ xấu, đồng thời sẽ kéo dài tiến trình cơ cấu lại các TCTD yếu kém.

Cấp bách ban hành Luật xử lý nợ xấu | DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH
Cần bổ sung các qui định về định giá và thẩm định giá đối với tài sản đảm bảo

Từ những vấn đề phân tích ở trên, để luật hóa xử lý nợ xấu, tạo môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch, đồng bộ cho vấn đề này, tôi cũng nhấn mạnh một số nội dung chính cần sửa đổi, bổ sung mới trong văn bản Luật hóa tới đây như sau:

Một là, cụ thể hóa chính sách về quyền thu giữ (trong quyền phát mại) tài sản đảm bảo của TCTD, sẽ giúp giảm các vụ việc phải giải quyết tại tòa án, rút ngắn được quá trình xử lý tài sản bảo đảm, qua đó giảm thiểu chi phí cho Nhà nước và TCTD, tối đa hóa giá trị thu nợ từ tài sản bảo đảm, giảm nợ xấu của hệ thống TCTD.

Hai, bổ sung các qui định về định giá và thẩm định giá đối với tài sản đảm bảo. Việc xác định giá trị của tài sản đảm bảo được TCTD thực hiện thường xuyên trong suốt thời hạn tín dụng. Tuy nhiên đến khi TCTD phải phát mại, khách hàng thường không đồng thuận. Tài sản đảm bảo trong hoạt động tín dụng ngày càng đa dạng về chủng loại, tồn tại ở nhiều vùng địa lý khác nhau, nhiều tài sản đảm bảo không có thị trường mua bán rõ ràng để đối sách. Thực tế, có tài sản đảm bảo, TCTD phải phát mại nhiều lần, tốn chi phí, kéo dài thời gian do qui định không hợp lý trong định giá và thẩm định giá. Luật cần qui định “ khung” về định giá, và cho phép TCTD cùng khách hàng thỏa thuận về phương án định giá tài sản đảm bảo ngay từ khi ký hợp đồng tài sản đảm bảo.

Ba, tiếp tục duy trì chính sách về thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm làm tăng khả năng thu hồi nợ của các TCTD, giảm áp lực tài chính cho TCTD trong quá trình xử lý nợ xấu, bảo đảm nguyên tắc khi xử lý tài sản bảo đảm phải ưu tiên thanh toán cho bên nhận tài sản bảo đảm.

Bốn, khắc phục toàn bộ những vướng mắc, xung đột với các luật, văn bản pháp quy khác nêu ở phần trên. Quốc hội cần quy định một điều khoản cụ thể theo hướng được ưu tiên xử lý nợ, xử lý TSĐB, quyền khai thác TSĐB của TCTD khi đang bị vướng với các Luật khác.

Đến nay, việc Luật hóa các quy định của Nghị quyết 42 dưới hình thức ban hành một Luật về xử lý nợ xấu, hay đưa vào một số điều của Luật các TCTD sửa đổi, bổ sung mang tính cấp bách. Luật về xử lý nợ xấu sẽ kế thừa các quy định của Nghị quyết 42 còn phù hợp và sửa đổi, bổ sung các nội dung khác để phù hợp với thực tiễn hoạt động xử lý nợ xấu, khắc phục những khó khăn, bất cập khi thực hiện Nghị quyết 42, góp phần đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu của TCTD.

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp

Thực trạng nợ xấu đang ở mức nào?

Thực trạng nợ xấu đang ở mức nào?

Tại hội thảo "Vấn đề xử lý nợ xấu trong Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)", ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng (VNBA) cho biết, thực trạng nợ xấu của các tổ chức tín dụng hiện nay rất đáng lo ngại, trong bối cảnh doanh nghiệp rất khó khăn, kinh tế toàn cầu có biểu hiện suy thoái.

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,000 84,000
AVPL/SJC HCM 82,000 84,000
AVPL/SJC ĐN 82,000 84,000
Nguyên liệu 9999 - HN 73,450 74,400
Nguyên liệu 999 - HN 73,350 74,300
AVPL/SJC Cần Thơ 82,000 84,000
Cập nhật: 25/04/2024 07:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.000 74.800
TPHCM - SJC 82.300 84.300
Hà Nội - PNJ 73.000 74.800
Hà Nội - SJC 82.300 84.300
Đà Nẵng - PNJ 73.000 74.800
Đà Nẵng - SJC 82.300 84.300
Miền Tây - PNJ 73.000 74.800
Miền Tây - SJC 82.500 84.500
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.000 74.800
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 84.300
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.000
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 84.300
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.000
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 72.900 73.700
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.030 55.430
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 41.870 43.270
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.410 30.810
Cập nhật: 25/04/2024 07:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,320 7,525
Trang sức 99.9 7,310 7,515
NL 99.99 7,315
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,295
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,385 7,555
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,385 7,555
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,385 7,555
Miếng SJC Thái Bình 8,240 8,440
Miếng SJC Nghệ An 8,240 8,440
Miếng SJC Hà Nội 8,240 8,440
Cập nhật: 25/04/2024 07:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 82,500 84,500
SJC 5c 82,500 84,520
SJC 2c, 1C, 5 phân 82,500 84,530
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,100 74,900
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,100 75,000
Nữ Trang 99.99% 72,900 74,100
Nữ Trang 99% 71,366 73,366
Nữ Trang 68% 48,043 50,543
Nữ Trang 41.7% 28,553 31,053
Cập nhật: 25/04/2024 07:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,099.42 16,262.04 16,783.75
CAD 18,096.99 18,279.79 18,866.22
CHF 27,081.15 27,354.69 28,232.26
CNY 3,433.36 3,468.04 3,579.84
DKK - 3,572.53 3,709.33
EUR 26,449.58 26,716.75 27,899.85
GBP 30,768.34 31,079.13 32,076.18
HKD 3,160.05 3,191.97 3,294.37
INR - 304.10 316.25
JPY 159.03 160.63 168.31
KRW 16.01 17.78 19.40
KWD - 82,264.83 85,553.65
MYR - 5,261.46 5,376.21
NOK - 2,279.06 2,375.82
RUB - 261.17 289.12
SAR - 6,753.41 7,023.40
SEK - 2,294.19 2,391.60
SGD 18,200.78 18,384.62 18,974.42
THB 606.76 674.18 700.00
USD 25,147.00 25,177.00 25,487.00
Cập nhật: 25/04/2024 07:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,190 16,210 16,810
CAD 18,233 18,243 18,943
CHF 27,265 27,285 28,235
CNY - 3,437 3,577
DKK - 3,555 3,725
EUR #26,328 26,538 27,828
GBP 31,106 31,116 32,286
HKD 3,115 3,125 3,320
JPY 159.49 159.64 169.19
KRW 16.28 16.48 20.28
LAK - 0.7 1.4
NOK - 2,231 2,351
NZD 14,821 14,831 15,411
SEK - 2,259 2,394
SGD 18,102 18,112 18,912
THB 632.14 672.14 700.14
USD #25,135 25,135 25,487
Cập nhật: 25/04/2024 07:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,185.00 25,187.00 25,487.00
EUR 26,723.00 26,830.00 28,048.00
GBP 31,041.00 31,228.00 3,224.00
HKD 3,184.00 3,197.00 3,304.00
CHF 27,391.00 27,501.00 28,375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16,226.00 16,291.00 16,803.00
SGD 18,366.00 18,440.00 19,000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18,295.00 18,368.00 18,925.00
NZD 14,879.00 15,393.00
KRW 17.79 19.46
Cập nhật: 25/04/2024 07:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25195 25195 25487
AUD 16325 16375 16880
CAD 18364 18414 18869
CHF 27519 27569 28131
CNY 0 3469.6 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26892 26942 27645
GBP 31326 31376 32034
HKD 0 3140 0
JPY 161.93 162.43 166.97
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0346 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14885 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18459 18509 19066
THB 0 646 0
TWD 0 779 0
XAU 8230000 8230000 8400000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 25/04/2024 07:00